Tờ Sputnik của Nga đăng tải bài viết hôm 12/6 cho biết, Ukraine từng lên tiếng về việc sẽ xoá bỏ vị thế "phi hạt nhân" của mình, bằng việc trang bị vũ khí hạt nhân trong biên chế.
Bài viết của Sputnik có nhan đề "Cựu bộ trưởng ngoại giao và Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan đề viện trợ vũ khí hạt nhân cho Ukraine". Trong bài viết, Sputnik có nhắc tới Nhà lập pháp người Ba Lan ông Radoslaw Sikorski với đề xuất cung cấp vũ khí hạt nhân cho Ukraine để Kiev có thể tự vệ trước sự tấn công của nước ngoài.
Trả lời trên kênh truyền hình Espreso của Ukraine hôm thứ bảy vừa rồi, ông Sikorski một lần nữa cho biết, Ukraine là quốc gia từng sở hữu vũ khí hạt nhân, nhưng lại quyết định đi theo hướng "phi hạt nhân" sau khi Liên Xô tan rã.
|
Ukraine là quốc gia từng sở hữu vũ khí hạt nhân, nhưng lại quyết định đi theo hướng "phi hạt nhân" sau khi Liên Xô tan rã.
|
Cụ thể, vào năm 1994 Ukraine đã tham gia Bản ghi nhớ Budapest, bản ghi nhớ chỉ rõ, lãnh thổ Kiev sẽ được bảo toàn như một di sản còn lại từ thời Sô-viết. Tuy nhiên chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine, rõ ràng đã đi ngược lại với bản ghi nhớ này.
Phản ứng lại với lời phát biểu của nhà lập pháp người Ba Lan, người phát ngôn bộ ngoại giao Nga bà Maria Zakharova đã đăng tải lên kênh Telegram chính thức của mình hôm chủ nhật vừa rồi, cáo buộc ông Sikorski là một trong số những quan chức của Ba Lan "chịu ảnh hưởng nặng nề từ Washington", và đã thể hiện tư tưởng cực đoan, reo rắc hận thù ngay trên sóng truyền hình Ukraine.
Bản ghi nhớ Budapest được ký kết ngày 5/12/1994 với sự tham gia của Nga, Ukraine, Liên hiệp Anh và Mỹ. Theo các điều khoản trong bản ghi nhớ, an ninh của Ukraine sẽ được các cường quốc kể trên đảm bảo, đổi lấy việc nước này phải từ bỏ vũ khí hạt nhân.
Sau khi Liên Xô tan rã vào năm 1991, Ukraine được cho là đã thừa hưởng ít nhất 1/3 kho vũ khí khổng lồ của Liên bang Sô-viết. Trong số vũ khí khổng lồ này bao gồm 1700 đầu dạn tên lửa do Liên Xô sản xuất. Tuy nhiên, toàn bộ mã phóng của các đầu đạn này đều nằm trong tay Nga. Về cơ bản, Ukraine không thể kích hoạt được dàn vũ khí hạt nhân của mình.
|
Tổng thống Ukraine ông Volodymyr Zelensky.
|
Tuy nhiên, hôm 19/2 vừa rồi - chỉ ít ngày trước khi chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga được tiến hành, Tổng thống Ukraine ông Volodymyr Zelensky đã phát biểu tại Hội nghị An ninh Munich, khẳng định rằng ông cùng các cộng sự của mình đang tham vấn các điều khoản của Bản ghi nhớ Budapest.
Theo Sputnik, động thái này có ngụ ý rằng nhiều khả năng, Kiev sẽ sửa đổi quy chế phi hạt nhân hoá mà quốc gia này đã theo đuổi hơn 30 năm qua.