"Quá tồi tệ" là lời nhận xét ngắn gọn của các Đô đốc Hải quân Hoàng gia Anh sau khi tiếp nhận tàu chiến này từ hãng Harland và Wolff. Được đặt lườn từ năm 1942, nhưng quá trình xây dựng kéo tới gần 10 năm đã khiến tàu sân bay HMS Eagle đã lỗi thời trước khi nó được hạ thủy. Nguồn ảnh: Pinterest.Ban đầu, thiết kế của tàu chiến tệ nhất nước Anh chiếc HMS Eagle của Hải quân Hoàng gia là rất đơn giản với một đường băng và đảo chỉ huy sử dụng toàn bộ những công nghệ cũ từ những năm 30 của thế kỷ trước. Ảnh: Tàu sân bay HMS Eagle với một đường băng thẳng. Nguồn ảnh: Pinterest.Tuy nhiên khi nó được nhập biên chế vào năm 1951, thời đại của tên lửa và máy bay phản lực đã đến rất gần. Để có thể tiếp tục được phục vụ trong Hải quân Hoàng gia Anh, HMS Eagle buộc phải được tái thiết kế lại. Ảnh: Tàu HMS Eagle với hai đường băng và tháp chỉ huy được nâng cấp sau khi đóng lại. Nguồn ảnh: Pinterest.Quá trình "sinh ra lần nữa" của tàu sân bay HMS Eagle tốn tới thêm 5 năm nữa, từ năm 1959 tới tận năm 1964 mới hoàn thiện, quá trình này bao gồm việc cải tiến thêm đường băng thứ hai cho tàu sân bay này và nâng cấp hệ thống radar trên tàu. Nguồn ảnh: Wiki.Hệ thống súng phòng không trên tàu cũng được loại bỏ hết thay vào đó là loại tên lửa đất đối không Seacat mới nhất mà Quân đội Anh có lúc bấy giờ. Tới năm 1964, thiết kế mới của HMS Eagle cũng được coi là "tạm ổn", khá phù hợp với công nghệ đương thời. Nguồn ảnh: Wiki.Sau khi được xây dựng lại gần như hoàn toàn, tàu sân bay HMS Eagle có độ giãn nước tối da lên tới 55.000 tấn, chiều dài thu ngắn lại còn 220 mét và có lườn được nới rộng ra lên tới 52 mét so với thiết kế ban đầu chỉ 42 mét. Nguồn ảnh: Wiki.Độ mớm nước của con tàu này cũng được tăng lên tới 11 mét thay vì nguyên bản chỉ 10 mét. Hệ thống dẫn động cũng được thay đổi với 4 trục và động cơ tua-bin khí tổng cộng 8 nồi hơi cung cấp 152.000 sức ngựa. Nguồn ảnh: Wiki.Tốc độ tối đa của con tàu được giữ nguyên mặc dù trọng tải của nó tăng lên đáng kể. Cụ thể, tàu sân bay HMS Eagle có tốc độ tối đa lên tới 57 km/h, tầm hoạt động tối đa 13.000 km ở tốc độ hành trình 18 hải lý. Nguồn ảnh: History.Số lượng thủy thủ đoàn biên chế cho tàu sân bay này tối đa là 2750 thủy thủ, sĩ quan chỉ huy và lực lượng không quân. Tàu được trang bị tổng cộng 4 x 2 khẩu pháo 113 mm và 6 bệ phóng tên lửa Seacat đất đối không. Nguồn ảnh: Flickr.Nhiều chuyên gia đã từng khẳng định, thiết kế của HMS Eagle khi nó được đóng mới là không lỗi thời chút nào, thậm chí còn tiên tiến hơn nhiều loại tàu sân bay cùng thời. Tuy nhiên do quá trình đóng mới quá lâu, tốn tới hàng chục năm và khi con tàu này ra đời, nó lại ra đời đúng vào thời gian thay đổi công nghệ như vũ bão trên thế giới. Nguồn ảnh: Pinterest.Chính điều đó đã khiến Hải quân Hoàng gia Anh có hai lựa chọn cực kỳ khó khăn, một là đóng một tàu sân bay mới, buộc phải phá hủy con tàu vừa nhập biên chế đã lỗi thời này. Hai là phải chi thêm tiền để nâng cấp HMS Eagle để phù hợp hơn với kiểu chiến tranh hiện đại với máy bay phản lực và tên lửa. Nguồn ảnh: Pinterest.Điều đó cũng đồng nghĩa với việc, gọi tàu sân bay HMS Eagle là "tệ nhất thế giới" thực ra cũng hơi nặng lời quá, nó chỉ ra đời không đúng lúc, trở thành lỗi thời do công nghệ sản xuất vũ khí đã tiến quá nhanh còn bản thiết kế của nó lại được vẽ ra từ trước đó nhiều thập niên. Nguồn ảnh: RN. Mời độc giả xem Video: Năm 1967, tàu sân bay HMS Eagle tới Singapore.
"Quá tồi tệ" là lời nhận xét ngắn gọn của các Đô đốc Hải quân Hoàng gia Anh sau khi tiếp nhận tàu chiến này từ hãng Harland và Wolff. Được đặt lườn từ năm 1942, nhưng quá trình xây dựng kéo tới gần 10 năm đã khiến tàu sân bay HMS Eagle đã lỗi thời trước khi nó được hạ thủy. Nguồn ảnh: Pinterest.
Ban đầu, thiết kế của tàu chiến tệ nhất nước Anh chiếc HMS Eagle của Hải quân Hoàng gia là rất đơn giản với một đường băng và đảo chỉ huy sử dụng toàn bộ những công nghệ cũ từ những năm 30 của thế kỷ trước. Ảnh: Tàu sân bay HMS Eagle với một đường băng thẳng. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tuy nhiên khi nó được nhập biên chế vào năm 1951, thời đại của tên lửa và máy bay phản lực đã đến rất gần. Để có thể tiếp tục được phục vụ trong Hải quân Hoàng gia Anh, HMS Eagle buộc phải được tái thiết kế lại. Ảnh: Tàu HMS Eagle với hai đường băng và tháp chỉ huy được nâng cấp sau khi đóng lại. Nguồn ảnh: Pinterest.
Quá trình "sinh ra lần nữa" của tàu sân bay HMS Eagle tốn tới thêm 5 năm nữa, từ năm 1959 tới tận năm 1964 mới hoàn thiện, quá trình này bao gồm việc cải tiến thêm đường băng thứ hai cho tàu sân bay này và nâng cấp hệ thống radar trên tàu. Nguồn ảnh: Wiki.
Hệ thống súng phòng không trên tàu cũng được loại bỏ hết thay vào đó là loại tên lửa đất đối không Seacat mới nhất mà Quân đội Anh có lúc bấy giờ. Tới năm 1964, thiết kế mới của HMS Eagle cũng được coi là "tạm ổn", khá phù hợp với công nghệ đương thời. Nguồn ảnh: Wiki.
Sau khi được xây dựng lại gần như hoàn toàn, tàu sân bay HMS Eagle có độ giãn nước tối da lên tới 55.000 tấn, chiều dài thu ngắn lại còn 220 mét và có lườn được nới rộng ra lên tới 52 mét so với thiết kế ban đầu chỉ 42 mét. Nguồn ảnh: Wiki.
Độ mớm nước của con tàu này cũng được tăng lên tới 11 mét thay vì nguyên bản chỉ 10 mét. Hệ thống dẫn động cũng được thay đổi với 4 trục và động cơ tua-bin khí tổng cộng 8 nồi hơi cung cấp 152.000 sức ngựa. Nguồn ảnh: Wiki.
Tốc độ tối đa của con tàu được giữ nguyên mặc dù trọng tải của nó tăng lên đáng kể. Cụ thể, tàu sân bay HMS Eagle có tốc độ tối đa lên tới 57 km/h, tầm hoạt động tối đa 13.000 km ở tốc độ hành trình 18 hải lý. Nguồn ảnh: History.
Số lượng thủy thủ đoàn biên chế cho tàu sân bay này tối đa là 2750 thủy thủ, sĩ quan chỉ huy và lực lượng không quân. Tàu được trang bị tổng cộng 4 x 2 khẩu pháo 113 mm và 6 bệ phóng tên lửa Seacat đất đối không. Nguồn ảnh: Flickr.
Nhiều chuyên gia đã từng khẳng định, thiết kế của HMS Eagle khi nó được đóng mới là không lỗi thời chút nào, thậm chí còn tiên tiến hơn nhiều loại tàu sân bay cùng thời. Tuy nhiên do quá trình đóng mới quá lâu, tốn tới hàng chục năm và khi con tàu này ra đời, nó lại ra đời đúng vào thời gian thay đổi công nghệ như vũ bão trên thế giới. Nguồn ảnh: Pinterest.
Chính điều đó đã khiến Hải quân Hoàng gia Anh có hai lựa chọn cực kỳ khó khăn, một là đóng một tàu sân bay mới, buộc phải phá hủy con tàu vừa nhập biên chế đã lỗi thời này. Hai là phải chi thêm tiền để nâng cấp HMS Eagle để phù hợp hơn với kiểu chiến tranh hiện đại với máy bay phản lực và tên lửa. Nguồn ảnh: Pinterest.
Điều đó cũng đồng nghĩa với việc, gọi tàu sân bay HMS Eagle là "tệ nhất thế giới" thực ra cũng hơi nặng lời quá, nó chỉ ra đời không đúng lúc, trở thành lỗi thời do công nghệ sản xuất vũ khí đã tiến quá nhanh còn bản thiết kế của nó lại được vẽ ra từ trước đó nhiều thập niên. Nguồn ảnh: RN.
Mời độc giả xem Video: Năm 1967, tàu sân bay HMS Eagle tới Singapore.