Cụ thể trong thời gian sắp tới các tàu tuần tra hiện đại của Cảnh sát Biển Việt Nam mà tiêu biểu là lớp tàu tuần tra DN-2000 nhiều khả năng sẽ được trang bị đồng bộ tổ hợp pháo tự động 23mm-2ML do Việt Nam tự sản xuất, cụ thể ở đây là nhà Nhà máy Z133 - Tổng cục Kỹ thuật và Công ty 189 - Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng. Nguồn ảnh: Vnphoto.Theo đó, trong hôm 17/6 tàu tuần tra mang số hiệu “8001” của Cảnh sát Biển Việt Nam đã bắn nghiệm thu thành công tổ hợp pháo 23mm-2ML mới được trang bị đảm bảo các thông số kỹ thuật đề ra, trong khi đó quá trình tích hợp 23mm-2ML lên trên “8001” khá đơn giản và không ảnh hưởng tới kết cấu của tàu. Nguồn ảnh: Cảnh sát Biển Việt Nam.Trước tàu “8001” các tàu tuần tra lớp DN-2000 của Cảnh sát Biển Việt Nam gồm “8002”, “8004” và sắp tới là “8005” đều đã được trang bị tổ hợp pháo 23mm-2ML. DN-2000 là lớp tàu tuần tra hiện đại nhất của Cảnh sát Biển Việt Nam hiện nay, nó có lượng giãn nước tối đa lên đến 2.200 tấn và có thể hoạt động liên tục dài ngày trên biển. Nguồn ảnh: Cảnh sát Biển Việt Nam.Trong ảnh là quá trình bắn nghiệm thu tổ hợp pháo 23mm-2ML trên tàu tuần tra “8001”, đích thân Phó Tham mưu trưởng Cảnh sát biển, Thiếu tướng Lê Xuân Thanh - Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 đã đến kiểm tra buổi thử nghiệm cùng cán bộ của Bộ tư lệnh Cảnh sát biển, Nhà máy Z133 và Công ty 189. Nguồn ảnh: Cảnh sát Biển Việt Nam.Về tổ hợp pháo 23mm-2ML, đây không phải là trang bị mới của Cảnh sát Biển Việt Nam, khi nó bắt đầu được lực lượng đưa vào trang bị từ một vài năm trở lại gần đây trên nhiều lớp tàu tuần tra khác nhau. Và trong quá trình sử dụng 23mm-2ML đã bộc lộ được những ưu điểm nhất định của mình. Nguồn ảnh: QPVN.So với các mẫu hải pháo truyền thống được Cảnh sát Biển Việt Nam sử dụng vốn có nguồn gốc từ hải quân, tổ hợp pháo 23mm-2ML thua kém đôi chút về cỡ nòng khi chỉ được trang bị pháo nòng đôi 23mm nhưng bù lại nó lại có tốc độ bắn nhanh hơn và có thể được tích hợp các thiết bị ngắm quang học hỗ trợ bắn ở nhiều điều kiện khác nhau. Nguồn ảnh: QPVN.Pháo 23mm-2ML được trang bị trên các tàu Cảnh sát Biển Việt Nam vốn là phiên bản cải tiến do Israel thực hiện trên cơ sở dòng pháo phòng không ZU-23-2 được Liên Xô thiết kế, sản xuất. Hiện loại vũ khí này trang bị rộng rãi cho bộ đội phòng không, hải quân Việt Nam. Nguồn ảnh: QPVN.So với pháo ZU-23-2 nguyên bản, 23mm-2ML được trang bị thêm cabin cho pháo thủ , phần bệ quay sử dụng hệ thống điện thay vì cơ cấu quay bằng tay thông thường. Kết hợp với đó là cụm thiết bị ngắm quang học cho phép pháo thủ tác xạ hiệu quả hơn kể cả trong đêm tối. Nguồn ảnh: QPVN.Với bộ đôi pháo 23mm trên 23mm-2ML, chúng có tốc độ bắn vào khoảng 400 phát/phút sử dụng đạn cỡ 23x152B và có tầm bắn hiệu quả lên đến 2.500 mét. Pháo 23mm-2ML có thể được sử dụng chống lại các mục tiêu máy bay tầm thấp, tàu mặt nước cỡ nhỏ, mục tiêu bọc thép như xe tăng, thiết giáp… Nguồn ảnh: QPVN.Ngoài pháo 23mm-2ML, tàu tuần tra DN-2000 của Cảnh sát Biển Việt Nam còn được trang bị súng máy hạng nặng KPVT 14,5mm, đóng vai trò tương tự như 23mm-2ML và hiện vẫn chưa rõ mỗi tàu DN-2000 được trang bị bao nhiêu khẩu KPVT. Nguồn ảnh: Cảnh sát Biển Việt Nam.Giống như 23mm-2ML, súng máy KPVT cũng được sử dụng khá phổ biến trên các tàu tuần tra của Cảnh sát Biển Việt Nam tuy nhiên chúng không được nâng cấp gì nhiều so với nguyên bản. Nguồn ảnh: Cảnh sát Biển Việt Nam.KPVT là phiên bản khác của dòng súng máy hạng nặng KPV-14,5, tuy được thiết kế lắp cho xe tăng nhưng nó vẫn có thể lắp cho các tàu tuần tra, tàu chiến nhỏ... Loại vũ khí này có thể dùng để chống mục tiêu máy bay bay thấp, trực thăng hoặc là tàu bè cỡ nhỏ. Nguồn ảnh: QPVN.Tầm bắn hiệu quả của KPVT khoảng 3.000m, tối đa 4.000m, hộp tiếp đạn 40 viên, tốc độ bắn lý thuyết 600 phát/phút. Kíp chiến đấu của KPVT gồm hai người gồm một xạ thủ và một chỉ huy. Nguồn ảnh: Cảnh sát Biển Việt Nam.Ngoài KPVT và 23mm-2ML, tàu DN-2000 cũng có thể được trang bị súng máy hạng nặng 12.7mm DShK, đây là loại vũ khí bộ binh tiêu chuẩn dễ tích hợp và trang bị trên tàu chiến khi cần thiết. Nó có tầm bắn hiệu quả khoảng 2.000 mét và có tốc độ bắn lên đến 600 phát/phút. Nguồn ảnh: Cảnh sát Biển Việt Nam.Mời độc giả xem video: "Choáng" với tốc độ đóng tàu Cảnh sát biển của Việt Nam. (nguồn QPVN)
Cụ thể trong thời gian sắp tới các tàu tuần tra hiện đại của Cảnh sát Biển Việt Nam mà tiêu biểu là lớp tàu tuần tra DN-2000 nhiều khả năng sẽ được trang bị đồng bộ tổ hợp pháo tự động 23mm-2ML do Việt Nam tự sản xuất, cụ thể ở đây là nhà Nhà máy Z133 - Tổng cục Kỹ thuật và Công ty 189 - Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng. Nguồn ảnh: Vnphoto.
Theo đó, trong hôm 17/6 tàu tuần tra mang số hiệu “8001” của Cảnh sát Biển Việt Nam đã bắn nghiệm thu thành công tổ hợp pháo 23mm-2ML mới được trang bị đảm bảo các thông số kỹ thuật đề ra, trong khi đó quá trình tích hợp 23mm-2ML lên trên “8001” khá đơn giản và không ảnh hưởng tới kết cấu của tàu. Nguồn ảnh: Cảnh sát Biển Việt Nam.
Trước tàu “8001” các tàu tuần tra lớp DN-2000 của Cảnh sát Biển Việt Nam gồm “8002”, “8004” và sắp tới là “8005” đều đã được trang bị tổ hợp pháo 23mm-2ML. DN-2000 là lớp tàu tuần tra hiện đại nhất của Cảnh sát Biển Việt Nam hiện nay, nó có lượng giãn nước tối đa lên đến 2.200 tấn và có thể hoạt động liên tục dài ngày trên biển. Nguồn ảnh: Cảnh sát Biển Việt Nam.
Trong ảnh là quá trình bắn nghiệm thu tổ hợp pháo 23mm-2ML trên tàu tuần tra “8001”, đích thân Phó Tham mưu trưởng Cảnh sát biển, Thiếu tướng Lê Xuân Thanh - Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 đã đến kiểm tra buổi thử nghiệm cùng cán bộ của Bộ tư lệnh Cảnh sát biển, Nhà máy Z133 và Công ty 189. Nguồn ảnh: Cảnh sát Biển Việt Nam.
Về tổ hợp pháo 23mm-2ML, đây không phải là trang bị mới của Cảnh sát Biển Việt Nam, khi nó bắt đầu được lực lượng đưa vào trang bị từ một vài năm trở lại gần đây trên nhiều lớp tàu tuần tra khác nhau. Và trong quá trình sử dụng 23mm-2ML đã bộc lộ được những ưu điểm nhất định của mình. Nguồn ảnh: QPVN.
So với các mẫu hải pháo truyền thống được Cảnh sát Biển Việt Nam sử dụng vốn có nguồn gốc từ hải quân, tổ hợp pháo 23mm-2ML thua kém đôi chút về cỡ nòng khi chỉ được trang bị pháo nòng đôi 23mm nhưng bù lại nó lại có tốc độ bắn nhanh hơn và có thể được tích hợp các thiết bị ngắm quang học hỗ trợ bắn ở nhiều điều kiện khác nhau. Nguồn ảnh: QPVN.
Pháo 23mm-2ML được trang bị trên các tàu Cảnh sát Biển Việt Nam vốn là phiên bản cải tiến do Israel thực hiện trên cơ sở dòng pháo phòng không ZU-23-2 được Liên Xô thiết kế, sản xuất. Hiện loại vũ khí này trang bị rộng rãi cho bộ đội phòng không, hải quân Việt Nam. Nguồn ảnh: QPVN.
So với pháo ZU-23-2 nguyên bản, 23mm-2ML được trang bị thêm cabin cho pháo thủ , phần bệ quay sử dụng hệ thống điện thay vì cơ cấu quay bằng tay thông thường. Kết hợp với đó là cụm thiết bị ngắm quang học cho phép pháo thủ tác xạ hiệu quả hơn kể cả trong đêm tối. Nguồn ảnh: QPVN.
Với bộ đôi pháo 23mm trên 23mm-2ML, chúng có tốc độ bắn vào khoảng 400 phát/phút sử dụng đạn cỡ 23x152B và có tầm bắn hiệu quả lên đến 2.500 mét. Pháo 23mm-2ML có thể được sử dụng chống lại các mục tiêu máy bay tầm thấp, tàu mặt nước cỡ nhỏ, mục tiêu bọc thép như xe tăng, thiết giáp… Nguồn ảnh: QPVN.
Ngoài pháo 23mm-2ML, tàu tuần tra DN-2000 của Cảnh sát Biển Việt Nam còn được trang bị súng máy hạng nặng KPVT 14,5mm, đóng vai trò tương tự như 23mm-2ML và hiện vẫn chưa rõ mỗi tàu DN-2000 được trang bị bao nhiêu khẩu KPVT. Nguồn ảnh: Cảnh sát Biển Việt Nam.
Giống như 23mm-2ML, súng máy KPVT cũng được sử dụng khá phổ biến trên các tàu tuần tra của Cảnh sát Biển Việt Nam tuy nhiên chúng không được nâng cấp gì nhiều so với nguyên bản. Nguồn ảnh: Cảnh sát Biển Việt Nam.
KPVT là phiên bản khác của dòng súng máy hạng nặng KPV-14,5, tuy được thiết kế lắp cho xe tăng nhưng nó vẫn có thể lắp cho các tàu tuần tra, tàu chiến nhỏ... Loại vũ khí này có thể dùng để chống mục tiêu máy bay bay thấp, trực thăng hoặc là tàu bè cỡ nhỏ. Nguồn ảnh: QPVN.
Tầm bắn hiệu quả của KPVT khoảng 3.000m, tối đa 4.000m, hộp tiếp đạn 40 viên, tốc độ bắn lý thuyết 600 phát/phút. Kíp chiến đấu của KPVT gồm hai người gồm một xạ thủ và một chỉ huy. Nguồn ảnh: Cảnh sát Biển Việt Nam.
Ngoài KPVT và 23mm-2ML, tàu DN-2000 cũng có thể được trang bị súng máy hạng nặng 12.7mm DShK, đây là loại vũ khí bộ binh tiêu chuẩn dễ tích hợp và trang bị trên tàu chiến khi cần thiết. Nó có tầm bắn hiệu quả khoảng 2.000 mét và có tốc độ bắn lên đến 600 phát/phút. Nguồn ảnh: Cảnh sát Biển Việt Nam.
Mời độc giả xem video: "Choáng" với tốc độ đóng tàu Cảnh sát biển của Việt Nam. (nguồn QPVN)