Trong khuôn khổ triển lãm hàng không quốc tế Chu Hải 2018, tiêm kích tàng hình J-20 Trung Quốc đã có man phô diễn sức mạnh khá ấn tượng khi bay ở độ cao cực thấp mở khoang chứa vũ khí và khoe toàn bộ số tên lửa bên trong thân khi đang bay. Ảnh: Haohanfw.Theo hình ảnh đăng trên các trang mạng Trung Quốc, mỗi chiếc J-20 gắn 2 tên lửa PL-10 ở 2 bên hông. Tên lửa này được lắp trong 2 khoang nhỏ bên hông động cơ. Tuy nhiên, chúng được gắn bên ngoài để tượng trưng. Ảnh: Haohanfw.PL-10 là loại tên lửa không đối không tầm ngắn dẫn đường hồng ngoại được chế tạo dựa trên tên lửa Alenia Aspide của Italy. Nó có tầm từ 18-60 km tùy thuộc phiên bản. Ảnh: Haohanfw.Khoang vũ khí chính dưới bụng gắn 4 tên lửa không đối không tầm xa, có thể là loại PL-15. Đây là loại tên lửa mới được phát triển ở Trung Quốc trong những năm gần đây. Ảnh: Haohanfw.Tên lửa PL-15 được giới thiệu có tầm bắn lên đến 300 km, tương đương với tên lửa không đối không tầm siêu xa R-37 của Nga. Tuy nhiên, một số chuyên gia quân sự cho rằng dựa vào kích thước của PL-15, tầm bắn của nó chỉ khoảng hơn 100 km. Ảnh: Chenxiaophotos.Một số người đam mê quân sự ở Trung Quốc cho rằng tên lửa PL-15 tương đương, thậm chí vượt trội so với tên lửa không đối không chủ lực của Mỹ là AIM-120 AMRAAM. Tuy nhiên, tính năng của PL-15 vẫn chưa hề được kiểm chứng. Ảnh: Chenxiaophotos.J-20 có khả năng mang tổng cộng 6 tên lửa, gồm 2 tên lửa tầm ngắn và 4 tên lửa tầm xa. Trong khi đó F-22 của Mỹ có thể mang theo 6 tên lửa tầm xa và 2 tên lửa tầm ngắn. Dù trọng lượng và kích thước của J-20 lớn hơn F-22. Ảnh: Haohanfw.Việc J-20 bay biểu diễn với vũ khí bên trong cho thấy tiêm kích này dường như đã sẵn sàng xung trận. Không quân Trung Quốc từng cho tiêm kích này tập trận với các chiến đấu cơ khác, tuy nhiên chưa có hình ảnh J-20 thử nghiệm vũ khí được công bố. Ảnh: Haohanfw.Đây là lần đầu tiên J-20 mang đầy đủ vũ khí bay biểu diễn tại một sự kiện công cộng. Tuy nhiên việc mang theo quá ít tên lửa có thể trở thành hạn chế của J-20 trong việc duy trì khả năng tác chiến của chiến đấu cơ tàng hình này trong những nhiệm vụ tầm xa hoặc khi phải đối đầu với số kẻ thù đông hơn trên không. Ảnh: Sina.Bắc Kinh có thể muốn ngụ ý rằng vũ khí chủ lực và hiện đại nhất của họ đã sẵn sàng chiến đấu. Tuy nhiên, J-20 bay tại triển lãm Chu Hải vẫn sử dụng động cơ AL-31F của Nga. Động cơ WS-15 chế tạo trong nước không đạt chất lượng như dự kiến. Ảnh: Bassman1.Mời đọc giả xem video: J-20 Trung Quốc ngửa bụng khoe tên lửa tại triển lãm Chu Hải 2018. (nguồn New China TV)
Trong khuôn khổ triển lãm hàng không quốc tế Chu Hải 2018, tiêm kích tàng hình J-20 Trung Quốc đã có man phô diễn sức mạnh khá ấn tượng khi bay ở độ cao cực thấp mở khoang chứa vũ khí và khoe toàn bộ số tên lửa bên trong thân khi đang bay. Ảnh: Haohanfw.
Theo hình ảnh đăng trên các trang mạng Trung Quốc, mỗi chiếc J-20 gắn 2 tên lửa PL-10 ở 2 bên hông. Tên lửa này được lắp trong 2 khoang nhỏ bên hông động cơ. Tuy nhiên, chúng được gắn bên ngoài để tượng trưng. Ảnh: Haohanfw.
PL-10 là loại tên lửa không đối không tầm ngắn dẫn đường hồng ngoại được chế tạo dựa trên tên lửa Alenia Aspide của Italy. Nó có tầm từ 18-60 km tùy thuộc phiên bản. Ảnh: Haohanfw.
Khoang vũ khí chính dưới bụng gắn 4 tên lửa không đối không tầm xa, có thể là loại PL-15. Đây là loại tên lửa mới được phát triển ở Trung Quốc trong những năm gần đây. Ảnh: Haohanfw.
Tên lửa PL-15 được giới thiệu có tầm bắn lên đến 300 km, tương đương với tên lửa không đối không tầm siêu xa R-37 của Nga. Tuy nhiên, một số chuyên gia quân sự cho rằng dựa vào kích thước của PL-15, tầm bắn của nó chỉ khoảng hơn 100 km. Ảnh: Chenxiaophotos.
Một số người đam mê quân sự ở Trung Quốc cho rằng tên lửa PL-15 tương đương, thậm chí vượt trội so với tên lửa không đối không chủ lực của Mỹ là AIM-120 AMRAAM. Tuy nhiên, tính năng của PL-15 vẫn chưa hề được kiểm chứng. Ảnh: Chenxiaophotos.
J-20 có khả năng mang tổng cộng 6 tên lửa, gồm 2 tên lửa tầm ngắn và 4 tên lửa tầm xa. Trong khi đó F-22 của Mỹ có thể mang theo 6 tên lửa tầm xa và 2 tên lửa tầm ngắn. Dù trọng lượng và kích thước của J-20 lớn hơn F-22. Ảnh: Haohanfw.
Việc J-20 bay biểu diễn với vũ khí bên trong cho thấy tiêm kích này dường như đã sẵn sàng xung trận. Không quân Trung Quốc từng cho tiêm kích này tập trận với các chiến đấu cơ khác, tuy nhiên chưa có hình ảnh J-20 thử nghiệm vũ khí được công bố. Ảnh: Haohanfw.
Đây là lần đầu tiên J-20 mang đầy đủ vũ khí bay biểu diễn tại một sự kiện công cộng. Tuy nhiên việc mang theo quá ít tên lửa có thể trở thành hạn chế của J-20 trong việc duy trì khả năng tác chiến của chiến đấu cơ tàng hình này trong những nhiệm vụ tầm xa hoặc khi phải đối đầu với số kẻ thù đông hơn trên không. Ảnh: Sina.
Bắc Kinh có thể muốn ngụ ý rằng vũ khí chủ lực và hiện đại nhất của họ đã sẵn sàng chiến đấu. Tuy nhiên, J-20 bay tại triển lãm Chu Hải vẫn sử dụng động cơ AL-31F của Nga. Động cơ WS-15 chế tạo trong nước không đạt chất lượng như dự kiến. Ảnh: Bassman1.
Mời đọc giả xem video: J-20 Trung Quốc ngửa bụng khoe tên lửa tại triển lãm Chu Hải 2018. (nguồn New China TV)