Thụy Điển đã thiết kế xe tăng chiến đấu chủ lực Stridsvagn 103 (Strv 103), hay còn gọi là S-Tank vào giữa những năm 1950; đặt khả năng sống sót trong chiến đấu, là tiêu chí thiết kế số một.Mặc dù Thụy Điển không có nhiều kinh nghiệm trong chế tạo xe tăng chủ lực, nhưng qua thống kê trong Thế chiến thứ hai và Chiến tranh Triều Tiên họ đã rút ra rằng, phần lớn tổn thất của xe tăng, là do bị bắn trúng tháp pháo.Để giảm chiều cao xe tăng, hạn chế việc biến thành mục tiêu trên chiến trường, các nhà thiết kế xe tăng Stridsvagn 103 đã loại bỏ tháp pháo; kết quả là một chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực, có cấu hình thấp nhất từng được chế tạo. Strv 103 chỉ cao 2,13 mét và khẩu pháo của Strv 103 chỉ cách mặt đất 1,67 mét.Mặc dù xe tăng chủ lực Strv 103 chắc chắn đạt tiêu chí là loại xe tăng khó bị bắn trúng nhất, nhưng mặt trái của nó là pháo chính của Strv 103 gắn cố định vào thân xe, nên không thể di chuyển lên-xuống hoặc sang phải-trái như pháo của các loại xe tăng khác.Vậy pháo thủ ngắm pháo vào mục tiêu như thế nào, khi pháo không thể di chuyển? Các nhà thiết kế Thụy Điển đã sử dụng khi chuyển hướng pháo, thì bắt buộc phải xoay cả hướng xe; còn thay đổi tầm, thì sử dụng hệ thống treo của các bánh xe, để nâng nòng pháo cao thấp.Mặc dù việc di chuyển ngắm bắn của pháo đã được giải quyết; nhưng do pháo gắn chặt vào thân xe, nên xe không thể lắp các hệ thống ổn định ngang, dọc cho pháo; những công nghệ mà các nhà thiết kế ra Stridsvagn 103 của Thụy Điển của đã đoán sai và không thể sửa chữa.Do không có hệ thống ổn định tầm, hướng, nên pháo của Strv 103 sẽ không thể bắn được trong tư thế hành tiến, hoặc khi chọn vị trí bắn, cũng phải chọn vị trí tương đối bằng phẳng; cùng với đó là khi bắn các mục tiêu ở vị trí quá thấp hoặc cao hơn xe là không thể thực hiện được, vì hệ thống treo chỉ có thể di chuyển trong một khoảng giới hạn.Các thiết kế của Stridsvagn 103 ban đầu, kíp xe chỉ có hai người, là lái xe và pháo thủ kiêm trưởng xe. Thiết kế này của Stridsvagn 103 trái ngược hầu hết các thiết kế xe tăng thời đó, đều có kíp xe gồm 4 người là lái xe, pháo thủ, nạp đạn và trưởng xe.Mặc dù về lý thuyết, một kíp xe hai người là hoàn toàn có thể chiến đấu bình thường; nhưng các hoạt động ngoài chiến đấu, thì các hoạt động bình thường như sửa chữa, dựng trại và tiếp nhận đạn dược sẽ rất khó khăn, đối với kíp xe chỉ có hai thành viên.Chính vì những lý do như vậy, nên những phiên bản Strv 103 về sau, bổ sung thêm một thành viên là điều hành viên vô tuyến điện kiêm lái xe phía sau. Nhưng tại sao xe lại có một người lái xe phía sau? Bởi vì Stridsvagn 103 không chỉ có một, mà có hai vị trí lái.Mặc dù Stridsvagn 103 đã trải qua một số cấu hình động cơ, nhưng cuối cùng và mạnh mẽ nhất là động cơ diesel công suất 290 mã lực, để lái xe chạy bình thường và khi ngắm bắn. Một động cơ tuabin khí có công suất 490 mã lực, bổ sung cung cấp thêm sức mạnh khi cần thiết.Việc sử dụng hai động cơ và thiết lập trình điều khiển kép, đã mang lại cho chiếc Stridsvagn 103 khả năng chạy lùi nhanh như chạy tiến; cho phép nó xông lên phía trước với lớp giáp dày hơn và pháo quay về phía trước; nhưng khi rút lui, xe không cần quay đầu mà cứ thế chạy lùi, nhờ lái xe phía sau.Mặc dù thiết kế của 103 được thiết kế cho các hoạt động tấn công, nhưng với thiết kế với kiểu dáng thấp và pháo cố định vào thân xe như vậy, Strv 103 phù hợp với các hoạt động phòng thủ, hơn là các hoạt động tiến công trên chiến trường.Stridsvagn 103 cũng chưa bao giờ tham chiến và vì vậy, thiết kế của nó vẫn chưa được chứng minh là ưu điểm hay nhược điểm. Tuy nhiên, đối với vai trò dự kiến của nó trong những năm của thập niên 1960, nó có rất nhiều lợi thế.Stridsvagn 103 đã được thử nghiệm ở Mỹ, Na Uy và Anh cho thấy, nó có thể sẽ hoạt động tốt trong chiến đấu và trong một số trường hợp (nhất là chiến đấu phòng ngự trong công sự), sẽ vượt trội hơn so với các xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ cũ của NATO. Kết quả này không phải là quá tệ, cho một thiết kế khá "dị" như Stridsvagn 103. Nguồn ảnh: QQ. Hệ thống treo cực kỳ hiện đại của xe tăng Strv 103 kèm theo đó là khả năng tiến lùi như một. Nguồn: Sofilein.
Thụy Điển đã thiết kế xe tăng chiến đấu chủ lực Stridsvagn 103 (Strv 103), hay còn gọi là S-Tank vào giữa những năm 1950; đặt khả năng sống sót trong chiến đấu, là tiêu chí thiết kế số một.
Mặc dù Thụy Điển không có nhiều kinh nghiệm trong chế tạo xe tăng chủ lực, nhưng qua thống kê trong Thế chiến thứ hai và Chiến tranh Triều Tiên họ đã rút ra rằng, phần lớn tổn thất của xe tăng, là do bị bắn trúng tháp pháo.
Để giảm chiều cao xe tăng, hạn chế việc biến thành mục tiêu trên chiến trường, các nhà thiết kế xe tăng Stridsvagn 103 đã loại bỏ tháp pháo; kết quả là một chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực, có cấu hình thấp nhất từng được chế tạo. Strv 103 chỉ cao 2,13 mét và khẩu pháo của Strv 103 chỉ cách mặt đất 1,67 mét.
Mặc dù xe tăng chủ lực Strv 103 chắc chắn đạt tiêu chí là loại xe tăng khó bị bắn trúng nhất, nhưng mặt trái của nó là pháo chính của Strv 103 gắn cố định vào thân xe, nên không thể di chuyển lên-xuống hoặc sang phải-trái như pháo của các loại xe tăng khác.
Vậy pháo thủ ngắm pháo vào mục tiêu như thế nào, khi pháo không thể di chuyển? Các nhà thiết kế Thụy Điển đã sử dụng khi chuyển hướng pháo, thì bắt buộc phải xoay cả hướng xe; còn thay đổi tầm, thì sử dụng hệ thống treo của các bánh xe, để nâng nòng pháo cao thấp.
Mặc dù việc di chuyển ngắm bắn của pháo đã được giải quyết; nhưng do pháo gắn chặt vào thân xe, nên xe không thể lắp các hệ thống ổn định ngang, dọc cho pháo; những công nghệ mà các nhà thiết kế ra Stridsvagn 103 của Thụy Điển của đã đoán sai và không thể sửa chữa.
Do không có hệ thống ổn định tầm, hướng, nên pháo của Strv 103 sẽ không thể bắn được trong tư thế hành tiến, hoặc khi chọn vị trí bắn, cũng phải chọn vị trí tương đối bằng phẳng; cùng với đó là khi bắn các mục tiêu ở vị trí quá thấp hoặc cao hơn xe là không thể thực hiện được, vì hệ thống treo chỉ có thể di chuyển trong một khoảng giới hạn.
Các thiết kế của Stridsvagn 103 ban đầu, kíp xe chỉ có hai người, là lái xe và pháo thủ kiêm trưởng xe. Thiết kế này của Stridsvagn 103 trái ngược hầu hết các thiết kế xe tăng thời đó, đều có kíp xe gồm 4 người là lái xe, pháo thủ, nạp đạn và trưởng xe.
Mặc dù về lý thuyết, một kíp xe hai người là hoàn toàn có thể chiến đấu bình thường; nhưng các hoạt động ngoài chiến đấu, thì các hoạt động bình thường như sửa chữa, dựng trại và tiếp nhận đạn dược sẽ rất khó khăn, đối với kíp xe chỉ có hai thành viên.
Chính vì những lý do như vậy, nên những phiên bản Strv 103 về sau, bổ sung thêm một thành viên là điều hành viên vô tuyến điện kiêm lái xe phía sau. Nhưng tại sao xe lại có một người lái xe phía sau? Bởi vì Stridsvagn 103 không chỉ có một, mà có hai vị trí lái.
Mặc dù Stridsvagn 103 đã trải qua một số cấu hình động cơ, nhưng cuối cùng và mạnh mẽ nhất là động cơ diesel công suất 290 mã lực, để lái xe chạy bình thường và khi ngắm bắn. Một động cơ tuabin khí có công suất 490 mã lực, bổ sung cung cấp thêm sức mạnh khi cần thiết.
Việc sử dụng hai động cơ và thiết lập trình điều khiển kép, đã mang lại cho chiếc Stridsvagn 103 khả năng chạy lùi nhanh như chạy tiến; cho phép nó xông lên phía trước với lớp giáp dày hơn và pháo quay về phía trước; nhưng khi rút lui, xe không cần quay đầu mà cứ thế chạy lùi, nhờ lái xe phía sau.
Mặc dù thiết kế của 103 được thiết kế cho các hoạt động tấn công, nhưng với thiết kế với kiểu dáng thấp và pháo cố định vào thân xe như vậy, Strv 103 phù hợp với các hoạt động phòng thủ, hơn là các hoạt động tiến công trên chiến trường.
Stridsvagn 103 cũng chưa bao giờ tham chiến và vì vậy, thiết kế của nó vẫn chưa được chứng minh là ưu điểm hay nhược điểm. Tuy nhiên, đối với vai trò dự kiến của nó trong những năm của thập niên 1960, nó có rất nhiều lợi thế.
Stridsvagn 103 đã được thử nghiệm ở Mỹ, Na Uy và Anh cho thấy, nó có thể sẽ hoạt động tốt trong chiến đấu và trong một số trường hợp (nhất là chiến đấu phòng ngự trong công sự), sẽ vượt trội hơn so với các xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ cũ của NATO. Kết quả này không phải là quá tệ, cho một thiết kế khá "dị" như Stridsvagn 103. Nguồn ảnh: QQ.
Hệ thống treo cực kỳ hiện đại của xe tăng Strv 103 kèm theo đó là khả năng tiến lùi như một. Nguồn: Sofilein.