Truyền thông Nga trích lời Bộ Trưởng Quốc phòng Syria, khẳng định quốc gia Trung Đông này vừa sử dụng tổ hợp tên lửa S-75 Dvina tuổi đời nửa thế kỷ, bắn hạ một tên lửa trang bị công nghệ tàng hình của Israel.Phía Syria khẳng định, mục tiêu bị họ bắn hạ là một tên lửa có công nghệ tàng hình của Israel. Về cơ bản, công nghệ tàng hình được nhắc tới ở đây, là khả năng phản xạ radar rất thấp của quả tên lửa, khiến nó gần như không xuất hiện trên màn hình radar của Syria.Phía Syria không công bố chính xác các yếu tố dẫn tới việc bắn hạ tên lửa của Israel, nhưng nước này vẫn khẳng định rằng, các công nghệ tàng hình và gây nhiễu của tên lửa Israel, không hề làm khó được kíp trắc thủ tên lửa S-75 của nước này.Syria cũng nhấn mạnh, tổ hợp tên lửa phòng không S-75 Dvina đã có thời gian phục vụ rất lâu trong quân đội nước này, qua nhiều thế hệ, binh lính Syria đã làm chủ và hoàn toàn thành thạo loại tên lửa phòng không S-75.Đây cũng chính là lý do, dù loại tên lửa này đã bị loại biên ở nhiều nơi trên thế giới, nó vẫn có thể lập công ở Syria.S-75 Dvina là tổ hợp tên lửa phòng không tầm cao, do Liên Xô thiết kế và triển khai lần đầu tiên từ năm 1957. Đây là loại tên lửa phòng không có nhiều chiến công vẻ vang bậc nhất lịch sử.Có thể kể tới một vài chiến công của tổ hợp tên lửa phòng không S-75 Dvina, trong đó bao gồm việc bắn hạ máy bay do thám U-2 của Mỹ, hay bắn hạ một loạt Pháo đài bay B-52 của Mỹ ở Việt Nam.Cho tới nay, loại tên lửa phòng không này vẫn được sử dụng ở rất nhiều quốc gia, trong đó bao gồm nhiều quốc gia ở khu vực châu Á, như Việt Nam, Mông Cổ, Triều Tiên,...Trung Quốc cũng đã xin giấy phép của Liên Xô, để có thể sản xuất loại tên lửa S-75 phiên bản nội địa dưới tên gọi Hồng Kỳ 1. Sau này, Bắc Kinh cũng cho ra mắt phiên bản nâng cấp, với tên gọi Hồng Kỳ 2 hay FT-2000A.Theo như thông số kỹ thuật ban đầu, loại tên lửa S-75 Dvina có tầm bắn tối đa 45 km, trần tiêu diệt mục tiêu lên tới 25 km, tốc độ bay toosid da lên tới Mach 3.5 và có độ chính xác lệch tâm 65 mét.Về cơ bản, những thông số kể trên vẫn đủ để tên lửa S-75 Dvina tiêu diệt hầu hết các loại máy bay hiện đại của ngày nay. Điểm yếu khiến loại tên lửa này trở nên lỗi thời, đó là hệ thống radar tìm kiếm mục tiêu và khả năng chống nhiễu khi bị đối phương áp chế điện tử.Tuy nhiên những điểm yếu kể trên, lại có thể dễ dàng được khắc phục bởi nhiều cách, nhiều bản nâng cấp khác nhau của tên lửa S-75 Dvina. Điều này khiến cho dàn tên lửa dù đã bước qua tuổi ngũ thập, tới nay vẫn đều đặn lập công trên khắp thế giới. Nguồn ảnh: Pinterest. Pháo đài bay B-52 của Mỹ bị các tổ hợp tên lửa phòng không S-75 Dvina bắn hạ trong chiến dịch Linebacker II. Nguồn: INA.
Truyền thông Nga trích lời Bộ Trưởng Quốc phòng Syria, khẳng định quốc gia Trung Đông này vừa sử dụng tổ hợp tên lửa S-75 Dvina tuổi đời nửa thế kỷ, bắn hạ một tên lửa trang bị công nghệ tàng hình của Israel.
Phía Syria khẳng định, mục tiêu bị họ bắn hạ là một tên lửa có công nghệ tàng hình của Israel. Về cơ bản, công nghệ tàng hình được nhắc tới ở đây, là khả năng phản xạ radar rất thấp của quả tên lửa, khiến nó gần như không xuất hiện trên màn hình radar của Syria.
Phía Syria không công bố chính xác các yếu tố dẫn tới việc bắn hạ tên lửa của Israel, nhưng nước này vẫn khẳng định rằng, các công nghệ tàng hình và gây nhiễu của tên lửa Israel, không hề làm khó được kíp trắc thủ tên lửa S-75 của nước này.
Syria cũng nhấn mạnh, tổ hợp tên lửa phòng không S-75 Dvina đã có thời gian phục vụ rất lâu trong quân đội nước này, qua nhiều thế hệ, binh lính Syria đã làm chủ và hoàn toàn thành thạo loại tên lửa phòng không S-75.
Đây cũng chính là lý do, dù loại tên lửa này đã bị loại biên ở nhiều nơi trên thế giới, nó vẫn có thể lập công ở Syria.
S-75 Dvina là tổ hợp tên lửa phòng không tầm cao, do Liên Xô thiết kế và triển khai lần đầu tiên từ năm 1957. Đây là loại tên lửa phòng không có nhiều chiến công vẻ vang bậc nhất lịch sử.
Có thể kể tới một vài chiến công của tổ hợp tên lửa phòng không S-75 Dvina, trong đó bao gồm việc bắn hạ máy bay do thám U-2 của Mỹ, hay bắn hạ một loạt Pháo đài bay B-52 của Mỹ ở Việt Nam.
Cho tới nay, loại tên lửa phòng không này vẫn được sử dụng ở rất nhiều quốc gia, trong đó bao gồm nhiều quốc gia ở khu vực châu Á, như Việt Nam, Mông Cổ, Triều Tiên,...
Trung Quốc cũng đã xin giấy phép của Liên Xô, để có thể sản xuất loại tên lửa S-75 phiên bản nội địa dưới tên gọi Hồng Kỳ 1. Sau này, Bắc Kinh cũng cho ra mắt phiên bản nâng cấp, với tên gọi Hồng Kỳ 2 hay FT-2000A.
Theo như thông số kỹ thuật ban đầu, loại tên lửa S-75 Dvina có tầm bắn tối đa 45 km, trần tiêu diệt mục tiêu lên tới 25 km, tốc độ bay toosid da lên tới Mach 3.5 và có độ chính xác lệch tâm 65 mét.
Về cơ bản, những thông số kể trên vẫn đủ để tên lửa S-75 Dvina tiêu diệt hầu hết các loại máy bay hiện đại của ngày nay. Điểm yếu khiến loại tên lửa này trở nên lỗi thời, đó là hệ thống radar tìm kiếm mục tiêu và khả năng chống nhiễu khi bị đối phương áp chế điện tử.
Tuy nhiên những điểm yếu kể trên, lại có thể dễ dàng được khắc phục bởi nhiều cách, nhiều bản nâng cấp khác nhau của tên lửa S-75 Dvina. Điều này khiến cho dàn tên lửa dù đã bước qua tuổi ngũ thập, tới nay vẫn đều đặn lập công trên khắp thế giới. Nguồn ảnh: Pinterest.
Pháo đài bay B-52 của Mỹ bị các tổ hợp tên lửa phòng không S-75 Dvina bắn hạ trong chiến dịch Linebacker II. Nguồn: INA.