Ở thời điểm hiện tại, súng chống tăng RPG-7 hay B41 vẫn là vũ khí chống tăng cá nhân tiêu chuẩn của các đơn vị bộ binh Việt Nam, sức mạnh và hiệu quả của loại vũ khí này đã được chứng minh trong nhiều cuộc chiến từ Kháng chiến chống Mỹ, Chiến tranh bảo vệ Biên giới Tây Nam... Tuy nhiên, ngoài B41 Quân đội ta còn được trang bị một loại súng chống tăng cá nhân khác là M72 LAW. Nguồn ảnh: Quân đội Nhân dân.Mặc dù xuất hiện gần như cùng thời điểm với B41, thế nhưng súng chống tăng M72 lại không mấy thành công với nhiệm vụ chống lại các phương tiện bọc thép theo đúng thiết kế của nó. Thay vào đó M72 lại được biết tới nhiều hơn với vai trò như một mẫu vũ khí hỗ trợ hỏa lực trong tiểu đội bộ binh. Trong ảnh là súng chống tăng B41 của Việt Nam với đạn PG-7M. Nguồn ảnh: Quân đội Nhân dân.Sau năm 1975, Quân đội ta thu giữ một số lượng lớn M72 LAW từ các kho vũ khí của quân đội ngụy Sài Gòn và tái sử dụng loại vũ khí này trong các cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới sau đó. Khả năng của M72 cũng được thể hiện rõ qua các chiến tích của nó trên chiến trường. Nguồn ảnh: Pinterest.Tuy nhiên, sau một thời gian dài sử dụng nhưng không được mua sắm mới do nhiều nguyên, số lượng súng chống tăng M72 trong Quân đội ta dần trở nên khan hiếm và dần bị loại khỏi biên chế. Trong ảnh là mô hình huấn luyện sử dụng đạn rocket 66mm - M72 của Binh chủng Hóa Học. Nguồn ảnh: QPVN.Hình ảnh hiếm hoi về M72 trên cũng cho thấy, dù không còn được trang bị rộng rãi như trước thế nhưng M72 vẫn được Quân đội ta lưu giữ và niêm cất với số lượng nhất định phục vụ cho nhiệm vụ huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu. Nguồn ảnh: QPVN.Về lai lịch của M72 LAW – đây là mẫu súng chống tăng sử dụng một lần được Quân đội Mỹ đưa vào trang bị từ giữa những năm 1960 và cuộc chiến đầu tiên mà LAW tham gia chính là Chiến tranh Việt Nam. Nguồn ảnh: Real Fake GunsVề thiết kế của M72, nó sử dụng ống phóng rocket làm bằng sợi thủy tinh, đường kính 66mm. Bên trong ống phóng là một quả đạn nặng 2,4 kg, trọng lượng của súng chống tăng M72 chỉ nặng vỏn vẹn 2,6 kg. Nguồn ảnh: Real Fake Guns.Mỗi quả đạn dùng cho M72 LAW nặng 1,8kg. Tầm bắn hiệu quả của M72 khá hạn chế chỉ từ 170-220m, tốc độ đầu nòng của đạn là 145m/s. Nếu so sánh với B41, súng chống tăng này của Mỹ có tầm bắn kém hơn, hiệu quả thấp và không thể tái sử dụng. Nguồn ảnh: Real Fake Guns.Ngoài ra, những M72 còn không được trang bị kính ngắm tử tế, chỉ là ngắm qua khe đầu ruồi khiến trong điều kiện tác chiến, người sử dụng khó có thể đủ bình tĩnh để bắn chính xác mục tiêu chỉ bằng một phát bắn. Nguồn ảnh: Real Fake Guns.Do là loại vũ khí sử dụng một lần, mọi thông số kỹ thuật cũng như cách sử dụng M72 đều được nhà sản xuất in sẵn lên trên thân súng, điều này cho phép bất cứ binh sĩ nào cũng có thể sử dụng M72 mà không cần qua đào tạo. Nguồn ảnh: Real Fake Guns.Khác với B41 có thể thay đạn trực tiếp trên ngay trong chiến đấu, cách duy nhất để có thể tái sử dụng các ống phóng của M72 là gửi chúng về hậu phương và tái nạn đạn với quy trình khá phức tạp. Nguồn ảnh: Real Fake Guns.Trong ảnh ta có thể thấy chốt an toàn trên một khẩu M72, với thiết kế khá sơ sài và có nguyên lý mở như chốt lựu đạn. Nguồn ảnh: Real Fake Guns.Cách thức triển khai và sử dụng M72 được in sẵn trên thân súng để bất cứ binh sĩ nào cũng có thể biết cách khai hỏa nó mà không cần qua đào tạo. Nguồn ảnh: Real Fake Guns.Tới tận ngày nay, M72 LAW vẫn được quân đội Mỹ sử dụng phổ biến dù nó đã gây nên quá nhiều thất vọng trên chiến trường Việt Nam, nhưng loại súng này với một vài cải tiến nhỏ vẫn còn được sản xuất bởi công ty Raufoss Nammo AS ở Na Uy và vẫn được sử dụng trong quân đội nhiều nước trên thế giới. Nguồn ảnh: Real Fake Guns.Mời độc giả xem video: Sáng tạo của người lính Kho khí tài 63 Binh chủng Hóa học. (nguồn QPVN)
Ở thời điểm hiện tại, súng chống tăng RPG-7 hay B41 vẫn là vũ khí chống tăng cá nhân tiêu chuẩn của các đơn vị bộ binh Việt Nam, sức mạnh và hiệu quả của loại vũ khí này đã được chứng minh trong nhiều cuộc chiến từ Kháng chiến chống Mỹ, Chiến tranh bảo vệ Biên giới Tây Nam... Tuy nhiên, ngoài B41 Quân đội ta còn được trang bị một loại súng chống tăng cá nhân khác là M72 LAW. Nguồn ảnh: Quân đội Nhân dân.
Mặc dù xuất hiện gần như cùng thời điểm với B41, thế nhưng súng chống tăng M72 lại không mấy thành công với nhiệm vụ chống lại các phương tiện bọc thép theo đúng thiết kế của nó. Thay vào đó M72 lại được biết tới nhiều hơn với vai trò như một mẫu vũ khí hỗ trợ hỏa lực trong tiểu đội bộ binh. Trong ảnh là súng chống tăng B41 của Việt Nam với đạn PG-7M. Nguồn ảnh: Quân đội Nhân dân.
Sau năm 1975, Quân đội ta thu giữ một số lượng lớn M72 LAW từ các kho vũ khí của quân đội ngụy Sài Gòn và tái sử dụng loại vũ khí này trong các cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới sau đó. Khả năng của M72 cũng được thể hiện rõ qua các chiến tích của nó trên chiến trường. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tuy nhiên, sau một thời gian dài sử dụng nhưng không được mua sắm mới do nhiều nguyên, số lượng súng chống tăng M72 trong Quân đội ta dần trở nên khan hiếm và dần bị loại khỏi biên chế. Trong ảnh là mô hình huấn luyện sử dụng đạn rocket 66mm - M72 của Binh chủng Hóa Học. Nguồn ảnh: QPVN.
Hình ảnh hiếm hoi về M72 trên cũng cho thấy, dù không còn được trang bị rộng rãi như trước thế nhưng M72 vẫn được Quân đội ta lưu giữ và niêm cất với số lượng nhất định phục vụ cho nhiệm vụ huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu. Nguồn ảnh: QPVN.
Về lai lịch của M72 LAW – đây là mẫu súng chống tăng sử dụng một lần được Quân đội Mỹ đưa vào trang bị từ giữa những năm 1960 và cuộc chiến đầu tiên mà LAW tham gia chính là Chiến tranh Việt Nam. Nguồn ảnh: Real Fake Guns
Về thiết kế của M72, nó sử dụng ống phóng rocket làm bằng sợi thủy tinh, đường kính 66mm. Bên trong ống phóng là một quả đạn nặng 2,4 kg, trọng lượng của súng chống tăng M72 chỉ nặng vỏn vẹn 2,6 kg. Nguồn ảnh: Real Fake Guns.
Mỗi quả đạn dùng cho M72 LAW nặng 1,8kg. Tầm bắn hiệu quả của M72 khá hạn chế chỉ từ 170-220m, tốc độ đầu nòng của đạn là 145m/s. Nếu so sánh với B41, súng chống tăng này của Mỹ có tầm bắn kém hơn, hiệu quả thấp và không thể tái sử dụng. Nguồn ảnh: Real Fake Guns.
Ngoài ra, những M72 còn không được trang bị kính ngắm tử tế, chỉ là ngắm qua khe đầu ruồi khiến trong điều kiện tác chiến, người sử dụng khó có thể đủ bình tĩnh để bắn chính xác mục tiêu chỉ bằng một phát bắn. Nguồn ảnh: Real Fake Guns.
Do là loại vũ khí sử dụng một lần, mọi thông số kỹ thuật cũng như cách sử dụng M72 đều được nhà sản xuất in sẵn lên trên thân súng, điều này cho phép bất cứ binh sĩ nào cũng có thể sử dụng M72 mà không cần qua đào tạo. Nguồn ảnh: Real Fake Guns.
Khác với B41 có thể thay đạn trực tiếp trên ngay trong chiến đấu, cách duy nhất để có thể tái sử dụng các ống phóng của M72 là gửi chúng về hậu phương và tái nạn đạn với quy trình khá phức tạp. Nguồn ảnh: Real Fake Guns.
Trong ảnh ta có thể thấy chốt an toàn trên một khẩu M72, với thiết kế khá sơ sài và có nguyên lý mở như chốt lựu đạn. Nguồn ảnh: Real Fake Guns.
Cách thức triển khai và sử dụng M72 được in sẵn trên thân súng để bất cứ binh sĩ nào cũng có thể biết cách khai hỏa nó mà không cần qua đào tạo. Nguồn ảnh: Real Fake Guns.
Tới tận ngày nay, M72 LAW vẫn được quân đội Mỹ sử dụng phổ biến dù nó đã gây nên quá nhiều thất vọng trên chiến trường Việt Nam, nhưng loại súng này với một vài cải tiến nhỏ vẫn còn được sản xuất bởi công ty Raufoss Nammo AS ở Na Uy và vẫn được sử dụng trong quân đội nhiều nước trên thế giới. Nguồn ảnh: Real Fake Guns.
Mời độc giả xem video: Sáng tạo của người lính Kho khí tài 63 Binh chủng Hóa học. (nguồn QPVN)