Theo PNA, Hàn Quốc đã chấp nhận chuyển giao tàu chiến lớp Pohang cũ cho Hải quân Philippines với giá chỉ 100 USD. "Việc chuyển giao này là một dạng quà tặng. Chúng tôi sẽ chuyển lại 100 USD, nhưng con tàu sẽ được tân trang lại", người phát ngôn Bộ Quốc phòng Philippines Arsenio Andolong cho biết ngày 27/4. Nguồn ảnh: Wikipedia"Chúng tôi hy vọng sẽ nhận được con tàu trong năm nay", ông nói. Cũng theo người phát ngôn, Philippines hy vọng sẽ "mua" được 3 chiếc tàu dạng tương tự trong quá trình Hàn Quốc thay mới các tàu chiến của họ. Nguồn ảnh: Korea ModTheo một số nguồn tin, tàu chiến giá 100 USD (tương đương 2,2 triệu VNĐ) mà Hàn Quốc bán cho Philippines thuộc lớp Pohang Flight II được Seoul trang bị từ giữa những năm 1980, và được loại biên chế vào cuối năm 2014.Nguồn ảnh: WikipediaCác tàu hộ vệ mang tên lửa lớp Pohang có lượng giãn nước tối đa khoảng 1.200 tấn và dài hơn 88m. Trong suốt giai đoạn từ năm 1984 – 1993 Hải quân Hàn Quốc phát triển khoảng 4 biến thể của Pohang trong đó các tàu Pohang (Flight II) là biến thể đầu tiên. Có khoảng 24 tàu hộ vệ Pohang được Hải quân Hàn Quốc đưa vào trang bị nhưng con số này hiện nay chỉ còn 18 chiếc.Nguồn ảnh: WikipediaTuy nhiên các tàu Pohang được phát triển thành hai biến thể chính phục vụ cho hai mục đích: chống tàu mặt nước và chống tàu ngầm. Vì vậy, cấu hình vũ khí, hệ thống điện tử trang bị có phần khác biệt nhưng kích thước cơ bản giữa chúng vẫn tương đương nhau.Trong ảnh là chiếc Gyeongju (PCC-758) được biên chế năm 1986, cấu hình cho nhiệm vụ chống tàu mặt nước bằng tên lửa hành trình Exocet MM38. Nguồn ảnh: WikipediaHệ thống vũ khí chính trên các tàu Pohang (Flight II) cấp cho Hải quân Philippines gồm hải pháo OTO Melara 76mm và hai pháo tự động Emerlec 30mm được sử dụng chủ yếu cho nhiệm vụ phòng không hoặc đánh chặn tầm gần. Nguồn ảnh: WikipediaBên cạnh đó các tàu Pohang (Flight II) cũng được trang bị hai tên lửa chống hạm MM38 Exocet với tầm bắn hiệu quả chỉ đạt 42km. Nguồn ảnh: WikipediaNếu phía Hàn Quốc giữ nguyên hệ thống vũ khí trên tàu Pohang thì đây sẽ là tàu hộ vệ mang tên lửa đầu tiên của Hải quân Philippines. Dù tính năng còn nhiều khá hạn chế nhưng đây cũng có thể được xem là động lực giúp Philippines cải thiện khả năng tác chiến trên biển của nước này. Trong ảnh là chiếc Cheonan (PCC-772) thuộc lớp tàu hộ vệ lớp Pohang (Flight IV). Nguồn ảnh: WikipediaTrước đó hai tàu chiến mới nhất và cũng lớn nhất của Hải quân Philippines thuộc lớp Hamilton (mua lại của Mỹ) chỉ được trang bị vẻn vẹn một hải pháo 76mm và 2 pháo 25mm. Nguồn ảnh: WikipediaTrong những năm gần đây, quan hệ quân sự Philippines và Hàn Quốc có nét hơn. Đặc biệt, Manila đã ký thỏa thuận mua máy bay chiến đấu FA-50PH do Hàn Quốc chế tạo. Trong ảnh, một trong hai chiếc FA-50PH mới được Hàn Quốc chuyển giao cho Không quân Philippines. Nguồn ảnh: efrainnoelmorota
Theo PNA, Hàn Quốc đã chấp nhận chuyển giao tàu chiến lớp Pohang cũ cho Hải quân Philippines với giá chỉ 100 USD. "Việc chuyển giao này là một dạng quà tặng. Chúng tôi sẽ chuyển lại 100 USD, nhưng con tàu sẽ được tân trang lại", người phát ngôn Bộ Quốc phòng Philippines Arsenio Andolong cho biết ngày 27/4. Nguồn ảnh: Wikipedia
"Chúng tôi hy vọng sẽ nhận được con tàu trong năm nay", ông nói. Cũng theo người phát ngôn, Philippines hy vọng sẽ "mua" được 3 chiếc tàu dạng tương tự trong quá trình Hàn Quốc thay mới các tàu chiến của họ. Nguồn ảnh: Korea Mod
Theo một số nguồn tin, tàu chiến giá 100 USD (tương đương 2,2 triệu VNĐ) mà Hàn Quốc bán cho Philippines thuộc lớp Pohang Flight II được Seoul trang bị từ giữa những năm 1980, và được loại biên chế vào cuối năm 2014.Nguồn ảnh: Wikipedia
Các tàu hộ vệ mang tên lửa lớp Pohang có lượng giãn nước tối đa khoảng 1.200 tấn và dài hơn 88m. Trong suốt giai đoạn từ năm 1984 – 1993 Hải quân Hàn Quốc phát triển khoảng 4 biến thể của Pohang trong đó các tàu Pohang (Flight II) là biến thể đầu tiên. Có khoảng 24 tàu hộ vệ Pohang được Hải quân Hàn Quốc đưa vào trang bị nhưng con số này hiện nay chỉ còn 18 chiếc.Nguồn ảnh: Wikipedia
Tuy nhiên các tàu Pohang được phát triển thành hai biến thể chính phục vụ cho hai mục đích: chống tàu mặt nước và chống tàu ngầm. Vì vậy, cấu hình vũ khí, hệ thống điện tử trang bị có phần khác biệt nhưng kích thước cơ bản giữa chúng vẫn tương đương nhau.Trong ảnh là chiếc Gyeongju (PCC-758) được biên chế năm 1986, cấu hình cho nhiệm vụ chống tàu mặt nước bằng tên lửa hành trình Exocet MM38. Nguồn ảnh: Wikipedia
Hệ thống vũ khí chính trên các tàu Pohang (Flight II) cấp cho Hải quân Philippines gồm hải pháo OTO Melara 76mm và hai pháo tự động Emerlec 30mm được sử dụng chủ yếu cho nhiệm vụ phòng không hoặc đánh chặn tầm gần. Nguồn ảnh: Wikipedia
Bên cạnh đó các tàu Pohang (Flight II) cũng được trang bị hai tên lửa chống hạm MM38 Exocet với tầm bắn hiệu quả chỉ đạt 42km. Nguồn ảnh: Wikipedia
Nếu phía Hàn Quốc giữ nguyên hệ thống vũ khí trên tàu Pohang thì đây sẽ là tàu hộ vệ mang tên lửa đầu tiên của Hải quân Philippines. Dù tính năng còn nhiều khá hạn chế nhưng đây cũng có thể được xem là động lực giúp Philippines cải thiện khả năng tác chiến trên biển của nước này. Trong ảnh là chiếc Cheonan (PCC-772) thuộc lớp tàu hộ vệ lớp Pohang (Flight IV). Nguồn ảnh: Wikipedia
Trước đó hai tàu chiến mới nhất và cũng lớn nhất của Hải quân Philippines thuộc lớp Hamilton (mua lại của Mỹ) chỉ được trang bị vẻn vẹn một hải pháo 76mm và 2 pháo 25mm. Nguồn ảnh: Wikipedia
Trong những năm gần đây, quan hệ quân sự Philippines và Hàn Quốc có nét hơn. Đặc biệt, Manila đã ký thỏa thuận mua máy bay chiến đấu FA-50PH do Hàn Quốc chế tạo. Trong ảnh, một trong hai chiếc FA-50PH mới được Hàn Quốc chuyển giao cho Không quân Philippines. Nguồn ảnh: efrainnoelmorota