Theo đó hai lớp chiến hạm mới nhất của Hải quân và Cảnh sát Biển Việt Nam gồm tuần dương hạm lớp Hamilton và tàu hộ vệ chống ngầm Pohang thế hệ ba đều được trang bị các mẫu pháo hạm theo chuẩn NATO gồm lần lần lượt là 76mm và 40mm. Nguồn ảnh: Cảnh sát Biển Việt Nam.Trong đó nổi bật nhất là tàu hộ vệ chống ngầm Pohang, khi lớp tàu chiến này được trang bị bộ đôi hải pháo OTO Melara 76mm và Nobong 40mm, với bốn tháp pháo được chia đều cho phía trước và phía sau thân tàu. Tuy nhiên, khi Hàn Quốc chuyển giao tàu Gimcheon PCC-761 cho Việt Nam số vũ khí trên đã bị cắt giảm xuống một nửa. Nguồn ảnh: Manila Livewire.Giống với tàu hộ vệ Pohang, tàu tuần duyên lớp Hamilton của Mỹ khi chuyển giao cho Việt Nam cũng bị cắt giảm số vũ khí đi kèm và chỉ còn duy nhất hải pháo OTO Melara 76mm. Ở cấu hình vũ khí tiêu chuẩn của lớp Hamilton hải pháo OTO Melara 76mm vẫn một trong những vũ khí chính. Nguồn ảnh: Cảnh sát Biển Việt Nam.OTO Melara 76mm là dòng pháo hạm phổ biến nhất trên thế giới hiện nay, pháo hạm OTO Melara 76/62 cỡ nòng 76mm hiện đang được Hải quân của 59 quốc gia trên thế giới sử dụng. Và Việt Nam là một trong những quốc gia mới nhất sở hữu mẫu hải pháo này. Nguồn ảnh: Thanh Niên.Hiện nay, có 3 phiên bản của pháo hạm OTO Melara 76mm gồm: OTO Melara 76/62 Compact, 76/62 Super Rapid và 76/62 Strales. So với phiên bản 76/62 Compact, bản Super Rapid có nhiều ưu điểm hơn như: tốc độ bắn vượt trội 120 phát/phút so với bản Compact chỉ 85 phát/phút, hệ thống nạp đạn ở bản Super Rapid cũng được cải tiến với tốc độ nạp đạn nhanh hơn. Nguồn ảnh: Wikimedia.Dù vậy các biến thể này vẫn sử dụng chung một mẫu đạn tiêu chuẩn HE có khối lượng 6,296kg, tầm bắn tối đa 16km, tầm bắn hiệu quả 8km (4km với mục tiêu là máy bay). Đạn SAPOM có khối lượng 6,35kg, tầm bắn tối đa 16km (20km với bản SAPOMER) và đặc biệt nhất là đạn pháo dẫn đường Vulcano. Nguồn ảnh: North America.Do là khí tài mới được đưa vào biên chế nên khả năng sử dụng pháo hạm OTO Melara 76mm trong quân đội ta vẫn còn khá hạn chế nhất là khi ta chưa tự chủ được nguồn cung đạn dược hay phụ tùng bảo dưỡng thay thế. Nguồn ảnh: Wikimedia.Trong tương lai gần khi biên đội tàu chiến sử dụng các công nghệ vũ khí NATO của quân đội ta được mở rộng thì việc nghiên cứu, phát triển và tự cung ứng hậu cần và kỹ thuật cho các loại vũ khí này cũng đóng vai trò hết sức quan trọng. Trong đó trọng tâm vẫn là đạn pháo các loại. Nguồn ảnh: Wikimedia.Dòng pháo hạm mới thứ hai của Hải quân Việt Nam chính là các hệ thống pháo phòng không nòng đôi Nobong 40mm trên tàu hộ vệ chống ngầm Pohang, hiện tại hải quân chỉ mới được trang bị duy nhất một hệ thống. Nguồn ảnh: Wikimedia.Nobong 40mm là mẫu hải pháo do công ty quốc phòng Hanwha của Hàn Quốc chế tạo dành cho hải quân nước này, được thiết kế dành cho nhiệm vụ phòng không chống máy bay lẫn tên lửa nhưng vẫn có thể sử dụng đối hạm như OTO Melara 76mm. Nguồn ảnh: Hanwha.Pháo hạm Nobong 40mm được điều khiển từ xa, vận hành hoàn toàn tự động thông qua hệ thống kiểm soát hỏa lực trên các tàu hộ vệ Pohang, cơ số đạn nó được trang bị 768 viên và được trang bị nhiều loại đạn khác nhau cho từng loại mục tiêu hay nhiệm vụ chuyên biệt. Nguồn ảnh: Egloos.Tốc độ bắn của bộ đôi nòng pháo Nobong 40mm vào khoảng 300 phát/phút, tầm bắn hiệu quả của mẫu pháo này vào khoảng 6.000 mét và tối đa là hơn 12.000 mét. Với những khả năng trên Nobong 40mm gần như đóng vai là một mẫu vũ khí đánh chặn tầm gần trên các tàu chiến Hàn Quốc. Nguồn ảnh: Egloos.Hình ảnh hải pháo Nobong 40mm khai hỏa trên lớp tàu hộ vệ chống ngầm Pohang. Nguồn ảnh: Egloos.Cận cảnh bộ pháo hạm Nobong 40mm và OTO Melara 76mm trên tàu hộ vệ chống ngầm Pohang Hải quân Việt Nam có trong trang bị. Nguồn ảnh: Egloos.Mời độc giả xem video: Cận cảnh dàn hải pháo trên tàu hộ vệ chống ngầm Pohang Hàn Quốc đồng loạt khai hỏa. (nguồn Hải quân Hàn Quốc)
Theo đó hai lớp chiến hạm mới nhất của Hải quân và Cảnh sát Biển Việt Nam gồm tuần dương hạm lớp Hamilton và tàu hộ vệ chống ngầm Pohang thế hệ ba đều được trang bị các mẫu pháo hạm theo chuẩn NATO gồm lần lần lượt là 76mm và 40mm. Nguồn ảnh: Cảnh sát Biển Việt Nam.
Trong đó nổi bật nhất là tàu hộ vệ chống ngầm Pohang, khi lớp tàu chiến này được trang bị bộ đôi hải pháo OTO Melara 76mm và Nobong 40mm, với bốn tháp pháo được chia đều cho phía trước và phía sau thân tàu. Tuy nhiên, khi Hàn Quốc chuyển giao tàu Gimcheon PCC-761 cho Việt Nam số vũ khí trên đã bị cắt giảm xuống một nửa. Nguồn ảnh: Manila Livewire.
Giống với tàu hộ vệ Pohang, tàu tuần duyên lớp Hamilton của Mỹ khi chuyển giao cho Việt Nam cũng bị cắt giảm số vũ khí đi kèm và chỉ còn duy nhất hải pháo OTO Melara 76mm. Ở cấu hình vũ khí tiêu chuẩn của lớp Hamilton hải pháo OTO Melara 76mm vẫn một trong những vũ khí chính. Nguồn ảnh: Cảnh sát Biển Việt Nam.
OTO Melara 76mm là dòng pháo hạm phổ biến nhất trên thế giới hiện nay, pháo hạm OTO Melara 76/62 cỡ nòng 76mm hiện đang được Hải quân của 59 quốc gia trên thế giới sử dụng. Và Việt Nam là một trong những quốc gia mới nhất sở hữu mẫu hải pháo này. Nguồn ảnh: Thanh Niên.
Hiện nay, có 3 phiên bản của pháo hạm OTO Melara 76mm gồm: OTO Melara 76/62 Compact, 76/62 Super Rapid và 76/62 Strales. So với phiên bản 76/62 Compact, bản Super Rapid có nhiều ưu điểm hơn như: tốc độ bắn vượt trội 120 phát/phút so với bản Compact chỉ 85 phát/phút, hệ thống nạp đạn ở bản Super Rapid cũng được cải tiến với tốc độ nạp đạn nhanh hơn. Nguồn ảnh: Wikimedia.
Dù vậy các biến thể này vẫn sử dụng chung một mẫu đạn tiêu chuẩn HE có khối lượng 6,296kg, tầm bắn tối đa 16km, tầm bắn hiệu quả 8km (4km với mục tiêu là máy bay). Đạn SAPOM có khối lượng 6,35kg, tầm bắn tối đa 16km (20km với bản SAPOMER) và đặc biệt nhất là đạn pháo dẫn đường Vulcano. Nguồn ảnh: North America.
Do là khí tài mới được đưa vào biên chế nên khả năng sử dụng pháo hạm OTO Melara 76mm trong quân đội ta vẫn còn khá hạn chế nhất là khi ta chưa tự chủ được nguồn cung đạn dược hay phụ tùng bảo dưỡng thay thế. Nguồn ảnh: Wikimedia.
Trong tương lai gần khi biên đội tàu chiến sử dụng các công nghệ vũ khí NATO của quân đội ta được mở rộng thì việc nghiên cứu, phát triển và tự cung ứng hậu cần và kỹ thuật cho các loại vũ khí này cũng đóng vai trò hết sức quan trọng. Trong đó trọng tâm vẫn là đạn pháo các loại. Nguồn ảnh: Wikimedia.
Dòng pháo hạm mới thứ hai của Hải quân Việt Nam chính là các hệ thống pháo phòng không nòng đôi Nobong 40mm trên tàu hộ vệ chống ngầm Pohang, hiện tại hải quân chỉ mới được trang bị duy nhất một hệ thống. Nguồn ảnh: Wikimedia.
Nobong 40mm là mẫu hải pháo do công ty quốc phòng Hanwha của Hàn Quốc chế tạo dành cho hải quân nước này, được thiết kế dành cho nhiệm vụ phòng không chống máy bay lẫn tên lửa nhưng vẫn có thể sử dụng đối hạm như OTO Melara 76mm. Nguồn ảnh: Hanwha.
Pháo hạm Nobong 40mm được điều khiển từ xa, vận hành hoàn toàn tự động thông qua hệ thống kiểm soát hỏa lực trên các tàu hộ vệ Pohang, cơ số đạn nó được trang bị 768 viên và được trang bị nhiều loại đạn khác nhau cho từng loại mục tiêu hay nhiệm vụ chuyên biệt. Nguồn ảnh: Egloos.
Tốc độ bắn của bộ đôi nòng pháo Nobong 40mm vào khoảng 300 phát/phút, tầm bắn hiệu quả của mẫu pháo này vào khoảng 6.000 mét và tối đa là hơn 12.000 mét. Với những khả năng trên Nobong 40mm gần như đóng vai là một mẫu vũ khí đánh chặn tầm gần trên các tàu chiến Hàn Quốc. Nguồn ảnh: Egloos.
Hình ảnh hải pháo Nobong 40mm khai hỏa trên lớp tàu hộ vệ chống ngầm Pohang. Nguồn ảnh: Egloos.
Cận cảnh bộ pháo hạm Nobong 40mm và OTO Melara 76mm trên tàu hộ vệ chống ngầm Pohang Hải quân Việt Nam có trong trang bị. Nguồn ảnh: Egloos.
Mời độc giả xem video: Cận cảnh dàn hải pháo trên tàu hộ vệ chống ngầm Pohang Hàn Quốc đồng loạt khai hỏa. (nguồn Hải quân Hàn Quốc)