Nga nằm trong danh sách rất ít các quốc gia phát triển máy bay tàng hình, chia sẻ vị trí độc quyền cùng Nga chỉ là Mỹ và Trung Quốc. Tuy nhiên, không phải tất cả các đối thủ cạnh tranh tàng hình, đều có trình độ như nhau.Công nghệ tàng hình của Nga được nhiều người coi là tụt hậu so với đối thủ của Mỹ và thậm chí là Trung Quốc. Máy bay chiến đấu tàng hình đã đưa vào biên chế duy nhất của Nga hiện là Su-57, được đánh giá là máy bay thế hệ 5 có khả năng tàng hình kém nhất hiện nay; và triển vọng không tốt hơn nhiều đối với PAK DA.Tất nhiên, tàng hình không phải là một công nghệ đơn lẻ, mà là một loạt các công nghệ, phương pháp sản xuất và chiến thuật tác chiến chồng chéo; tất cả được kết hợp để hạn chế hoặc ngăn chặn sự phát hiện của một máy bay, đang bay qua vùng trời đang tranh chấp.Trong thế kỷ 21, các máy bay tàng hình phải cố gắng hạn chế sự phát hiện của radar ở tất cả các hướng, che khuất sức nóng khổng lồ do động cơ tạo ra (dễ bị phát hiện và khóa mục tiêu bằng tia hồng ngoại); có khả năng gây nhiễu hoặc tác chiến điện tử.PAK DA sử dụng thiết kế cánh bay, tương tự như máy bay ném bom tàng hình B-2 Spirit và B-21 Raider của Mỹ. Với ít cánh hoặc vây nhô ra và không có góc để phản xạ tín hiệu radar trở lại máy thu của đối phương.Máy bay B-2 Spirit của Mỹ, được đánh giá là một trong những máy bay tàng hình tốt nhất hiện nay, có khả năng qua mặt các radar tần số thấp. Bằng cách đi theo con đường này, PAK DA đã có một khởi đầu vững chắc.Tuy nhiên, công nghệ tàng hình của Nga hiện còn hạn chế, đặc biệt là khi sản xuất hàng loạt máy bay, chỉ với sai sót rất nhỏ đối với một máy bay chiến đấu hoặc máy bay ném bom tàng hình, cũng có thể gây nên lỗi nghiêm trọng trong chiến đấu.Các đường nối giữa các tấm thân, có thể tạo ra tín hiệu phản hồi radar giống như cửa khoang chứa vũ khí đang mở; giống trường hợp một chiếc F-117 của Mỹ bị bắn hạ bởi một tên lửa đất đối không của Liên Xô, được phát triển từ những năm 1950.Nga có thể chưa phát hiện được hết những thiếu sót của họ về công nghệ tàng hình; trong khi Mỹ ưu tiên khả năng tàng hình trước trong quá trình phát triển các phương tiện này, thì Nga chỉ coi tàng hình chỉ là một trong số các yếu tố quan trọng và được cho là không đáng để ưu tiên, so với tốc độ hoặc khả năng cơ động.Cũng có khả năng PAK DA có thể không tàng hình tuyệt đối; điều này có thể phán đoán khi PAK DA sẽ sử dụng các loại vũ khí tiến công tầm xa, để thực hiện nhiệm vụ, và không bao giờ rời khỏi “bong bóng bảo vệ” của các hệ thống phòng không Nga.Giáo sư Vadim Kozulin tại Học viện Khoa học Quân sự ở Moscow, viết trên tờ Russia Beyond của Nga: “Hiện nay, lực lượng không quân của Nga đã nhận được tên lửa tầm xa Kh-55 và Kh-101 có tầm bắn tối đa đến 5.000 km, đó là lý do tại sao Nga không nhất thiết cần máy bay ném bom tầm xa nữa”.“Giờ đây, máy bay ném bom chiến lược có thể thực hiện sứ mệnh của mình về cơ bản mà không cần rời khỏi biên giới Nga và được bảo vệ dưới sự bảo vệ của các hệ thống phòng không”; Giáo sư Kozulin nhấn mạnh.Theo thông tin của Nga, PAK DA sẽ có khả năng mang nhiều loại vũ khí hạt nhân và thông thường, cũng như hoạt động kết hợp với các UAV và tất cả các loại vũ khí này sẽ được chứa bên trong. Trong số các loại vũ khí có sẵn, sẽ có tên lửa siêu thanh Kinzhal mới nhất mà Nga đang phát triển.Kh-47M2 Kinzhal là tên lửa đạn đạo siêu thanh được phóng từ trên không với tầm bắn được tuyên bố là hơn 2.000 km và tốc độ tối đa vượt quá Mach 10 (khoảng 12.300 km/giờ).Kinzhal có thể mang đầu đạn hạt nhân hoặc thông thường, với đương lượng hạt nhân tối đa khoảng 500 kiloton, mạnh gấp hơn 30 lần quả bom nguyên tử ném xuống Hiroshima vào cuối Thế chiến thứ hai.Do tốc độ nhanh chóng và khả năng cơ động của tên lửa khi bay, quân đội Nga tuyên bố rằng, Kinzhal có khả năng đánh bại bất kỳ hệ thống phòng không nào của Mỹ đang được sử dụng.Đáng chú ý, các quan chức Quốc phòng Mỹ cũng cảnh báo rằng các hệ thống phòng không ngày nay không thể đánh chặn vũ khí siêu thanh, cho thấy mối đe dọa mà tên lửa này có thể gây ra cho các mục tiêu của Mỹ.Tháng trước, Nga đã thông báo về việc phát triển một vũ khí phóng từ trên không khác, có khả bố trí vừa trong khoang vũ khí của PAK DA, đó là tên lửa siêu thanh tầm xa Kh-95.Những máy bay ném bom chiến lược tàng hình, có nhiệm vụ bay sâu vào lãnh thổ đối phương, nơi mục tiêu của chúng có tính chất chiến lược hoặc chiến thuật cao và có khả năng phá hủy tiềm lực quốc phòng của một quốc gia thù địch ở cấp độ cơ bản.Với triết lý như vậy, các chuyên gia có thể nghĩ, PAK DA là mối đe dọa lớn nhất đối với Mỹ trong bất kỳ chương trình quốc phòng nào của Nga. Nhưng người ta còn phải chờ xem chiếc máy bay ném bom này tàng hình đến mức nào, và trên thực tế rất có thể, PAK DA chỉ tồn tại trên các bản vẽ thiết kế mà thôi. Nguồn ảnh: Sina.
Nga nằm trong danh sách rất ít các quốc gia phát triển máy bay tàng hình, chia sẻ vị trí độc quyền cùng Nga chỉ là Mỹ và Trung Quốc. Tuy nhiên, không phải tất cả các đối thủ cạnh tranh tàng hình, đều có trình độ như nhau.
Công nghệ tàng hình của Nga được nhiều người coi là tụt hậu so với đối thủ của Mỹ và thậm chí là Trung Quốc. Máy bay chiến đấu tàng hình đã đưa vào biên chế duy nhất của Nga hiện là Su-57, được đánh giá là máy bay thế hệ 5 có khả năng tàng hình kém nhất hiện nay; và triển vọng không tốt hơn nhiều đối với PAK DA.
Tất nhiên, tàng hình không phải là một công nghệ đơn lẻ, mà là một loạt các công nghệ, phương pháp sản xuất và chiến thuật tác chiến chồng chéo; tất cả được kết hợp để hạn chế hoặc ngăn chặn sự phát hiện của một máy bay, đang bay qua vùng trời đang tranh chấp.
Trong thế kỷ 21, các máy bay tàng hình phải cố gắng hạn chế sự phát hiện của radar ở tất cả các hướng, che khuất sức nóng khổng lồ do động cơ tạo ra (dễ bị phát hiện và khóa mục tiêu bằng tia hồng ngoại); có khả năng gây nhiễu hoặc tác chiến điện tử.
PAK DA sử dụng thiết kế cánh bay, tương tự như máy bay ném bom tàng hình B-2 Spirit và B-21 Raider của Mỹ. Với ít cánh hoặc vây nhô ra và không có góc để phản xạ tín hiệu radar trở lại máy thu của đối phương.
Máy bay B-2 Spirit của Mỹ, được đánh giá là một trong những máy bay tàng hình tốt nhất hiện nay, có khả năng qua mặt các radar tần số thấp. Bằng cách đi theo con đường này, PAK DA đã có một khởi đầu vững chắc.
Tuy nhiên, công nghệ tàng hình của Nga hiện còn hạn chế, đặc biệt là khi sản xuất hàng loạt máy bay, chỉ với sai sót rất nhỏ đối với một máy bay chiến đấu hoặc máy bay ném bom tàng hình, cũng có thể gây nên lỗi nghiêm trọng trong chiến đấu.
Các đường nối giữa các tấm thân, có thể tạo ra tín hiệu phản hồi radar giống như cửa khoang chứa vũ khí đang mở; giống trường hợp một chiếc F-117 của Mỹ bị bắn hạ bởi một tên lửa đất đối không của Liên Xô, được phát triển từ những năm 1950.
Nga có thể chưa phát hiện được hết những thiếu sót của họ về công nghệ tàng hình; trong khi Mỹ ưu tiên khả năng tàng hình trước trong quá trình phát triển các phương tiện này, thì Nga chỉ coi tàng hình chỉ là một trong số các yếu tố quan trọng và được cho là không đáng để ưu tiên, so với tốc độ hoặc khả năng cơ động.
Cũng có khả năng PAK DA có thể không tàng hình tuyệt đối; điều này có thể phán đoán khi PAK DA sẽ sử dụng các loại vũ khí tiến công tầm xa, để thực hiện nhiệm vụ, và không bao giờ rời khỏi “bong bóng bảo vệ” của các hệ thống phòng không Nga.
Giáo sư Vadim Kozulin tại Học viện Khoa học Quân sự ở Moscow, viết trên tờ Russia Beyond của Nga: “Hiện nay, lực lượng không quân của Nga đã nhận được tên lửa tầm xa Kh-55 và Kh-101 có tầm bắn tối đa đến 5.000 km, đó là lý do tại sao Nga không nhất thiết cần máy bay ném bom tầm xa nữa”.
“Giờ đây, máy bay ném bom chiến lược có thể thực hiện sứ mệnh của mình về cơ bản mà không cần rời khỏi biên giới Nga và được bảo vệ dưới sự bảo vệ của các hệ thống phòng không”; Giáo sư Kozulin nhấn mạnh.
Theo thông tin của Nga, PAK DA sẽ có khả năng mang nhiều loại vũ khí hạt nhân và thông thường, cũng như hoạt động kết hợp với các UAV và tất cả các loại vũ khí này sẽ được chứa bên trong. Trong số các loại vũ khí có sẵn, sẽ có tên lửa siêu thanh Kinzhal mới nhất mà Nga đang phát triển.
Kh-47M2 Kinzhal là tên lửa đạn đạo siêu thanh được phóng từ trên không với tầm bắn được tuyên bố là hơn 2.000 km và tốc độ tối đa vượt quá Mach 10 (khoảng 12.300 km/giờ).
Kinzhal có thể mang đầu đạn hạt nhân hoặc thông thường, với đương lượng hạt nhân tối đa khoảng 500 kiloton, mạnh gấp hơn 30 lần quả bom nguyên tử ném xuống Hiroshima vào cuối Thế chiến thứ hai.
Do tốc độ nhanh chóng và khả năng cơ động của tên lửa khi bay, quân đội Nga tuyên bố rằng, Kinzhal có khả năng đánh bại bất kỳ hệ thống phòng không nào của Mỹ đang được sử dụng.
Đáng chú ý, các quan chức Quốc phòng Mỹ cũng cảnh báo rằng các hệ thống phòng không ngày nay không thể đánh chặn vũ khí siêu thanh, cho thấy mối đe dọa mà tên lửa này có thể gây ra cho các mục tiêu của Mỹ.
Tháng trước, Nga đã thông báo về việc phát triển một vũ khí phóng từ trên không khác, có khả bố trí vừa trong khoang vũ khí của PAK DA, đó là tên lửa siêu thanh tầm xa Kh-95.
Những máy bay ném bom chiến lược tàng hình, có nhiệm vụ bay sâu vào lãnh thổ đối phương, nơi mục tiêu của chúng có tính chất chiến lược hoặc chiến thuật cao và có khả năng phá hủy tiềm lực quốc phòng của một quốc gia thù địch ở cấp độ cơ bản.
Với triết lý như vậy, các chuyên gia có thể nghĩ, PAK DA là mối đe dọa lớn nhất đối với Mỹ trong bất kỳ chương trình quốc phòng nào của Nga. Nhưng người ta còn phải chờ xem chiếc máy bay ném bom này tàng hình đến mức nào, và trên thực tế rất có thể, PAK DA chỉ tồn tại trên các bản vẽ thiết kế mà thôi. Nguồn ảnh: Sina.