Bốn thủy thủ trên tàu sân bay USS Carl Vinson chuẩn bị thực hiện nghi thức chào cờ vào cuối giờ chiều hàng ngày hôm 5/3. Hàng không mẫu hạm của Hải quân Mỹ hiện dừng chân tại vịnh Đà Nẵng trong chuyến thăm kéo dài năm ngày.Paul Nguyen, chàng trai gốc Việt, là một thành viên của thủy thủ đoàn tàu sân bay USS Carl Vinson. Chia sẻ với phóng viên Zing.vn, Paul cho biết cha mẹ anh đều là người Việt, quê ở Cà Mau. Anh sinh năm 1994, từng về Việt Nam một lần năm 2010.Paul cho biết anh làm trên tàu hai năm nay với công việc sửa chữa máy bay. Chàng trai thích xăm hình và cả hai hình xăm trên cánh tay đều hình thành sau khi anh nhập ngũ. Anh rất thích đồ ăn Việt Nam.USS Carl Vinson là một trong 10 siêu tàu sân bay hạt nhân lớp Nimitz của Hải quân Mỹ. Tàu có biệt danh "Đại bàng Vàng" (Golden Eagle), với khẩu hiệu là "Sức mạnh từ biển cả" (Vis Per Mare).Đây là năm thứ 2 liên tiếp tàu sân bay vốn thuộc Hạm đội 3 Hải quân Mỹ đến hoạt động ở vùng Biển Đông. Với biên chế gần 6.000 thủy thủ và chuyên viên, hàng không mẫu hạm này thậm chí còn "đông dân" hơn cả một số thành phố nhỏ.Sinh hoạt trên tàu tuân theo tinh thần "kỷ luật là điều kiện tiên quyết", theo lời ông Rick Labranche, cựu sĩ quan chỉ huy trên tàu Carl Vinson giai đoạn 2010-2013. "Chúng tôi ở trên một con tàu khổng lồ, do vậy kỷ luật là điều rất quan trọng. Chúng tôi đã nhập cuộc và phải luôn trong tinh thần sẵn sàng từng phút từng giây”, ông Labranche từng chia sẻ với báo giới.Vị cựu chỉ huy cho hay những lý do để bị phạt có thể là "hiệu quả làm việc kém" hoặc thậm chí quan hệ khuất tất với cấp dưới; nhẹ thì bị cấm túc, còn nặng thì bị trả về đất liền. Tuy nhiên, khi một lính hải quân bị yêu cầu quay trở về "có nghĩa sự nghiệp của anh ta đã chấm dứt".Các phóng viên Việt Nam và quốc tế được đưa đi tham quan tàu vào chiều 5/3. Đây là lần đầu tiên một tàu sân bay của Mỹ cập cảng Việt Nam kể từ khi kết thúc Chiến tranh Việt Nam. Sự kiện lịch sử đánh dấu một mốc mới trong quan hệ Việt - Mỹ nói chung và hợp tác quốc phòng giữa hai nước nói riêng. Trong ảnh là thủy thủ hướng dẫn báo chí trong chuyến tham quan tàu.Thủy thủ Grandin, 27 tuổi, đã theo tàu 3 năm. Anh cho biết anh đã kết hôn và có một con trai. "Tôi yêu thích cuộc sống trên tàu. Đây là lần đầu tiên tôi đến Việt Nam. Khí hậu ở Đà Nẵng rất dễ chịu", Grandin nói với Zing.vn. Anh nói anh rất nhớ con trai nhưng chưa biết khi nào mới có thể về thăm nhà.USS Carl Vinson được ví như một "pháo đài di động" trên biển với những hoạt động liên tục nhằm đảm bảo tính sẵn sàng chiến đấu. Mỗi ngày, các máy bay chiến đấu đều cất cánh thực hiện những vụ tuần tra trên các vùng biển xung quanh. Mỗi lần bay có thể kéo dài khoảng 3 giờ. "Nếu có ngày làm việc dưới 12-14 tiếng thì đó thực sự là một ngày hiếm hoi", một phi công từng chia sẻ trên trang GMA Network.Nhiệm vụ quan trọng của phần lớn hải trình là chuẩn bị cho những tình huống bất ngờ. Do vậy, chương trình tập luyện chiếm đa số thời gian trên tàu USS Carl Vinson. "Các bài tập này giống như một môn thể thao và chúng tôi phải luôn tập luyện. Biên độ sai số phải ở mức rất nhỏ", viên phi công trên nói.Các thủy thủ chia ca để làm nhiệm vụ. Khi hết ca trực, họ có thể mặc thường phục, rời vị trí và tham gia các hoạt động giải trí ngay trên tàu.Hạm trưởng Doug Verissimo ví USS Carl Vinson như một "thành phố nổi". "Chúng tôi có quầy phục vụ cà phê, phòng khám nha khoa, phòng tập thể dục, phòng hát karaoke mỗi tối thứ 6, một nhà nguyện để phục vụ những người theo các tôn giáo như Thiên Chúa giáo hoặc đạo Phật…", ông Verissimo từng chia sẻ với một tờ báo.Một tấm bảng ghi lại những "điều răn" đối với thủy thủ đoàn trên tàu USS Carl Vinson, bao gồm "đảm bảo sức vóc, ăn uống lành mạnh, ngủ nghỉ thích hợp, tập luyện theo cấp độ và đáp ứng tiêu chuẩn chiến đấu".Một thủy thủ chụp lại phong cảnh nhìn từ boong tàu tại Đà Nẵng. Trong chuyến thăm, các sĩ quan và thủy thủ đoàn sẽ tham gia một số hoạt động cộng đồng tại thành phố biển như biểu diễn ca nhạc, giao lưu thể thao, thăm và giao lưu tại Làng trẻ em SOS, Trung tâm Bảo trợ nạn nhân chất độc da cam...Các nhóm sĩ quan, thủy thủ đoàn cũng sẽ tham gia các hoạt động trao đổi chuyên môn, kỹ thuật về cung cấp điện, nước, hỗ trợ ứng phó thảm họa, kỹ năng phòng cháy, chữa cháy...
Bốn thủy thủ trên tàu sân bay USS Carl Vinson chuẩn bị thực hiện nghi thức chào cờ vào cuối giờ chiều hàng ngày hôm 5/3. Hàng không mẫu hạm của Hải quân Mỹ hiện dừng chân tại vịnh Đà Nẵng trong chuyến thăm kéo dài năm ngày.
Paul Nguyen, chàng trai gốc Việt, là một thành viên của thủy thủ đoàn tàu sân bay USS Carl Vinson. Chia sẻ với phóng viên Zing.vn, Paul cho biết cha mẹ anh đều là người Việt, quê ở Cà Mau. Anh sinh năm 1994, từng về Việt Nam một lần năm 2010.
Paul cho biết anh làm trên tàu hai năm nay với công việc sửa chữa máy bay. Chàng trai thích xăm hình và cả hai hình xăm trên cánh tay đều hình thành sau khi anh nhập ngũ. Anh rất thích đồ ăn Việt Nam.
USS Carl Vinson là một trong 10 siêu tàu sân bay hạt nhân lớp Nimitz của Hải quân Mỹ. Tàu có biệt danh "Đại bàng Vàng" (Golden Eagle), với khẩu hiệu là "Sức mạnh từ biển cả" (Vis Per Mare).
Đây là năm thứ 2 liên tiếp tàu sân bay vốn thuộc Hạm đội 3 Hải quân Mỹ đến hoạt động ở vùng Biển Đông. Với biên chế gần 6.000 thủy thủ và chuyên viên, hàng không mẫu hạm này thậm chí còn "đông dân" hơn cả một số thành phố nhỏ.
Sinh hoạt trên tàu tuân theo tinh thần "kỷ luật là điều kiện tiên quyết", theo lời ông Rick Labranche, cựu sĩ quan chỉ huy trên tàu Carl Vinson giai đoạn 2010-2013. "Chúng tôi ở trên một con tàu khổng lồ, do vậy kỷ luật là điều rất quan trọng. Chúng tôi đã nhập cuộc và phải luôn trong tinh thần sẵn sàng từng phút từng giây”, ông Labranche từng chia sẻ với báo giới.
Vị cựu chỉ huy cho hay những lý do để bị phạt có thể là "hiệu quả làm việc kém" hoặc thậm chí quan hệ khuất tất với cấp dưới; nhẹ thì bị cấm túc, còn nặng thì bị trả về đất liền. Tuy nhiên, khi một lính hải quân bị yêu cầu quay trở về "có nghĩa sự nghiệp của anh ta đã chấm dứt".
Các phóng viên Việt Nam và quốc tế được đưa đi tham quan tàu vào chiều 5/3. Đây là lần đầu tiên một tàu sân bay của Mỹ cập cảng Việt Nam kể từ khi kết thúc Chiến tranh Việt Nam. Sự kiện lịch sử đánh dấu một mốc mới trong quan hệ Việt - Mỹ nói chung và hợp tác quốc phòng giữa hai nước nói riêng. Trong ảnh là thủy thủ hướng dẫn báo chí trong chuyến tham quan tàu.
Thủy thủ Grandin, 27 tuổi, đã theo tàu 3 năm. Anh cho biết anh đã kết hôn và có một con trai. "Tôi yêu thích cuộc sống trên tàu. Đây là lần đầu tiên tôi đến Việt Nam. Khí hậu ở Đà Nẵng rất dễ chịu", Grandin nói với Zing.vn. Anh nói anh rất nhớ con trai nhưng chưa biết khi nào mới có thể về thăm nhà.
USS Carl Vinson được ví như một "pháo đài di động" trên biển với những hoạt động liên tục nhằm đảm bảo tính sẵn sàng chiến đấu. Mỗi ngày, các máy bay chiến đấu đều cất cánh thực hiện những vụ tuần tra trên các vùng biển xung quanh. Mỗi lần bay có thể kéo dài khoảng 3 giờ. "Nếu có ngày làm việc dưới 12-14 tiếng thì đó thực sự là một ngày hiếm hoi", một phi công từng chia sẻ trên trang GMA Network.
Nhiệm vụ quan trọng của phần lớn hải trình là chuẩn bị cho những tình huống bất ngờ. Do vậy, chương trình tập luyện chiếm đa số thời gian trên tàu USS Carl Vinson. "Các bài tập này giống như một môn thể thao và chúng tôi phải luôn tập luyện. Biên độ sai số phải ở mức rất nhỏ", viên phi công trên nói.
Các thủy thủ chia ca để làm nhiệm vụ. Khi hết ca trực, họ có thể mặc thường phục, rời vị trí và tham gia các hoạt động giải trí ngay trên tàu.
Hạm trưởng Doug Verissimo ví USS Carl Vinson như một "thành phố nổi". "Chúng tôi có quầy phục vụ cà phê, phòng khám nha khoa, phòng tập thể dục, phòng hát karaoke mỗi tối thứ 6, một nhà nguyện để phục vụ những người theo các tôn giáo như Thiên Chúa giáo hoặc đạo Phật…", ông Verissimo từng chia sẻ với một tờ báo.
Một tấm bảng ghi lại những "điều răn" đối với thủy thủ đoàn trên tàu USS Carl Vinson, bao gồm "đảm bảo sức vóc, ăn uống lành mạnh, ngủ nghỉ thích hợp, tập luyện theo cấp độ và đáp ứng tiêu chuẩn chiến đấu".
Một thủy thủ chụp lại phong cảnh nhìn từ boong tàu tại Đà Nẵng. Trong chuyến thăm, các sĩ quan và thủy thủ đoàn sẽ tham gia một số hoạt động cộng đồng tại thành phố biển như biểu diễn ca nhạc, giao lưu thể thao, thăm và giao lưu tại Làng trẻ em SOS, Trung tâm Bảo trợ nạn nhân chất độc da cam...
Các nhóm sĩ quan, thủy thủ đoàn cũng sẽ tham gia các hoạt động trao đổi chuyên môn, kỹ thuật về cung cấp điện, nước, hỗ trợ ứng phó thảm họa, kỹ năng phòng cháy, chữa cháy...