Ngày 26/10/1967, con trai của Tổng tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ khi đó là phi công John McCain, đã cất cánh chiếc cường kích A4E từ tàu sân bay USS Oriskany (CVA-34) cùng một tốp khoảng 20 máy bay khác nhằm thẳng thủ đô Hà Nội của Việt Nam để ném bom.Mục đích của cuộc tập kích đường không này là nhằm phá hủy nhà máy điện của thủ đô Hà Nội, nơi đang được bảo vệ bởi các hệ thống tên lửa phòng không S-75 Dvina do Liên Xô cung cấp.Khi tiếp cận gần mục tiêu, chiếc máy bay cường kích A4E Skyhawk của John McCain đã bị tên lửa bắn hạ. 200 kg mảnh đạn trong tên lửa phát nổ đã biến thân máy bay thủng lỗ chỗ một cái sàng, phi công đã nhanh chóng nhảy dù thoát ly.Sau khi phóng ghế thoát hiểm khỏi chiếc máy bay bị hư hại do tên lửa, phi công John McCain nhảy dù và rơi xuống một hồ nước giữa trung tâm Hà Nội, có một cái tên lãng mạn là hồ Trúc Bạch.Phi công Mỹ chắc chắn sẽ chết đuối nếu không có những người dân địa phương kéo John McCain lên khỏi mặt nước. Mặc dù rất tức giận với tên phi công gây tội ác nhưng McCain vẫn may mắn được đưa đến bệnh viện trong tình trạng bị gãy cả tay và chân.Sau đó Thượng nghị sĩ tương lai của Mỹ đã phải trải qua hơn 5 năm bị giam cầm ở nhà tù chính của Hà Nội có tên là Hỏa Lò và có biệt danh là "Hanoi Hilton", cho đến ngày 15/3/1973 ông mới được trả tự do cùng toàn bộ những tên "giặc lái" khác.Đã có một thời gian, nhiều thông tin cho rằng một sỹ quan tên lửa Liên Xô có tên là Yury Trushechkin, đã bắn hạ cường kích A-4E Skyhawk do phi công John McCain điều khiển ngày 26/10/1967 khiến ông này nhảy dù xuống hồ Trúc Bạch.Nhưng sau đó chính trung tá Yury Trushechkin khẳng định rằng: “Không phải tôi nhấn nút phóng tên lửa mà đó là 1 sỹ quan điều khiển Việt Nam. Trước đó, tôi chỉ đưa ra các thông số trong cabin. Chính các phóng viên đã làm sai lệch câu chuyện của tôi”.Sự thật về chiến công bắn hạ cường kích A-4E Skyhawk do phi công John McCain điều khiển thuộc về Tiểu đoàn Tên lửa 61, Trung đoàn 236 nhận nhiệm vụ bảo vệ thủ đô Hà Nội. Và người đã bắn rơi chiếc máy bay của John McCain là Anh hùng, đại tá Nguyễn Xuân Đài, sỹ quan điều khiển tổ hợp tên lửa S-75.Khi đó, Trung tá Yuri Trushechkin là chuyên gia Liên Xô được cử sang giúp đỡ bộ đội Việt Nam vận hành hệ thống tên lửa phòng không S-75. Người cựu chiến binh Liên Xô đã qua đời vào tháng 1/2009, nhưng đã để lại những ký ức thú vị về trận chiến đó.Theo lời kể của trung tá Yuri Trushechkin, tên lửa được khai hỏa bay cách bãi phóng 25-30 km và đánh trúng mục tiêu, chiếc máy bay đã rơi cách vị trí trận địa tên lửa khoảng 5-6 km.Viên phi công Mỹ đã phải nhảy dù thoát hiểm và sau đó đã bị người dân dưới mặt đất bắt giữ. Một lúc sau, người phiên dịch trong tiểu đoàn tên lửa đã mang đến một cặp tài liệu và chiếc mũ bay của phi công.Trung tá Yury Trushechkin ấn tượng với chiếc mũ bay của phi công Mỹ vì nó có thể thay đổi độ chiếu sáng tùy thuộc vào cường độ của ánh sáng môi trường, giúp phi công tăng khả năng quan sát khi tác chiến.Ngoài ra còn có một “lá cờ ăn xin”, đây là một mảnh vải được viết bằng 14 thứ tiếng có nội dung yêu cầu giúp đỡ khi một công dân Mỹ gặp nạn. Mảnh vải này đã được khâu trên mỗi người lính và sĩ quan của quân đội Mỹ.Sau khi về nước, McCain bắt đầu sự nghiệp chính trị, trở thành một thượng nghị sĩ và đã nỗ lực hết mình để cải thiện quan hệ Việt - Mỹ, biến hai cựu thù thành đối tác. Với sự ủng hộ của Thượng nghị sĩ John Kerry và Tổng thống Bill Clinton, McCain đã thành công trong nỗ lực thuyết phục quốc hội Mỹ đồng ý tái lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam.Sau khi Mỹ bình thường hóa quan hệ với Việt Nam vào năm 1995, John McCain thường xuyên tới thăm Việt Nam, thăm nhà tù Hỏa Lò và gặp những người dân Việt Nam từng vớt ông từ dưới hồ Trúc Bạch năm xưa.Điều mà Thượng Nghị sĩ Mỹ yêu quý nhất ở Việt Nam chính là bức phù điêu bằng xi măng xù xì bên hồ Trúc Bạch Hà Nội, đánh dấu sự kiện ông bị lực lượng phòng không ta bắn rơi xuống hồ thời chiến tranh trước đây.Theo Tham mưu trưởng lực lượng Liên Xô tại Việt Nam, Boris Voronov, 60 tổ hợp S-75 đã bắn rơi 1.293 máy bay, trong đó có 54 máy bay ném bom B-52. Tổng cộng, khoảng chín nghìn tên lửa phòng không đã được ta phóng đi, hiệu suất diệt mục tiêu cao kỷ lục, khi cứ khoảng 7 quả tên lửa được phóng ra, lại có một máy bay Mỹ rơi xuống. Nguồn ảnh: TL. Phơi bày sự thật về chuyện Việt Nam thiếu tên lửa bắn B-52 trong chiến dịch Điện Biên Phủ trên không. Nguồn: QPVN.
Ngày 26/10/1967, con trai của Tổng tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ khi đó là phi công John McCain, đã cất cánh chiếc cường kích A4E từ tàu sân bay USS Oriskany (CVA-34) cùng một tốp khoảng 20 máy bay khác nhằm thẳng thủ đô Hà Nội của Việt Nam để ném bom.
Mục đích của cuộc tập kích đường không này là nhằm phá hủy nhà máy điện của thủ đô Hà Nội, nơi đang được bảo vệ bởi các hệ thống tên lửa phòng không S-75 Dvina do Liên Xô cung cấp.
Khi tiếp cận gần mục tiêu, chiếc máy bay cường kích A4E Skyhawk của John McCain đã bị tên lửa bắn hạ. 200 kg mảnh đạn trong tên lửa phát nổ đã biến thân máy bay thủng lỗ chỗ một cái sàng, phi công đã nhanh chóng nhảy dù thoát ly.
Sau khi phóng ghế thoát hiểm khỏi chiếc máy bay bị hư hại do tên lửa, phi công John McCain nhảy dù và rơi xuống một hồ nước giữa trung tâm Hà Nội, có một cái tên lãng mạn là hồ Trúc Bạch.
Phi công Mỹ chắc chắn sẽ chết đuối nếu không có những người dân địa phương kéo John McCain lên khỏi mặt nước. Mặc dù rất tức giận với tên phi công gây tội ác nhưng McCain vẫn may mắn được đưa đến bệnh viện trong tình trạng bị gãy cả tay và chân.
Sau đó Thượng nghị sĩ tương lai của Mỹ đã phải trải qua hơn 5 năm bị giam cầm ở nhà tù chính của Hà Nội có tên là Hỏa Lò và có biệt danh là "Hanoi Hilton", cho đến ngày 15/3/1973 ông mới được trả tự do cùng toàn bộ những tên "giặc lái" khác.
Đã có một thời gian, nhiều thông tin cho rằng một sỹ quan tên lửa Liên Xô có tên là Yury Trushechkin, đã bắn hạ cường kích A-4E Skyhawk do phi công John McCain điều khiển ngày 26/10/1967 khiến ông này nhảy dù xuống hồ Trúc Bạch.
Nhưng sau đó chính trung tá Yury Trushechkin khẳng định rằng: “Không phải tôi nhấn nút phóng tên lửa mà đó là 1 sỹ quan điều khiển Việt Nam. Trước đó, tôi chỉ đưa ra các thông số trong cabin. Chính các phóng viên đã làm sai lệch câu chuyện của tôi”.
Sự thật về chiến công bắn hạ cường kích A-4E Skyhawk do phi công John McCain điều khiển thuộc về Tiểu đoàn Tên lửa 61, Trung đoàn 236 nhận nhiệm vụ bảo vệ thủ đô Hà Nội. Và người đã bắn rơi chiếc máy bay của John McCain là Anh hùng, đại tá Nguyễn Xuân Đài, sỹ quan điều khiển tổ hợp tên lửa S-75.
Khi đó, Trung tá Yuri Trushechkin là chuyên gia Liên Xô được cử sang giúp đỡ bộ đội Việt Nam vận hành hệ thống tên lửa phòng không S-75. Người cựu chiến binh Liên Xô đã qua đời vào tháng 1/2009, nhưng đã để lại những ký ức thú vị về trận chiến đó.
Theo lời kể của trung tá Yuri Trushechkin, tên lửa được khai hỏa bay cách bãi phóng 25-30 km và đánh trúng mục tiêu, chiếc máy bay đã rơi cách vị trí trận địa tên lửa khoảng 5-6 km.
Viên phi công Mỹ đã phải nhảy dù thoát hiểm và sau đó đã bị người dân dưới mặt đất bắt giữ. Một lúc sau, người phiên dịch trong tiểu đoàn tên lửa đã mang đến một cặp tài liệu và chiếc mũ bay của phi công.
Trung tá Yury Trushechkin ấn tượng với chiếc mũ bay của phi công Mỹ vì nó có thể thay đổi độ chiếu sáng tùy thuộc vào cường độ của ánh sáng môi trường, giúp phi công tăng khả năng quan sát khi tác chiến.
Ngoài ra còn có một “lá cờ ăn xin”, đây là một mảnh vải được viết bằng 14 thứ tiếng có nội dung yêu cầu giúp đỡ khi một công dân Mỹ gặp nạn. Mảnh vải này đã được khâu trên mỗi người lính và sĩ quan của quân đội Mỹ.
Sau khi về nước, McCain bắt đầu sự nghiệp chính trị, trở thành một thượng nghị sĩ và đã nỗ lực hết mình để cải thiện quan hệ Việt - Mỹ, biến hai cựu thù thành đối tác. Với sự ủng hộ của Thượng nghị sĩ John Kerry và Tổng thống Bill Clinton, McCain đã thành công trong nỗ lực thuyết phục quốc hội Mỹ đồng ý tái lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
Sau khi Mỹ bình thường hóa quan hệ với Việt Nam vào năm 1995, John McCain thường xuyên tới thăm Việt Nam, thăm nhà tù Hỏa Lò và gặp những người dân Việt Nam từng vớt ông từ dưới hồ Trúc Bạch năm xưa.
Điều mà Thượng Nghị sĩ Mỹ yêu quý nhất ở Việt Nam chính là bức phù điêu bằng xi măng xù xì bên hồ Trúc Bạch Hà Nội, đánh dấu sự kiện ông bị lực lượng phòng không ta bắn rơi xuống hồ thời chiến tranh trước đây.
Theo Tham mưu trưởng lực lượng Liên Xô tại Việt Nam, Boris Voronov, 60 tổ hợp S-75 đã bắn rơi 1.293 máy bay, trong đó có 54 máy bay ném bom B-52. Tổng cộng, khoảng chín nghìn tên lửa phòng không đã được ta phóng đi, hiệu suất diệt mục tiêu cao kỷ lục, khi cứ khoảng 7 quả tên lửa được phóng ra, lại có một máy bay Mỹ rơi xuống. Nguồn ảnh: TL.