Theo thống kê của Không quân Mỹ, lực lượng này thực hiện khoảng 800.000 phi vụ bay mỗi năm. Con số này bao gồm cả số lượng các chuyến bay tập luyện, bay tuần tra do thám hay bay làm nhiệm vụ chiến đấu. Nguồn ảnh: USAF.800.000 chuyến bay mỗi năm tương đương với khoảng 2000 phi vụ bay mỗi ngày trên khắp thế giới - một con số kỷ lục mà ít có lực lượng không quân nào đạt được. Nguồn ảnh: USAF.Số lượng phi vụ bay khổng lồ này cũng ngốn của Không quân Mỹ khoảng gần 8 tỷ lít nhiên liệu máy bay mỗi năm, biến Không quân Mỹ thành lực lượng "ngốn xăng" nhất trong các cánh quân của Quân đội Mỹ. Nguồn ảnh: USAF.Vấn đề là các căn cứ quân sự, các máy bay của Không quân Mỹ không được đặt trong cùng một khu vực mà đặt rải rác khắp thế giới - đồng nghĩa với việc 8 tỷ lít xăng dầu sẽ phải "ngao du thiên hạ" để tới được nơi cần. Nguồn ảnh: USAF.Đây là một gánh nặng rất lớn đối với hệ thống hậu cần của quân đội Mỹ. Dù rằng Mỹ hoàn toàn có thể mua nhiên liệu ở ngay tại các quốc gia có lực lượng này đang đóng quân, tuy nhiên việc tự chủ được nhiên liệu luôn là yêu cầu cao nhất với đội quân này. Nguồn ảnh: USAF.Tướng George Patton của Mỹ từng có câu nói nổi tiếng trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, đó là "Lính có thể gặm cỏ để chiến đấu, nhưng xe tăng của tôi cần xăng!". Điều này hoàn toàn đúng ngay cả với thế kỷ 21 và nhấn mạnh được tầm quan trọng của lực lượng hậu cần. Nguồn ảnh: USAF.Mang được xăng từ "nhà" đến "chiến trường" đã là một điều khó khăn, việc lưu trữ và bảo quản số nhiên liệu, xăng dầu này cũng là cả một vấn đề vô cùng khó khăn. Nguồn ảnh: USAF.Ước tính chỉ tính riêng ở Iraq và Afghanistan, 30% số lượng thương vong của lính Mỹ là do các vụ tấn công vào đoàn xe chở nhiên liệu. Để tối ưu hoá chi phí, chở nhiên liệu bằng đường thuỷ và đường bộ được cho là rẻ nhất. Tuy nhiên tuyến đường này cũng nguy hiểm bậc nhất và khiến đoàn xe nhiên liệu có thể "cháy sáng" bất cứ lúc nào. Nguồn ảnh: USAF.Ở thời điểm hiện tại, không chỉ Mỹ mà quân đội khắp thế giới vẫn đang sử dụng các chiến thuật, học thuyết hậu cần, kho vận theo kiểu cũ. Kiểu hậu cần này dù "chắc ăn" do đã được lịch sử chứng minh nhưng càng ngày càng kéo theo nhiều vấn đề, nhất là khi quy mô của phương tiện cơ giới và máy bay ngày càng nhiều trong khi đó xe chở xăng và tàu chở dầu vẫn có kích thước... na ná với cách đây nửa thế kỷ. Nguồn ảnh: USAF.Không sớm thì muộn, một phương thức vận tải hậu cần hiện đại và hiệu quả hơn - ít nhất là với xăng dầu - sẽ được cho ra đời. Tất nhiên, Không quân Mỹ sẽ là lực lượng cần có "chiến thuật" hậu cần mới càng nhanh càng tốt để có thể tải được gánh nặng hậu cần càng ngày càng lớn của lực lượng này. Nguồn ảnh: USAF.Mời độc giả xem Video: Không quân Mỹ thực hiện nhiệm vụ tiếp liệu trên không.
Theo thống kê của Không quân Mỹ, lực lượng này thực hiện khoảng 800.000 phi vụ bay mỗi năm. Con số này bao gồm cả số lượng các chuyến bay tập luyện, bay tuần tra do thám hay bay làm nhiệm vụ chiến đấu. Nguồn ảnh: USAF.
800.000 chuyến bay mỗi năm tương đương với khoảng 2000 phi vụ bay mỗi ngày trên khắp thế giới - một con số kỷ lục mà ít có lực lượng không quân nào đạt được. Nguồn ảnh: USAF.
Số lượng phi vụ bay khổng lồ này cũng ngốn của Không quân Mỹ khoảng gần 8 tỷ lít nhiên liệu máy bay mỗi năm, biến Không quân Mỹ thành lực lượng "ngốn xăng" nhất trong các cánh quân của Quân đội Mỹ. Nguồn ảnh: USAF.
Vấn đề là các căn cứ quân sự, các máy bay của Không quân Mỹ không được đặt trong cùng một khu vực mà đặt rải rác khắp thế giới - đồng nghĩa với việc 8 tỷ lít xăng dầu sẽ phải "ngao du thiên hạ" để tới được nơi cần. Nguồn ảnh: USAF.
Đây là một gánh nặng rất lớn đối với hệ thống hậu cần của quân đội Mỹ. Dù rằng Mỹ hoàn toàn có thể mua nhiên liệu ở ngay tại các quốc gia có lực lượng này đang đóng quân, tuy nhiên việc tự chủ được nhiên liệu luôn là yêu cầu cao nhất với đội quân này. Nguồn ảnh: USAF.
Tướng George Patton của Mỹ từng có câu nói nổi tiếng trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, đó là "Lính có thể gặm cỏ để chiến đấu, nhưng xe tăng của tôi cần xăng!". Điều này hoàn toàn đúng ngay cả với thế kỷ 21 và nhấn mạnh được tầm quan trọng của lực lượng hậu cần. Nguồn ảnh: USAF.
Mang được xăng từ "nhà" đến "chiến trường" đã là một điều khó khăn, việc lưu trữ và bảo quản số nhiên liệu, xăng dầu này cũng là cả một vấn đề vô cùng khó khăn. Nguồn ảnh: USAF.
Ước tính chỉ tính riêng ở Iraq và Afghanistan, 30% số lượng thương vong của lính Mỹ là do các vụ tấn công vào đoàn xe chở nhiên liệu. Để tối ưu hoá chi phí, chở nhiên liệu bằng đường thuỷ và đường bộ được cho là rẻ nhất. Tuy nhiên tuyến đường này cũng nguy hiểm bậc nhất và khiến đoàn xe nhiên liệu có thể "cháy sáng" bất cứ lúc nào. Nguồn ảnh: USAF.
Ở thời điểm hiện tại, không chỉ Mỹ mà quân đội khắp thế giới vẫn đang sử dụng các chiến thuật, học thuyết hậu cần, kho vận theo kiểu cũ. Kiểu hậu cần này dù "chắc ăn" do đã được lịch sử chứng minh nhưng càng ngày càng kéo theo nhiều vấn đề, nhất là khi quy mô của phương tiện cơ giới và máy bay ngày càng nhiều trong khi đó xe chở xăng và tàu chở dầu vẫn có kích thước... na ná với cách đây nửa thế kỷ. Nguồn ảnh: USAF.
Không sớm thì muộn, một phương thức vận tải hậu cần hiện đại và hiệu quả hơn - ít nhất là với xăng dầu - sẽ được cho ra đời. Tất nhiên, Không quân Mỹ sẽ là lực lượng cần có "chiến thuật" hậu cần mới càng nhanh càng tốt để có thể tải được gánh nặng hậu cần càng ngày càng lớn của lực lượng này. Nguồn ảnh: USAF.
Mời độc giả xem Video: Không quân Mỹ thực hiện nhiệm vụ tiếp liệu trên không.