Có tên mã Poslannik (Sứ giả hoặc Đặc phái viên trong tiếng Nga), máy bay ném bom tàng hình PAK DA chính là "món đồ chơi" mới nhất của Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga.Đây là oanh tạc cơ chiến lược tàng hình, tầm xa nhằm mục đích thay thế máy bay ném bom Tu-95 Bear đã cũ. Poslannik có tầm hoạt động dự kiến 12.000 km và có thể bay liên tục trong 30 giờ khi mang theo đầu đạn hạt nhân.Con chim chiến mới của Nga hơi chậm chạp, nó không thể đạt tới tốc độ siêu âm. Tuy nhiên, theo các nhà thiết kế của PAK DA, họ ít chú trọng đến tốc độ mà tập trung nhiều hơn vào khả năng tàng hình.Trên thực tế, các công trình sư lập luận rằng tốc độ chậm của máy bay cho phép nó mang theo trọng tải lớn hơn, không chỉ bao gồm vũ khí hạt nhân mà còn cả tên lửa siêu thanh cải tiến của Nga.Máy bay ném bom Poslannik được đồn đại có tải trọng 30 tấn, vượt xa chiếc B-2 của Không quân Mỹ. Trên thực tế, PAK DA có những yếu tố mà giới chuyên gia quân sự nhận thấy ngay là nó học hỏi từ oanh tạc cơ của Mỹ.Giống như B-2 Spirit, PAK DA được chỉ huy bởi một hệ thống máy tính tinh vi và mạnh mẽ, có thể thực hiện mọi việc từ duy trì quyền kiểm soát chuyến bay, đến theo dõi chuyển động của kẻ thù.Các nhà thiết kế tại Tupolev tin rằng công nghệ tàng hình vượt trội của PAK DA cùng với khả năng phóng vũ khí siêu thanh sẽ loại bỏ nhu cầu vượt qua hệ thống phòng không của đối phương.Mặc dù vậy, cần lưu ý rằng một vấn đề dai dẳng trong thiết kế máy bay ném bom của Nga là động cơ, đây cũng là điểm nghẽn của dự án tiêm kích tàng hình thế hệ thứ năm Su-57 Felon.Trông giống thứ gì đó mà một nhân vật phản diện trong truyện tranh Marvel sẽ sử dụng, Tupolev PAK DA có lẽ là nỗ lực tốt nhất của Nga trong việc sử dụng công nghệ tàng hình. Chữ “có lẽ” được sử dụng vì nó vẫn chưa cất cánh.Các nguồn tin của Nga cho biết Moskva có kế hoạch triển khai PAK DA (Poslannik) trong các hoạt động tác chiến vào khoảng năm 2027, nhưng hầu hết đều thừa nhận rằng thời gian trên là quá lạc quan.Vấn đề đặt ra đối với Nga là thời gian triển khai máy bay ném bom tàng hình càng kéo dài, thì lỗ hổng trong năng lực tấn công trên không của không quân nước này lại càng lớn.Hiện tại, Nga đã nâng cấp máy bay ném bom Tu-160 “Thiên nga trắng” để tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ quan trọng, mặc dù những máy bay này không có tính năng tàng hình. Điều này dẫn đến một số suy đoán ở phương Tây là PAK DA sẽ không bao giờ bay.Đối mặt với sự chậm trễ trong 17 năm (và vẫn đang tiếp tục tăng), bất kể tiến bộ nào đã đạt được của dự án cũng đã trở nên dần lạc hậu với tốc độ phát triển của khoa học kỹ thuật ngày nay.Hiện tại, Mỹ không chỉ vượt qua Nga với màn trình diễn thành công của máy bay ném bom B-21 , mà Trung Quốc cũng đã có oanh tạc cơ tàng hình tầm xa của riêng họ - chiếc H-20.Nhưng một điều có lợi cho Nga là thực tế cuộc chiến tranh Ukraine đã buộc nền công nghiệp nước này phải bước vào tình trạng thời chiến, tức là mọi nỗ lực đều được tập trung cho quốc phòng.Với những yêu cầu từ chiến trường hiện nay, chắc chắn người Nga sẽ phải ưu tiên chế tạo máy bay ném bom tàng hình PAK DA của mình để có thể vượt qua các hệ thống tên lửa phòng không phương Tây.Thực tế những gì diễn ra hiện nay đã khiến phương Tây đi tới kết luận đừng nên xem nhẹ người Nga, bởi giới chính trị gia từng dự đoán về "sự sụp đổ" của Moskva chỉ sau 1 - 2 năm chiến tranh, nhưng điều này vẫn chưa đến.Nếu dồn toàn lực phát triển, và thậm chí vừa sử dụng vừa hoàn thiện thiết kế, đến một lúc nào đó, Nga sẽ có máy bay ném bom tàng hình PAK DA phù hợp với yêu cầu của họ.
Có tên mã Poslannik (Sứ giả hoặc Đặc phái viên trong tiếng Nga), máy bay ném bom tàng hình PAK DA chính là "món đồ chơi" mới nhất của Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga.
Đây là oanh tạc cơ chiến lược tàng hình, tầm xa nhằm mục đích thay thế máy bay ném bom Tu-95 Bear đã cũ. Poslannik có tầm hoạt động dự kiến 12.000 km và có thể bay liên tục trong 30 giờ khi mang theo đầu đạn hạt nhân.
Con chim chiến mới của Nga hơi chậm chạp, nó không thể đạt tới tốc độ siêu âm. Tuy nhiên, theo các nhà thiết kế của PAK DA, họ ít chú trọng đến tốc độ mà tập trung nhiều hơn vào khả năng tàng hình.
Trên thực tế, các công trình sư lập luận rằng tốc độ chậm của máy bay cho phép nó mang theo trọng tải lớn hơn, không chỉ bao gồm vũ khí hạt nhân mà còn cả tên lửa siêu thanh cải tiến của Nga.
Máy bay ném bom Poslannik được đồn đại có tải trọng 30 tấn, vượt xa chiếc B-2 của Không quân Mỹ. Trên thực tế, PAK DA có những yếu tố mà giới chuyên gia quân sự nhận thấy ngay là nó học hỏi từ oanh tạc cơ của Mỹ.
Giống như B-2 Spirit, PAK DA được chỉ huy bởi một hệ thống máy tính tinh vi và mạnh mẽ, có thể thực hiện mọi việc từ duy trì quyền kiểm soát chuyến bay, đến theo dõi chuyển động của kẻ thù.
Các nhà thiết kế tại Tupolev tin rằng công nghệ tàng hình vượt trội của PAK DA cùng với khả năng phóng vũ khí siêu thanh sẽ loại bỏ nhu cầu vượt qua hệ thống phòng không của đối phương.
Mặc dù vậy, cần lưu ý rằng một vấn đề dai dẳng trong thiết kế máy bay ném bom của Nga là động cơ, đây cũng là điểm nghẽn của dự án tiêm kích tàng hình thế hệ thứ năm Su-57 Felon.
Trông giống thứ gì đó mà một nhân vật phản diện trong truyện tranh Marvel sẽ sử dụng, Tupolev PAK DA có lẽ là nỗ lực tốt nhất của Nga trong việc sử dụng công nghệ tàng hình. Chữ “có lẽ” được sử dụng vì nó vẫn chưa cất cánh.
Các nguồn tin của Nga cho biết Moskva có kế hoạch triển khai PAK DA (Poslannik) trong các hoạt động tác chiến vào khoảng năm 2027, nhưng hầu hết đều thừa nhận rằng thời gian trên là quá lạc quan.
Vấn đề đặt ra đối với Nga là thời gian triển khai máy bay ném bom tàng hình càng kéo dài, thì lỗ hổng trong năng lực tấn công trên không của không quân nước này lại càng lớn.
Hiện tại, Nga đã nâng cấp máy bay ném bom Tu-160 “Thiên nga trắng” để tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ quan trọng, mặc dù những máy bay này không có tính năng tàng hình. Điều này dẫn đến một số suy đoán ở phương Tây là PAK DA sẽ không bao giờ bay.
Đối mặt với sự chậm trễ trong 17 năm (và vẫn đang tiếp tục tăng), bất kể tiến bộ nào đã đạt được của dự án cũng đã trở nên dần lạc hậu với tốc độ phát triển của khoa học kỹ thuật ngày nay.
Hiện tại, Mỹ không chỉ vượt qua Nga với màn trình diễn thành công của máy bay ném bom B-21 , mà Trung Quốc cũng đã có oanh tạc cơ tàng hình tầm xa của riêng họ - chiếc H-20.
Nhưng một điều có lợi cho Nga là thực tế cuộc chiến tranh Ukraine đã buộc nền công nghiệp nước này phải bước vào tình trạng thời chiến, tức là mọi nỗ lực đều được tập trung cho quốc phòng.
Với những yêu cầu từ chiến trường hiện nay, chắc chắn người Nga sẽ phải ưu tiên chế tạo máy bay ném bom tàng hình PAK DA của mình để có thể vượt qua các hệ thống tên lửa phòng không phương Tây.
Thực tế những gì diễn ra hiện nay đã khiến phương Tây đi tới kết luận đừng nên xem nhẹ người Nga, bởi giới chính trị gia từng dự đoán về "sự sụp đổ" của Moskva chỉ sau 1 - 2 năm chiến tranh, nhưng điều này vẫn chưa đến.
Nếu dồn toàn lực phát triển, và thậm chí vừa sử dụng vừa hoàn thiện thiết kế, đến một lúc nào đó, Nga sẽ có máy bay ném bom tàng hình PAK DA phù hợp với yêu cầu của họ.