Theo trang tin quân sự Defence Blog dẫn thông tin từ Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, Công ty BAE Systems Land & Armaments đã nhận được bản hợp đồng trị giá 83,6 triệu USD để xây dựng, tích hợp, thử nghiệm và cung cấp 30 phương tiện tấn công đổ bộ AAV-P7A1 với các biến thể khác nhau cho Đài Loan. Ảnh: Defence Blog.Quá trình sản xuất những phương tiện đổ bộ tấn công theo hợp đồng này sẽ diễn ra tại York, bang Pennsylvania, và dự kiến hoàn thành vào tháng 7/2020. Ảnh: army-technology.comAAV-P7A1 là một loại phương tiện bọc thép lội nước dành riêng cho nhiệm vụ đổ bộ đường biển vận chuyển binh sĩ và hàng hóa từ tàu đổ bộ lên đất liền. Ảnh: army-technology.comTrên biển, AAV-P7A1 có thể đạt tốc độ 7 hải lý/giờ khi di chuyển dưới nước nhờ động cơ V-8 diesel tuốc bin tăng áp 400 mã lực với động cơ đẩy được kích hoạt bởi hai máy bơm phụt tia nước. Ảnh: army-technology.comTrên đất liền, AAV-P7A1 có thể di chuyển trên mọi địa hình với tốc độ tối đa lên tới 72 km/h. Ảnh: army-technology.comLoại phương tiện đổ bộ tấn công này hiện đang phục vụ trong Thủy quân lục chiến Mỹ và quân đội nhiều nước trên thế giới trong đó có Đài L Loan. Ảnh: army-technology.comAAV-P7A1 có trọng lượng 29,1 tấn, chiều dài 7,94 mét, rộng 3,27 mét và cao 3,26 mét. Ảnh: globalsecurity.orgMột chiếc AAV-P7A1 có thể mang theo tối đa 25 thủy quân lục chiến cùng đầy đủ trang bị với kíp chiến đấu gồm 4 người. Với thiết kế cửa đổ bộ mở từ phía sau trên AAV-P7A1 giúp nó có thể bảo vệ được binh sĩ trước hỏa lực bắn thẳng của địch.Vũ khí chính của AAV-P7A1 là một tháp pháo trang bị súng phóng lựu tự động Mk 19 40 mm và vũ khí thứ hai là súng máy 12.7mm M2HB. Ảnh: Wikipedia.Được biết, tàu đổ bộ AAV-P7A1 được "trình làng" lần đầu tiên vào năm 1972 với tên ban đầu là LVTP-7. Ảnh: globalsecurity.orgMời độc giả xem thêm video: 10 tàu đổ bộ tấn công mạnh nhất hành tinh (Nguồn: Youtube)
Theo trang tin quân sự Defence Blog dẫn thông tin từ Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, Công ty BAE Systems Land & Armaments đã nhận được bản hợp đồng trị giá 83,6 triệu USD để xây dựng, tích hợp, thử nghiệm và cung cấp 30 phương tiện tấn công đổ bộ AAV-P7A1 với các biến thể khác nhau cho Đài Loan. Ảnh: Defence Blog.
Quá trình sản xuất những phương tiện đổ bộ tấn công theo hợp đồng này sẽ diễn ra tại York, bang Pennsylvania, và dự kiến hoàn thành vào tháng 7/2020. Ảnh: army-technology.com
AAV-P7A1 là một loại phương tiện bọc thép lội nước dành riêng cho nhiệm vụ đổ bộ đường biển vận chuyển binh sĩ và hàng hóa từ tàu đổ bộ lên đất liền. Ảnh: army-technology.com
Trên biển, AAV-P7A1 có thể đạt tốc độ 7 hải lý/giờ khi di chuyển dưới nước nhờ động cơ V-8 diesel tuốc bin tăng áp 400 mã lực với động cơ đẩy được kích hoạt bởi hai máy bơm phụt tia nước. Ảnh: army-technology.com
Trên đất liền, AAV-P7A1 có thể di chuyển trên mọi địa hình với tốc độ tối đa lên tới 72 km/h. Ảnh: army-technology.com
Loại phương tiện đổ bộ tấn công này hiện đang phục vụ trong Thủy quân lục chiến Mỹ và quân đội nhiều nước trên thế giới trong đó có Đài L Loan. Ảnh: army-technology.com
AAV-P7A1 có trọng lượng 29,1 tấn, chiều dài 7,94 mét, rộng 3,27 mét và cao 3,26 mét. Ảnh: globalsecurity.org
Một chiếc AAV-P7A1 có thể mang theo tối đa 25 thủy quân lục chiến cùng đầy đủ trang bị với kíp chiến đấu gồm 4 người. Với thiết kế cửa đổ bộ mở từ phía sau trên AAV-P7A1 giúp nó có thể bảo vệ được binh sĩ trước hỏa lực bắn thẳng của địch.
Vũ khí chính của AAV-P7A1 là một tháp pháo trang bị súng phóng lựu tự động Mk 19 40 mm và vũ khí thứ hai là súng máy 12.7mm M2HB. Ảnh: Wikipedia.
Được biết, tàu đổ bộ AAV-P7A1 được "trình làng" lần đầu tiên vào năm 1972 với tên ban đầu là LVTP-7. Ảnh: globalsecurity.org
Mời độc giả xem thêm video: 10 tàu đổ bộ tấn công mạnh nhất hành tinh (Nguồn: Youtube)