Sau năm 1945, Anh đã cố gắng đảo ngược sự suy giảm vị thế cường quốc do Chiến tranh thế giới thứ hai gây ra. Nhưng vào đầu những năm 1950, khi hầu hết các thuộc địa của Đế quốc Anh tiến tới độc lập, sự suy tàn của Anh vẫn tiếp tục.Vì lúc đó chỉ có hai siêu cường trên thế giới, có khả năng răn đe hạt nhân đó là Mỹ và Liên Xô, nên Anh vẫn là cường quốc hàng đầu thế giới, bất chấp sự suy giảm kinh tế, nợ nần chồng chất và sức mạnh quân sự thông thường suy giảm.Sau vụ thử hạt nhân đầu tiên ở Anh; thì lúc này, cả Mỹ và Liên Xô đều bắt đầu thử nghiệm vũ khí nhiệt hạch (bom khinh khí), có sức công phá lớn hơn các loại bom nguyên tử được sử dụng trước đó nhiều lần.Sự xuất hiện của vũ khí nhiệt hạch đã gây ra một cuộc tranh luận lớn giữa giới lãnh đạo Anh. Trọng tâm của cuộc tranh luận là tình trạng của Anh dưới bối cảnh thế giới bị thống trị bởi hai siêu cường quân sự, và liệu Anh có cần phát triển bom khinh khí?Nhiều nhà lãnh đạo quân sự Anh tin rằng, nên tập trung vào khả năng tác chiến thông thường đang suy giảm của nước này, thay vì chi tiền cho vũ khí hạt nhân đắt tiền. Điều này có lợi hơn cho vị trí của Anh, bởi vì chiến tranh thông thường quan trọng hơn chiến tranh hạt nhân.Mặc dù chiến tranh hạt nhân khó có thể xảy ra, nhưng chính quyền Anh vẫn quyết tâm đầu tư phát triển bom khinh khí và được thử nghiệm thành công vào vào năm 1958.Về vấn đề này, quân đội Anh giải thích rằng, nếu Anh không phát triển vũ khí nhiệt hạch cấp megaton, Anh sẽ ngay lập tức và vĩnh viễn mất vị thế cường quốc. Do đó, việc phát triển chương trình vũ khí hạt nhân dường như là một phương tiện, để Anh duy trì vị thế cường quốc trên thế giới.Các lý do của Anh để phát triển và duy trì vũ khí hạt nhân cũng như ý nghĩa chiến lược của chúng, vẫn là duy nhất trong số 9 quốc gia hiện đang sở hữu vũ khí hạt nhân trên thế giới.Nếu Mỹ đầu tư vào chương trình vũ khí hạt nhân là để chiếm vị thế cường quốc quân sự thế giới. Sau đó, Liên Xô, Trung Quốc và các nước khác đều phát triển vũ khí hạt nhân để đối phó với các mối đe dọa an ninh quốc gia vốn có của họ.Còn mục đích của việc Pháp phát triển vũ khí hạt nhân là để nước này độc lập khỏi Mỹ ở một mức độ nhất định, để Pháp có thể rút khỏi NATO mà vẫn duy trì được khả năng răn đe hạt nhân.Tuy nhiên việc Anh phát triển vũ khí hạt nhân thì không có mối quan hệ trực tiếp nào với các mối đe dọa đối với an ninh quốc gia, mà nước này phải đối mặt; và Anh cũng không sử dụng việc phát triển vũ khí hạt nhân, để duy trì vị thế độc lập của mình như Pháp.Cho đến ngày nay, mục đích của lực lượng hạt nhân chiến lược của Anh vẫn đang bị đặt dấu hỏi, đặc biệt là khi kinh tế suy thoái đã khiến ngân sách tài khóa bị cắt giảm mạnh và lực lượng vũ trang thông thường giảm mạnh.Hiện tại, loại tên lửa xuyên lục địa phóng từ tàu ngầm Trident do Mỹ sản xuất, được trang bị trên tàu ngầm hạt nhân chiến lược của Anh, cũng là lực lượng hạt nhân duy nhất được nước này triển khai. Nhưng tên lửa Trident vẫn hoàn toàn phụ thuộc vào Mỹ.Về lý thuyết, Thủ tướng Anh có thể ra lệnh phóng tên lửa chiến lược Trident mà không cần sự chấp thuận trước của Nhà Trắng, điều này cho phép Anh duy trì hình ảnh là một cường quốc quân sự. Tuy nhiên, trên thực tế, khó có thể tưởng tượng rằng, Thủ tướng Anh sẽ phóng "Cây đinh ba" mà không có sự chấp thuận của Mỹ.Mỹ chắc chắn sẽ cho rằng, những hành động như vậy của Anh sẽ làm mất đi đặc quyền của Mỹ với tư cách là người “giám sát thế giới” và gần như chắc chắn sẽ khiến Anh phải trả giá đắt cho các hoạt động tự phóng tên lửa Triden của họ.Trên thực tế, Anh phải hoàn toàn dựa vào Mỹ về mặt kỹ thuật để duy trì khả năng chiến đấu của tên lửa Trident; có nghĩa là Mỹ có thể cắt đứt việc cung cấp cho Anh sự hỗ trợ kỹ thuật cần thiết, để phóng tên lửa bất cứ lúc nào.Trên thực tế, cường quốc hạt nhân Anh thiếu tính độc lập và chỉ là “chư hầu” của cường quốc hạt nhân Mỹ. Nếu xảy ra một cuộc khủng hoảng hạt nhân, do Anh cũng sở hữu tên lửa Trident, nên Anh có thể khó từ chối yêu cầu của Mỹ về việc nước này tham gia vào cuộc tấn công hạt nhân của Mỹ.Trên thực tế, “Cây đinh ba” của Anh phụ thuộc nhiều vào các hệ thống của Mỹ, chẳng hạn như dữ liệu thời tiết và dữ liệu dẫn đường do Hệ thống định vị toàn cầu (GPS) đều do Mỹ cung cấp; có nghĩa là nếu Mỹ không cung cấp những dữ liệu này, thì hiệu quả các cuộc tiến công hạt nhân của Anh sẽ giảm.Cuối cùng, kho vũ khí hạt nhân của Anh vẫn là lực lượng hạt nhân chiến lược duy nhất trên thế giới mà không thể sử dụng độc lập nếu không có sự cho phép của Mỹ. Điều này phần lớn là do mục đích ban đầu của Anh, là phát triển vũ khí hạt nhân, không phải vì an ninh quốc gia cũng như để duy trì độc lập trong khối phương Tây.Mặc dù có vũ khí hạt nhân, nhưng Anh vẫn phải phụ thuộc vào Mỹ. Anh hiện có một kho vũ khí hạt nhân đáng kể, tính đến năm 2021, nước này sở hữu 120 đầu đạn hạt nhân sẵn sàng chiến đấu và 95 đầu đạn dự trữ khác. Anh cũng có kế hoạch tăng số lượng đầu đạn hạt nhân; toàn bộ số vũ khí hạt nhân của Anh, được bố trí trên tàu ngầm.Không một quốc gia nào trên thế giới, cho dù đó là Israel, Ấn Độ, Pakistan hay Triều Tiên, giao kho vũ khí hạt nhân của mình cho một quốc gia khác; nhưng đây là quyết định của Anh, và cũng là quyết định duy nhất trong số các cường quốc hạt nhân toàn cầu. Nguồn ảnh: Flickr. Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa phóng từ tàu ngầm Trident II của Mỹ. Nguồn: QPVN.
Sau năm 1945, Anh đã cố gắng đảo ngược sự suy giảm vị thế cường quốc do Chiến tranh thế giới thứ hai gây ra. Nhưng vào đầu những năm 1950, khi hầu hết các thuộc địa của Đế quốc Anh tiến tới độc lập, sự suy tàn của Anh vẫn tiếp tục.
Vì lúc đó chỉ có hai siêu cường trên thế giới, có khả năng răn đe hạt nhân đó là Mỹ và Liên Xô, nên Anh vẫn là cường quốc hàng đầu thế giới, bất chấp sự suy giảm kinh tế, nợ nần chồng chất và sức mạnh quân sự thông thường suy giảm.
Sau vụ thử hạt nhân đầu tiên ở Anh; thì lúc này, cả Mỹ và Liên Xô đều bắt đầu thử nghiệm vũ khí nhiệt hạch (bom khinh khí), có sức công phá lớn hơn các loại bom nguyên tử được sử dụng trước đó nhiều lần.
Sự xuất hiện của vũ khí nhiệt hạch đã gây ra một cuộc tranh luận lớn giữa giới lãnh đạo Anh. Trọng tâm của cuộc tranh luận là tình trạng của Anh dưới bối cảnh thế giới bị thống trị bởi hai siêu cường quân sự, và liệu Anh có cần phát triển bom khinh khí?
Nhiều nhà lãnh đạo quân sự Anh tin rằng, nên tập trung vào khả năng tác chiến thông thường đang suy giảm của nước này, thay vì chi tiền cho vũ khí hạt nhân đắt tiền. Điều này có lợi hơn cho vị trí của Anh, bởi vì chiến tranh thông thường quan trọng hơn chiến tranh hạt nhân.
Mặc dù chiến tranh hạt nhân khó có thể xảy ra, nhưng chính quyền Anh vẫn quyết tâm đầu tư phát triển bom khinh khí và được thử nghiệm thành công vào vào năm 1958.
Về vấn đề này, quân đội Anh giải thích rằng, nếu Anh không phát triển vũ khí nhiệt hạch cấp megaton, Anh sẽ ngay lập tức và vĩnh viễn mất vị thế cường quốc. Do đó, việc phát triển chương trình vũ khí hạt nhân dường như là một phương tiện, để Anh duy trì vị thế cường quốc trên thế giới.
Các lý do của Anh để phát triển và duy trì vũ khí hạt nhân cũng như ý nghĩa chiến lược của chúng, vẫn là duy nhất trong số 9 quốc gia hiện đang sở hữu vũ khí hạt nhân trên thế giới.
Nếu Mỹ đầu tư vào chương trình vũ khí hạt nhân là để chiếm vị thế cường quốc quân sự thế giới. Sau đó, Liên Xô, Trung Quốc và các nước khác đều phát triển vũ khí hạt nhân để đối phó với các mối đe dọa an ninh quốc gia vốn có của họ.
Còn mục đích của việc Pháp phát triển vũ khí hạt nhân là để nước này độc lập khỏi Mỹ ở một mức độ nhất định, để Pháp có thể rút khỏi NATO mà vẫn duy trì được khả năng răn đe hạt nhân.
Tuy nhiên việc Anh phát triển vũ khí hạt nhân thì không có mối quan hệ trực tiếp nào với các mối đe dọa đối với an ninh quốc gia, mà nước này phải đối mặt; và Anh cũng không sử dụng việc phát triển vũ khí hạt nhân, để duy trì vị thế độc lập của mình như Pháp.
Cho đến ngày nay, mục đích của lực lượng hạt nhân chiến lược của Anh vẫn đang bị đặt dấu hỏi, đặc biệt là khi kinh tế suy thoái đã khiến ngân sách tài khóa bị cắt giảm mạnh và lực lượng vũ trang thông thường giảm mạnh.
Hiện tại, loại tên lửa xuyên lục địa phóng từ tàu ngầm Trident do Mỹ sản xuất, được trang bị trên tàu ngầm hạt nhân chiến lược của Anh, cũng là lực lượng hạt nhân duy nhất được nước này triển khai. Nhưng tên lửa Trident vẫn hoàn toàn phụ thuộc vào Mỹ.
Về lý thuyết, Thủ tướng Anh có thể ra lệnh phóng tên lửa chiến lược Trident mà không cần sự chấp thuận trước của Nhà Trắng, điều này cho phép Anh duy trì hình ảnh là một cường quốc quân sự. Tuy nhiên, trên thực tế, khó có thể tưởng tượng rằng, Thủ tướng Anh sẽ phóng "Cây đinh ba" mà không có sự chấp thuận của Mỹ.
Mỹ chắc chắn sẽ cho rằng, những hành động như vậy của Anh sẽ làm mất đi đặc quyền của Mỹ với tư cách là người “giám sát thế giới” và gần như chắc chắn sẽ khiến Anh phải trả giá đắt cho các hoạt động tự phóng tên lửa Triden của họ.
Trên thực tế, Anh phải hoàn toàn dựa vào Mỹ về mặt kỹ thuật để duy trì khả năng chiến đấu của tên lửa Trident; có nghĩa là Mỹ có thể cắt đứt việc cung cấp cho Anh sự hỗ trợ kỹ thuật cần thiết, để phóng tên lửa bất cứ lúc nào.
Trên thực tế, cường quốc hạt nhân Anh thiếu tính độc lập và chỉ là “chư hầu” của cường quốc hạt nhân Mỹ. Nếu xảy ra một cuộc khủng hoảng hạt nhân, do Anh cũng sở hữu tên lửa Trident, nên Anh có thể khó từ chối yêu cầu của Mỹ về việc nước này tham gia vào cuộc tấn công hạt nhân của Mỹ.
Trên thực tế, “Cây đinh ba” của Anh phụ thuộc nhiều vào các hệ thống của Mỹ, chẳng hạn như dữ liệu thời tiết và dữ liệu dẫn đường do Hệ thống định vị toàn cầu (GPS) đều do Mỹ cung cấp; có nghĩa là nếu Mỹ không cung cấp những dữ liệu này, thì hiệu quả các cuộc tiến công hạt nhân của Anh sẽ giảm.
Cuối cùng, kho vũ khí hạt nhân của Anh vẫn là lực lượng hạt nhân chiến lược duy nhất trên thế giới mà không thể sử dụng độc lập nếu không có sự cho phép của Mỹ. Điều này phần lớn là do mục đích ban đầu của Anh, là phát triển vũ khí hạt nhân, không phải vì an ninh quốc gia cũng như để duy trì độc lập trong khối phương Tây.
Mặc dù có vũ khí hạt nhân, nhưng Anh vẫn phải phụ thuộc vào Mỹ. Anh hiện có một kho vũ khí hạt nhân đáng kể, tính đến năm 2021, nước này sở hữu 120 đầu đạn hạt nhân sẵn sàng chiến đấu và 95 đầu đạn dự trữ khác. Anh cũng có kế hoạch tăng số lượng đầu đạn hạt nhân; toàn bộ số vũ khí hạt nhân của Anh, được bố trí trên tàu ngầm.
Không một quốc gia nào trên thế giới, cho dù đó là Israel, Ấn Độ, Pakistan hay Triều Tiên, giao kho vũ khí hạt nhân của mình cho một quốc gia khác; nhưng đây là quyết định của Anh, và cũng là quyết định duy nhất trong số các cường quốc hạt nhân toàn cầu. Nguồn ảnh: Flickr.