Cuộc tập trận Mỹ - ASEAN năm 2019 sắp diễn ra vào ngày 2/9 tới đây dự kiến sẽ chỉ có 8 tàu chiến tham dự cùng với lực lượng Hải quân Mỹ. Nhiều khả năng, các quốc gia tham gia cuộc tập trận sẽ cần phải mang đến tàu chiến do Mỹ hoặc châu Âu sản xuất tới "góp mặt" để có thể có khả năng hiệp đồng tốt nhất trong cuộc tập trận lần này. Nguồn ảnh: Wikicommon.Đầu tiên có thể kể đến khinh hạm lớp Martadinata của Hải quân Indonesia, đây được đánh giá là loại khinh hạm hiện đại bậc nhất của Đông Nam Á ở thời điểm hiện tại, rất có khả năng sẽ xuất hiện trong cuộc tập trận lần này. Nguồn ảnh: Wikicommon.Ngoài ra, Hải quân Indonesia còn có trong biên chế các khinh hạm cỡ nhỏ lớp Van Speijk được Hải quân Hà Lan bán lại cho lực lượng này trong quá khứ cũng có nhiều khả năng sẽ tham gia cuộc tập trận chung ASEAN sắp tới. Nguồn ảnh: Wikicommon.Hải quân Thái Lan cũng được đánh giá là lực lượng mạnh bậc nhất trong khu vực rất có thể sẽ mang khu trục hạm lớp Gwanggaeto do Hàn Quốc đóng mới cho lực lượng này tham gia cuộc tập trận hải quân. Nguồn ảnh: Wikicommon.Kèm theo đó, tàu sân bay duy nhất trong khu vực Đông Nam Á hiện đang phục vụ trong biên chế của Hải quân Hoàng gia Thái Lan nhiều khả năng cũng sẽ góp mặt trong cuộc tập trận lần này dù rằng khả năng tác chiến của HTMS Chakri Naruebet gần như không có. Nguồn ảnh: Wikicommon.Là một trong những quốc gia phát triển bậc nhất khu vực, Malaysia cũng có một đội tàu mặt nước cực kỳ hùng mạnh và một trong số những tàu hiện đại nhất trong biên chế của hải quân Malaysia đó là lớp khinh hạm Maharaja Lela. Nguồn ảnh: Wikicommon.Ngoài ra, không thể không nhắc tới khinh hạm Lekiu của lực lượng hải quân nước này với độ giãn nước 2300 tấn và đã từng tham gia nhiều hoạt động chung với hải quân Mỹ trong quá khứ. Nguồn ảnh: Wikicommon.Lực lượng Hải quân Singapore nhiều khả năng cũng sẽ tham gia cuộc tập trận chung hải quân các nước ASEAN năm nay cùng với tàu khinh hạm lớp Formidable hiện đang phục vụ trong hải quân nước này. Tổng cộng trong lực lượng hải quân Singapore hiện đang có 6 khinh hạm loại này hoạt động. Nguồn ảnh: Wikicommon.Trong biên chế của Hải quân Singapore còn có lớp hộ vệ hạm Victory với quân số 6 chiếc cũng hoàn toàn phù hợp tham gia cuộc tập trận chung hải quân lần này. Nguồn ảnh: Wikicommon.Hải quân Philippines là một trong những lực lượng hải quân thuộc Đông Nam Á thường xuyên có các hoạt động tập trận cùng Mỹ nhất. Trong biên chế của lực lượng hải quân nước này cũng có tàu tuần tra ven bờ lớp Del Pilar là một tàu chiến do Mỹ sản xuất, rất có thể sẽ xuất hiện tại Vịnh Thái Lan trong những ngày đầu tháng 9 tới đây. Nguồn ảnh: Wikicommon.Ngoài ra, trong biên chế của Hải quân Philippines cũng có các tàu hộ vệ hạm lớp Pohang do Hàn Quốc thiết kế và sản xuất. Nguồn ảnh: Wikicommon.Giới quan sát cũng dự đoán, Hải quân Myanmar chắc chắn sẽ là một trong những quốc gia mang tàu chiến tới cuộc tập trận chung ASEAN tới đây nhằm khẳng định vị thế trong khu vực của mình. Trong biên chế của lực lượng hải quân nước này có các khinh hạm hiện đại nhất lớp Kyan Sittha do Myanmar tự nghiên cứu và đóng mới từ năm 2012. Nguồn ảnh: Wikicommon.Thậm chí Hải quân Brunei cũng hoàn toàn có thể góp mặt trong cuộc tập trận này với tàu tuần tra ven bờ lớp Durussalam do Đức sản xuất hiện đã phục vụ trong hải quân nước này từ năm 2011. Nguồn ảnh: Wikicommon.Các quốc gia còn lại trong khu vực (trừ Lào) dù có lực lượng hải quân khá phát triển nhưng thực tế lại không có tàu chiến phù hợp để hiệp đồng với Hải quân Mỹ nên nhiều khả năng sẽ chỉ cử máy bay hoặc tàu hỗ trợ tới tham gia cuộc tập trận lần này. Nguồn ảnh: Wikicommon.Mời độc giả xem Video: Mỹ phô diễn sức mạnh quân sự khủng khiếp trên biển để nắn gân Trung Quốc ở Thái Bình Dương.
Cuộc tập trận Mỹ - ASEAN năm 2019 sắp diễn ra vào ngày 2/9 tới đây dự kiến sẽ chỉ có 8 tàu chiến tham dự cùng với lực lượng Hải quân Mỹ. Nhiều khả năng, các quốc gia tham gia cuộc tập trận sẽ cần phải mang đến tàu chiến do Mỹ hoặc châu Âu sản xuất tới "góp mặt" để có thể có khả năng hiệp đồng tốt nhất trong cuộc tập trận lần này. Nguồn ảnh: Wikicommon.
Đầu tiên có thể kể đến khinh hạm lớp Martadinata của Hải quân Indonesia, đây được đánh giá là loại khinh hạm hiện đại bậc nhất của Đông Nam Á ở thời điểm hiện tại, rất có khả năng sẽ xuất hiện trong cuộc tập trận lần này. Nguồn ảnh: Wikicommon.
Ngoài ra, Hải quân Indonesia còn có trong biên chế các khinh hạm cỡ nhỏ lớp Van Speijk được Hải quân Hà Lan bán lại cho lực lượng này trong quá khứ cũng có nhiều khả năng sẽ tham gia cuộc tập trận chung ASEAN sắp tới. Nguồn ảnh: Wikicommon.
Hải quân Thái Lan cũng được đánh giá là lực lượng mạnh bậc nhất trong khu vực rất có thể sẽ mang khu trục hạm lớp Gwanggaeto do Hàn Quốc đóng mới cho lực lượng này tham gia cuộc tập trận hải quân. Nguồn ảnh: Wikicommon.
Kèm theo đó, tàu sân bay duy nhất trong khu vực Đông Nam Á hiện đang phục vụ trong biên chế của Hải quân Hoàng gia Thái Lan nhiều khả năng cũng sẽ góp mặt trong cuộc tập trận lần này dù rằng khả năng tác chiến của HTMS Chakri Naruebet gần như không có. Nguồn ảnh: Wikicommon.
Là một trong những quốc gia phát triển bậc nhất khu vực, Malaysia cũng có một đội tàu mặt nước cực kỳ hùng mạnh và một trong số những tàu hiện đại nhất trong biên chế của hải quân Malaysia đó là lớp khinh hạm Maharaja Lela. Nguồn ảnh: Wikicommon.
Ngoài ra, không thể không nhắc tới khinh hạm Lekiu của lực lượng hải quân nước này với độ giãn nước 2300 tấn và đã từng tham gia nhiều hoạt động chung với hải quân Mỹ trong quá khứ. Nguồn ảnh: Wikicommon.
Lực lượng Hải quân Singapore nhiều khả năng cũng sẽ tham gia cuộc tập trận chung hải quân các nước ASEAN năm nay cùng với tàu khinh hạm lớp Formidable hiện đang phục vụ trong hải quân nước này. Tổng cộng trong lực lượng hải quân Singapore hiện đang có 6 khinh hạm loại này hoạt động. Nguồn ảnh: Wikicommon.
Trong biên chế của Hải quân Singapore còn có lớp hộ vệ hạm Victory với quân số 6 chiếc cũng hoàn toàn phù hợp tham gia cuộc tập trận chung hải quân lần này. Nguồn ảnh: Wikicommon.
Hải quân Philippines là một trong những lực lượng hải quân thuộc Đông Nam Á thường xuyên có các hoạt động tập trận cùng Mỹ nhất. Trong biên chế của lực lượng hải quân nước này cũng có tàu tuần tra ven bờ lớp Del Pilar là một tàu chiến do Mỹ sản xuất, rất có thể sẽ xuất hiện tại Vịnh Thái Lan trong những ngày đầu tháng 9 tới đây. Nguồn ảnh: Wikicommon.
Ngoài ra, trong biên chế của Hải quân Philippines cũng có các tàu hộ vệ hạm lớp Pohang do Hàn Quốc thiết kế và sản xuất. Nguồn ảnh: Wikicommon.
Giới quan sát cũng dự đoán, Hải quân Myanmar chắc chắn sẽ là một trong những quốc gia mang tàu chiến tới cuộc tập trận chung ASEAN tới đây nhằm khẳng định vị thế trong khu vực của mình. Trong biên chế của lực lượng hải quân nước này có các khinh hạm hiện đại nhất lớp Kyan Sittha do Myanmar tự nghiên cứu và đóng mới từ năm 2012. Nguồn ảnh: Wikicommon.
Thậm chí Hải quân Brunei cũng hoàn toàn có thể góp mặt trong cuộc tập trận này với tàu tuần tra ven bờ lớp Durussalam do Đức sản xuất hiện đã phục vụ trong hải quân nước này từ năm 2011. Nguồn ảnh: Wikicommon.
Các quốc gia còn lại trong khu vực (trừ Lào) dù có lực lượng hải quân khá phát triển nhưng thực tế lại không có tàu chiến phù hợp để hiệp đồng với Hải quân Mỹ nên nhiều khả năng sẽ chỉ cử máy bay hoặc tàu hỗ trợ tới tham gia cuộc tập trận lần này. Nguồn ảnh: Wikicommon.
Mời độc giả xem Video: Mỹ phô diễn sức mạnh quân sự khủng khiếp trên biển để nắn gân Trung Quốc ở Thái Bình Dương.