Theo tờ arms-expo, Công ty CP Khoa học - Sản xuất Techmash, thuộc Tổng Công ty Nhà nước Rostek đang thực hiện việc hiện đại hóa các viên đạn nổ phá mảnh 140mm cho tổ hợp pháo phản lực A-22 Ogon vốn trang bị trên các tàu đổ bộ Zubr của Hải quân Nga. Nguồn ảnh: WikipediaLoại đạn mới được phát triển trên viên đạn cũ do NPO Splav sản xuất sẽ được trang bị đầu đạn mạnh hơn chứa tới 2.900 mảnh, tầm bắn sẽ tăng lên gấp đôi so với hiện tại (từ 4,5 lên 9,5km). Nguồn ảnh: RoeTổ hợp pháo phản lực phóng loạt A-22 Ogon được chấp nhận vào trang bị Hải quân Liên Xô năm 1988. Nó được thiết kế cho các tàu đổ bộ tăng thông thường và tàu đổ bộ đệm khí, cung cấp khả năng dọn bãi đổ bộ, tiêu diệt người và vũ khí đối phương trên bờ biển, có thể đánh chìm cả tàu bè vùng gần bờ.... Nguồn ảnh: Military RussiaHiện nay, A-22 Ogon chủ yếu trang bị cho các tàu đổ bộ đệm khí Zubr lớn nhất hành tinh. Mỗi một tàu có 2 bệ phóng Ogon. Nguồn ảnh: Military RussiaMột tổ hợp Ogon gồm 3 thành phần chính: đạn rocket 140mm OF-45, ZZh-45 và OFD-45; bệ phóng 22 nòng MS-227 và hệ thống điều khiển hỏa lực DVU-3-BS. Nguồn ảnh: SappinenBệ phóng 22 nòng MS-227 có “hai trạng thái”: Chiến đấu và nạp đạn (khi bắn hết đạn, người ta sẽ đưa bệ phóng xuống “hầm” để ở đó pháo thủ lắp từng quả đạn vào bệ). Nguồn ảnh: RussianarmsTrong ảnh, pháo thủ đang nạp quả đạn 140mm vào bệ Ogon. Nguồn ảnh: RussianarmsĐạn nổ phá mảnh OF-45 của Ogon nặng 27,5kg, có tầm bắn từ 800m tới 4,5km, trong khi phiên bản nâng cấp OFF-45 đạt tầm bắn đến 9,5km. Ngoài ra, Ogon có thể bắn đạn nhiệt áp ZZh-45 có sức tàn phá kinh khủng hơn. Nguồn ảnh: RussianarmsHệ thống pháo Ogon có khả năng khai hỏa khi tàu đang phi mã 30 hải lý/h trong điều kiện sóng gió cấp 3. Tuy nhiên, nếu dừng bắn thì tính chính xác sẽ tốt hơn. Nguồn ảnh: WikipediaVới lượng giãn nước khoảng 555 tấn, Zubr được coi là tàu đổ bộ đệm khí lớn nhất thế giới hiện nay. Nó cũng được coi là một trong những “tuyệt tác” của công nghiệp quốc phòng Liên Xô. Nguồn ảnh: WikipediaTàu đổ bộ Zubr có khả năng chở 3 xe tăng hoặc 10 xe thiết giáp cùng 140 lính hoặc 8 xe hạng nhẹ hoặc 500 lính và chạy với tốc độ tối đa 65 hải lý/h. Nguồn ảnh: WikipediaMời độc giả xem video: Cận cảnh tàu đổ bộ khí đệm Zubr của Hải quân Nga. (Nguồn Russia 1)
Theo tờ arms-expo, Công ty CP Khoa học - Sản xuất Techmash, thuộc Tổng Công ty Nhà nước Rostek đang thực hiện việc hiện đại hóa các viên đạn nổ phá mảnh 140mm cho tổ hợp pháo phản lực A-22 Ogon vốn trang bị trên các tàu đổ bộ Zubr của Hải quân Nga. Nguồn ảnh: Wikipedia
Loại đạn mới được phát triển trên viên đạn cũ do NPO Splav sản xuất sẽ được trang bị đầu đạn mạnh hơn chứa tới 2.900 mảnh, tầm bắn sẽ tăng lên gấp đôi so với hiện tại (từ 4,5 lên 9,5km). Nguồn ảnh: Roe
Tổ hợp pháo phản lực phóng loạt A-22 Ogon được chấp nhận vào trang bị Hải quân Liên Xô năm 1988. Nó được thiết kế cho các tàu đổ bộ tăng thông thường và tàu đổ bộ đệm khí, cung cấp khả năng dọn bãi đổ bộ, tiêu diệt người và vũ khí đối phương trên bờ biển, có thể đánh chìm cả tàu bè vùng gần bờ.... Nguồn ảnh: Military Russia
Hiện nay, A-22 Ogon chủ yếu trang bị cho các tàu đổ bộ đệm khí Zubr lớn nhất hành tinh. Mỗi một tàu có 2 bệ phóng Ogon. Nguồn ảnh: Military Russia
Một tổ hợp Ogon gồm 3 thành phần chính: đạn rocket 140mm OF-45, ZZh-45 và OFD-45; bệ phóng 22 nòng MS-227 và hệ thống điều khiển hỏa lực DVU-3-BS. Nguồn ảnh: Sappinen
Bệ phóng 22 nòng MS-227 có “hai trạng thái”: Chiến đấu và nạp đạn (khi bắn hết đạn, người ta sẽ đưa bệ phóng xuống “hầm” để ở đó pháo thủ lắp từng quả đạn vào bệ). Nguồn ảnh: Russianarms
Trong ảnh, pháo thủ đang nạp quả đạn 140mm vào bệ Ogon. Nguồn ảnh: Russianarms
Đạn nổ phá mảnh OF-45 của Ogon nặng 27,5kg, có tầm bắn từ 800m tới 4,5km, trong khi phiên bản nâng cấp OFF-45 đạt tầm bắn đến 9,5km. Ngoài ra, Ogon có thể bắn đạn nhiệt áp ZZh-45 có sức tàn phá kinh khủng hơn. Nguồn ảnh: Russianarms
Hệ thống pháo Ogon có khả năng khai hỏa khi tàu đang phi mã 30 hải lý/h trong điều kiện sóng gió cấp 3. Tuy nhiên, nếu dừng bắn thì tính chính xác sẽ tốt hơn. Nguồn ảnh: Wikipedia
Với lượng giãn nước khoảng 555 tấn, Zubr được coi là tàu đổ bộ đệm khí lớn nhất thế giới hiện nay. Nó cũng được coi là một trong những “tuyệt tác” của công nghiệp quốc phòng Liên Xô. Nguồn ảnh: Wikipedia
Tàu đổ bộ Zubr có khả năng chở 3 xe tăng hoặc 10 xe thiết giáp cùng 140 lính hoặc 8 xe hạng nhẹ hoặc 500 lính và chạy với tốc độ tối đa 65 hải lý/h. Nguồn ảnh: Wikipedia
Mời độc giả xem video: Cận cảnh tàu đổ bộ khí đệm Zubr của Hải quân Nga. (Nguồn Russia 1)