Hãng thông tấn Sputnik dẫn Thông điệp Liên bang của Tổng thống Putin có đoạn: "Trong tất cả những năm sau khi Mỹ đơn phương rút khỏi Hiệp ước ABM (Chống tên lửa đạn đạo), chúng ta đã cố gắng làm việc phát triển các thiết bị và vũ khí của tương lai. Điều này cho phép chúng ta thực hiện bước tiến nhanh chóng trong việc chế tạo ra những vũ khí chiến lược mới ", ông Putin nói. Nguồn ảnh: Sputnik.Ngay sau đó người đứng đầu nước Nga đã lần lượt giới thiệu bộ ba vũ khí chiến lược mới đang được quân đội nước này phát triển mà theo lời Tổng thống Putin là: “Mọi hệ thống phòng thủ tên lửa đều trở nên vô dụng trước công nghệ vũ khí mới của Nga...”. Thậm chí ông Putin còn nhấn mạnh rằng, "Trước khi Nga chế tạo được hệ thống vũ khí mới, không ai lắng nghe Nga. Đã tới lúc họ thay đổi suy nghĩ". Nguồn ảnh: Russia 1.Nổi bật nhất trong ba vũ khí chiến lược được Tổng thống Putin nói đến hôm 1/3 chính là mẫu tên lửa hành trình hạt nhân được nước này thử nghiệm trong năm 2017, và loại vũ khí này được mô tả là không thể bị đánh chặn và sở hữu sức mạnh chưa từng có. Nguồn ảnh: Russia 1.Dựa trên những thông tin ban đầu có được, tên lửa hành trình mới của Nga được trang bị hệ thống động cơ đẩy sử dụng năng lượng hạt nhân có khả năng hoạt động không giới hạn, có thể tấn công bất cứ mục tiêu nào trên thế giới và hoạt động một cách độc lập. Hiện tại Nga vẫn đang trong quá trình phát triển loại tên lửa hành trình này và sẽ sớm được đưa vào trang bị trong tương lai gần. Nguồn ảnh: Russia 1.Hình ảnh chiến đấu cơ Nga theo dõi hoạt động của tên lửa hành trình hạt nhân được Nga thử nghiệm trong cuối năm 2017, chúng ta có thể thấy thiết kế của tên lửa này khá nhỏ và không lớn hơn các tên lửa hành trình của Nga hiện tại bao nhiêu. Nguồn ảnh: Russia 1.Với mẫu tên lửa hành trình hạt nhân trên, đây có thể sẽ là một cuộc cách mạng công nghệ vũ khí hạt nhân mới mà Nga sẽ là quốc gia đi tiên phong trong việc hiện thực hóa các ý tưởng điên rồ nhất về tên lửa hạt nhân từng được con người nghĩa ra. Trong ảnh tên lửa hành trình hạt nhân Nga trong quá trình thử nghiệm. Nguồn ảnh: Russia 1.Vũ khí răn đe chiến lược thứ hai được Tổng thống Putin nói đến là tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) RS-28 Sarmat “nắm đấm” hạt nhân mới của nước Nga, và theo mô tả thì loại ICBM này sẽ có tầm bắn vượt xa mọi loại tên lửa đạn đạo từng được con người chế tạo. Nguồn ảnh: Russia 1.Tuy nhiên, RS-28 Sarmat không phải là một đề án tên lửa ICBM mới của Nga khi nó đã được biết tới từ năm 2000 nhưng cho đến nay nó mới chính thức lộ diện qua các hình ảnh thử nghiệm được công bố trong Thông điệp Liên bang của Tổng thống Putin hôm 1/3. Nguồn ảnh: Russia 1.Được biết, Nga phát triển RS-28 Sarmat là nhầm thay thế tên lửa Voyevoda ICBM R-36M2 Voyevoda vốn do Liên Xô phát triển trước đây và được triển khai từ các hầm phóng ngầm dưới mặt đất. Bản thân R-36M2 vốn có tầm bắn ước đạt hơn 16.000km và có khả năng mang theo từ 5-10 đầu đạn hạt nhân. Nguồn ảnh: Russia 1.Hình ảnh mô phỏng một phần tên lửa đẩy của RS-28 Sarmat mang theo ít nhất 5 đầu đạn hạt nhân trong thử nghiệm gần đây, điều này cho thấy nhiều khả năng Nga đã hoàn thiện mẫu ICBM này và sẵn sàng đưa chúng vào trang bị. Nguồn ảnh: Russia 1.Vũ khí răn đe chiến lược thứ ba được Tổng thống Putin nói đến trong hôm 3/1 chính là mẫu ngư lôi hạt nhân không người lái Status-6 vốn từng làm mưa, làm gió trong suốt một khoảng thời gian dài khi nó lần đầu tiên xuất hiện trong năm 2015. Và đến hôm nay Nga mới chính thức thừa nhận sự tồn tại của Status-6. Nguồn ảnh: Russia 1.Về Status-6, đây là một mẫu ngư lôi hạt nhân hoạt động gần như một tàu ngầm không người lái được triển khai đến các khu vực ven biển các quốc gia thù địch sẵn sàng tung đòn tấn công bất ngờ hay giáng đòn đáp trả lại mọi cuộc tấn công nhằm vào nước Nga. Năng lực hoạt động của Status-6 gần như vô hạn tương tự như tên lửa hành trình hạt nhân. Nguồn ảnh: Russia 1.Mục tiêu của Status-6 cũng khá đa dạng khi nó có thể tấn công các cơ sở hạ tầng quân sự chiến lược, biên đội tàu sân bay cho đến vô hiệu hóa hệ thống phòng thủ của đối phương, bằng những cách mà không ai có thể tưởng tượng được. Trong ảnh hình ảnh mô phỏng hoạt động của Status-6 ở ven biển quốc gia thù địch. Nguồn ảnh: Russia 1.Hình ảnh mô phỏng Status-6 được triển khai tấn công một căn cứ hải quân chiến lược của đối phương, trước đó nó di chuyển liên tục dưới đáy biển và chỉ tiếp cận mục tiêu khi có lệnh. Nguồn ảnh: Russia 1.Mời độc giả xem video: Toàn cảnh dàn vũ khí xuất hiện trong Thông điệp Liên bang 2018 của Tổng thống Nga Putin. (Nguồn Vesti FM)
Hãng thông tấn Sputnik dẫn Thông điệp Liên bang của Tổng thống Putin có đoạn: "Trong tất cả những năm sau khi Mỹ đơn phương rút khỏi Hiệp ước ABM (Chống tên lửa đạn đạo), chúng ta đã cố gắng làm việc phát triển các thiết bị và vũ khí của tương lai. Điều này cho phép chúng ta thực hiện bước tiến nhanh chóng trong việc chế tạo ra những vũ khí chiến lược mới ", ông Putin nói. Nguồn ảnh: Sputnik.
Ngay sau đó người đứng đầu nước Nga đã lần lượt giới thiệu bộ ba vũ khí chiến lược mới đang được quân đội nước này phát triển mà theo lời Tổng thống Putin là: “Mọi hệ thống phòng thủ tên lửa đều trở nên vô dụng trước công nghệ vũ khí mới của Nga...”. Thậm chí ông Putin còn nhấn mạnh rằng, "Trước khi Nga chế tạo được hệ thống vũ khí mới, không ai lắng nghe Nga. Đã tới lúc họ thay đổi suy nghĩ". Nguồn ảnh: Russia 1.
Nổi bật nhất trong ba vũ khí chiến lược được Tổng thống Putin nói đến hôm 1/3 chính là mẫu tên lửa hành trình hạt nhân được nước này thử nghiệm trong năm 2017, và loại vũ khí này được mô tả là không thể bị đánh chặn và sở hữu sức mạnh chưa từng có. Nguồn ảnh: Russia 1.
Dựa trên những thông tin ban đầu có được, tên lửa hành trình mới của Nga được trang bị hệ thống động cơ đẩy sử dụng năng lượng hạt nhân có khả năng hoạt động không giới hạn, có thể tấn công bất cứ mục tiêu nào trên thế giới và hoạt động một cách độc lập. Hiện tại Nga vẫn đang trong quá trình phát triển loại tên lửa hành trình này và sẽ sớm được đưa vào trang bị trong tương lai gần. Nguồn ảnh: Russia 1.
Hình ảnh chiến đấu cơ Nga theo dõi hoạt động của tên lửa hành trình hạt nhân được Nga thử nghiệm trong cuối năm 2017, chúng ta có thể thấy thiết kế của tên lửa này khá nhỏ và không lớn hơn các tên lửa hành trình của Nga hiện tại bao nhiêu. Nguồn ảnh: Russia 1.
Với mẫu tên lửa hành trình hạt nhân trên, đây có thể sẽ là một cuộc cách mạng công nghệ vũ khí hạt nhân mới mà Nga sẽ là quốc gia đi tiên phong trong việc hiện thực hóa các ý tưởng điên rồ nhất về tên lửa hạt nhân từng được con người nghĩa ra. Trong ảnh tên lửa hành trình hạt nhân Nga trong quá trình thử nghiệm. Nguồn ảnh: Russia 1.
Vũ khí răn đe chiến lược thứ hai được Tổng thống Putin nói đến là tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) RS-28 Sarmat “nắm đấm” hạt nhân mới của nước Nga, và theo mô tả thì loại ICBM này sẽ có tầm bắn vượt xa mọi loại tên lửa đạn đạo từng được con người chế tạo. Nguồn ảnh: Russia 1.
Tuy nhiên, RS-28 Sarmat không phải là một đề án tên lửa ICBM mới của Nga khi nó đã được biết tới từ năm 2000 nhưng cho đến nay nó mới chính thức lộ diện qua các hình ảnh thử nghiệm được công bố trong Thông điệp Liên bang của Tổng thống Putin hôm 1/3. Nguồn ảnh: Russia 1.
Được biết, Nga phát triển RS-28 Sarmat là nhầm thay thế tên lửa Voyevoda ICBM R-36M2 Voyevoda vốn do Liên Xô phát triển trước đây và được triển khai từ các hầm phóng ngầm dưới mặt đất. Bản thân R-36M2 vốn có tầm bắn ước đạt hơn 16.000km và có khả năng mang theo từ 5-10 đầu đạn hạt nhân. Nguồn ảnh: Russia 1.
Hình ảnh mô phỏng một phần tên lửa đẩy của RS-28 Sarmat mang theo ít nhất 5 đầu đạn hạt nhân trong thử nghiệm gần đây, điều này cho thấy nhiều khả năng Nga đã hoàn thiện mẫu ICBM này và sẵn sàng đưa chúng vào trang bị. Nguồn ảnh: Russia 1.
Vũ khí răn đe chiến lược thứ ba được Tổng thống Putin nói đến trong hôm 3/1 chính là mẫu ngư lôi hạt nhân không người lái Status-6 vốn từng làm mưa, làm gió trong suốt một khoảng thời gian dài khi nó lần đầu tiên xuất hiện trong năm 2015. Và đến hôm nay Nga mới chính thức thừa nhận sự tồn tại của Status-6. Nguồn ảnh: Russia 1.
Về Status-6, đây là một mẫu ngư lôi hạt nhân hoạt động gần như một tàu ngầm không người lái được triển khai đến các khu vực ven biển các quốc gia thù địch sẵn sàng tung đòn tấn công bất ngờ hay giáng đòn đáp trả lại mọi cuộc tấn công nhằm vào nước Nga. Năng lực hoạt động của Status-6 gần như vô hạn tương tự như tên lửa hành trình hạt nhân. Nguồn ảnh: Russia 1.
Mục tiêu của Status-6 cũng khá đa dạng khi nó có thể tấn công các cơ sở hạ tầng quân sự chiến lược, biên đội tàu sân bay cho đến vô hiệu hóa hệ thống phòng thủ của đối phương, bằng những cách mà không ai có thể tưởng tượng được. Trong ảnh hình ảnh mô phỏng hoạt động của Status-6 ở ven biển quốc gia thù địch. Nguồn ảnh: Russia 1.
Hình ảnh mô phỏng Status-6 được triển khai tấn công một căn cứ hải quân chiến lược của đối phương, trước đó nó di chuyển liên tục dưới đáy biển và chỉ tiếp cận mục tiêu khi có lệnh. Nguồn ảnh: Russia 1.
Mời độc giả xem video: Toàn cảnh dàn vũ khí xuất hiện trong Thông điệp Liên bang 2018 của Tổng thống Nga Putin. (Nguồn Vesti FM)