Hôm 28/7, máy bay vận tải An-124 Ruslan của Ukraine đã vận chuyển hai máy bay tiêm kích Su-30K tới căn cứ không quân Sutlan Hasanuddin của Indonesia. Như vậy, sau Angola, cuối cùng đã lộ diện quốc gia thứ 2 “quất” lô Su-30K đã qua sử dụng. Nguồn ảnh: DambievNhững chiếc máy bay Su-30K này vốn được Nhà máy hàng không Irkutsk sản xuất cho Ấn Độ dựa theo chương trình Su-30MKI, chúng được chuyển giao cho New Delhi trong giai đoạn 1997-1999. Đến năm 2005, Ấn Độ đã trả lại 18 chiếc Su-30K cho Irkutsk để đổi lấy 18 chiếc Su-30MKI mới tinh được sản xuất trong năm 2007. Nguồn ảnh: DambievTháng 7/2011, tất cả 18 chiếc Su-30K được vận chuyển từ Ấn Độ tới nhà máy 558 ở Belarus để tìm kiếm khách hàng thay vì chuyển cho Không quân Nga. Sau các cuộc đàm phán, Angola đã mua 12 chiếc, phần còn lại 6 chiếc có lẽ là Indonesia sẽ lấy cả. Nguồn ảnh: DambievTheo tạp chí Scramble, 2 chiếc Su-30K mang số hiệu TS-3001 và TS-3002 vừa chuyển giao cho Indonesia đã được nâng cấp lên chuẩn Su-30MK2. Nguồn ảnh: DambievNếu thực sự Indonesia là chủ nhân 6 Su-30K còn lại, thì với việc nhận đủ trong thời gian tới sẽ nâng tổng số máy bay Su-30 trong không quân nước này lên con số 17 (gồm Su-30MK, Su-30MK2). Nguồn ảnh: DambievTrong ảnh, máy bay Su-30MK2 được tháo lắp cánh và nhiều phần thiết bị trước khi được không vận bằng An-124 tới Indonesia. Nguồn ảnh: DambievCác máy bay Su-30 này được đại tu nâng cấp tại nhà máy 558 ở Belarus. Nguồn ảnh: DambievSu-30MK2 là phiên bản nâng cấp của "gia đình" Su-30MK chuyên cho nhiệm vụ tác chiến biển, tấn công mục tiêu trên biển, tất nhiên nó có khả năng không đối không và không đối đất. Nguồn ảnh: Airliners.netKhách hàng đầu tiên của phiên bản Su-30MK2 là Không quân Hải quân Trung Quốc, sau đó là Không quân Nhân dân Việt Nam, Không quân Indonesia, Không quân Venezuela, Không quân Uganda. Nguồn ảnh: Airliners.netHiện Việt Nam là vị khách sử dụng số lượng Su-30MK2 lớn nhất, lên tới 36 chiếc. Nguồn ảnh: Airliners.netSu-30MK2 trang bị cặp động cơ AL-31F cho tốc độ tối đa Mach 2 tức 2.120km/h, tầm bay 3.000km, tốc độ leo cao 305m/s, trần bay 17.300m, tải trọng 8 tấn vũ khí. Trong nhiệm vụ đối hải, nó có thể mang tới 6 tên lửa chống hạm siêu âm Kh-31A có tầm bắn 70km. Nguồn ảnh: Airliners.netVideo máy bay Su-27SKM và Su-30MK2 của Indonesia. Nguồn: Youtube
Hôm 28/7, máy bay vận tải An-124 Ruslan của Ukraine đã vận chuyển hai máy bay tiêm kích Su-30K tới căn cứ không quân Sutlan Hasanuddin của Indonesia. Như vậy, sau Angola, cuối cùng đã lộ diện quốc gia thứ 2 “quất” lô Su-30K đã qua sử dụng. Nguồn ảnh: Dambiev
Những chiếc máy bay Su-30K này vốn được Nhà máy hàng không Irkutsk sản xuất cho Ấn Độ dựa theo chương trình Su-30MKI, chúng được chuyển giao cho New Delhi trong giai đoạn 1997-1999. Đến năm 2005, Ấn Độ đã trả lại 18 chiếc Su-30K cho Irkutsk để đổi lấy 18 chiếc Su-30MKI mới tinh được sản xuất trong năm 2007. Nguồn ảnh: Dambiev
Tháng 7/2011, tất cả 18 chiếc Su-30K được vận chuyển từ Ấn Độ tới nhà máy 558 ở Belarus để tìm kiếm khách hàng thay vì chuyển cho Không quân Nga. Sau các cuộc đàm phán, Angola đã mua 12 chiếc, phần còn lại 6 chiếc có lẽ là Indonesia sẽ lấy cả. Nguồn ảnh: Dambiev
Theo tạp chí Scramble, 2 chiếc Su-30K mang số hiệu TS-3001 và TS-3002 vừa chuyển giao cho Indonesia đã được nâng cấp lên chuẩn Su-30MK2. Nguồn ảnh: Dambiev
Nếu thực sự Indonesia là chủ nhân 6 Su-30K còn lại, thì với việc nhận đủ trong thời gian tới sẽ nâng tổng số máy bay Su-30 trong không quân nước này lên con số 17 (gồm Su-30MK, Su-30MK2). Nguồn ảnh: Dambiev
Trong ảnh, máy bay Su-30MK2 được tháo lắp cánh và nhiều phần thiết bị trước khi được không vận bằng An-124 tới Indonesia. Nguồn ảnh: Dambiev
Các máy bay Su-30 này được đại tu nâng cấp tại nhà máy 558 ở Belarus. Nguồn ảnh: Dambiev
Su-30MK2 là phiên bản nâng cấp của "gia đình" Su-30MK chuyên cho nhiệm vụ tác chiến biển, tấn công mục tiêu trên biển, tất nhiên nó có khả năng không đối không và không đối đất. Nguồn ảnh: Airliners.net
Khách hàng đầu tiên của phiên bản Su-30MK2 là Không quân Hải quân Trung Quốc, sau đó là Không quân Nhân dân Việt Nam, Không quân Indonesia, Không quân Venezuela, Không quân Uganda. Nguồn ảnh: Airliners.net
Hiện Việt Nam là vị khách sử dụng số lượng Su-30MK2 lớn nhất, lên tới 36 chiếc. Nguồn ảnh: Airliners.net
Su-30MK2 trang bị cặp động cơ AL-31F cho tốc độ tối đa Mach 2 tức 2.120km/h, tầm bay 3.000km, tốc độ leo cao 305m/s, trần bay 17.300m, tải trọng 8 tấn vũ khí. Trong nhiệm vụ đối hải, nó có thể mang tới 6 tên lửa chống hạm siêu âm Kh-31A có tầm bắn 70km. Nguồn ảnh: Airliners.net
Video máy bay Su-27SKM và Su-30MK2 của Indonesia. Nguồn: Youtube