Là một trong những mẫu pháo hạm hạng nhẹ đầu tiên và lâu đời nhất còn được sử dụng trên thế giới cũng như trong biên chế Việt Nam hiện nay, 2M-3 chính là mẫu pháo huyền thoại, một chứng nhân lịch sử đã cùng bộ đội Hải quân trải qua những năm tháng hào hùng kháng chiến chống lại Mỹ xâm lược, quấy rối vùng biển miền bắc nước ta.
Ảnh: Bộ đội Hải quân huấn luyện thao tác pháo hạm 2M-3 trên tàu tuần tra 100 tấn do nước bạn viện trợ.Mới đây, trong chuyến thăm Bảo tàng Hải quân tại thành phố Hải Phòng, PV Kiến Thức đã có dịp sờ tận tay mẫu pháo hạm huyền thoại này. Nó đã và vẫn đang được trang bị trên các tàu chiến mặt nước của Hải quân Việt Nam cũng như Cảnh sát biển với nhiệm vụ chấp pháp.
Ảnh: Cận cảnh pháo 2M-3 tại Bảo tàng Hải quân.Pháo hạm hạng nhẹ 2M-3 2 nòng cỡ 25mm được Liên Xô nghiên cứu phát triển từ năm 1945 và chính thức đưa vào hoạt động từ năm 1953, sản xuất loạt từ năm 1953 đến năm 1984 tại cả Liên Xô và Trung Quốc với tên gọi Type 61.
Ảnh: Cận cảnh cửa ra vào của xạ thủ pháo 2M-3Pháo hạm 2M-3 sử dụng 2 nòng pháo 110-PM bắn đạn 25x218mm mạnh mẽ với tốc độ bắn 450 phát/phút. Đạn 25mm có tầm bắn tối đa lên tới 3km đối với mục tiêu mặt biển và 1.7km đối với mục tiêu trên không. Chúng có thể sử dụng làm pháo phòng không tầm gần hạn chế để chống lại mục tiêu bay tấn công tàu trên biển.
Ảnh: Cận cảnh thân pháo 110-PMPháo sử dụng bệ giá đỡ hở phía trên, nòng pháo 25mm được lắp đặt trên dưới song song. Xạ thủ sẽ được đặt ở phía bên trái của bệ, ở giữa là pháo chính và bên phải là khu vực chứa đạn. Pháo được làm mát bằng không khí trong khi bắn và đây cũng chính là nhược điểm lớn nhất của nó, khiến nòng dễ bị nóng
Ảnh: Cận cảnh nòng pháo hạm 2M-3Pháo 2M-3 gia nhập biên chế Hải quân nhân dân Việt Nam từ những năm kháng chiến chống Mỹ khi Liên Xô và Trung Quốc viện trợ cho ta các tàu tên lửa Komar, tàu phóng lôi cỡ nhỏ, tàu pháo 100 tấn,… và sau đó là trên các tàu Sonya, Yurka, Turya… được bạn chuyển giao cho ta trong giai đoạn 1979 - 1990.
Ảnh: Vị trí xạ thủ trên pháo hạm 2M-3.Sau này, người Liên Xô tiếp tục ra mắt phiên bản cải tiến của pháo 2M-3 là pháo hạm 2M-3M với trọng lượng nặng hơn (1.515kg so với 1.500kg của 2M-3), có tốc độ bắn cao hơn 470 - 480 phát/phút (450 phát/phút của 2M-3). Góc nâng hạ nòng 2M-3/2M-3M là -10 độ đến +85 độ, có thể xoay 360 độ. Khi sử dụng cơ cấu điều khiển thủy lực, pháo có thể nâng hạ nòng 70 độ/giây và khi sử dụng sức người là 25 độ/giây.
Ảnh: Cận cảnh cơ cấu kính ngắm của pháo 2M-3 và cơ cấu bánh quay nâng hạ nòng pháo.Dù cho đã được thay thế bằng các mẫu pháo hạm mới hơn như AK-230, AK-630 tuy nhiên còn nhiều tàu chiến mặt nước kiểu cũ của Hải quân Việt Nam hiện nay vẫn còn sử dụng mẫu pháo 2M-3/2M-3M cổ điển này với việc nó vẫn còn hiệu quả trong nhiệm vụ trấn áp mục tiêu nhỏ trên mặt biển.
Ảnh: Bảng giới thiệu của pháo 2M-3 tại Bảo tàng Hải quân, có thể thấy cơ cấu cò ở phía dưới vị trí xạ thủ.Bước vào thời kỳ đổi mới, mẫu pháo hạm 2M-3/2M-3M vẫn còn được tin dùng và trở thành mẫu pháo hạm chính thức được trang bị trên các tàu tuần tra làm nhiệm vụ chấp pháp của Cảnh sát biển Việt Nam cho đến sau năm 2014 khi nó được thay thế bằng pháo hạm nòng đôi 23mm kiểu mới có hiệu quả cao hơn.
Ảnh: Cán bộ chiến sĩ tàu Cảnh sát biển bên cạnh pháo hạm 2M-3M trên tàu TT-200.Không chỉ trang bị cho các tàu tuần tra đóng mới trong nước, Cảnh sát biển Việt Nam còn trang bị pháo hạm 2M-3/2M-3M cho cả tàu tiếp nhận từ nước ngoài nhằm gia tăng hỏa lực cũng như đồng bộ với pháo hạm trên tàu ta, giúp dễ dàng cho công tác hậu cần và bảo trì bảo dưỡng.
Ảnh: Pháo 2M-3M của tàu tuần tra lớp Sông Hàn mang số hiệu CSB-8003 hư hỏng, được ta sửa chữa lại, đạt thông số kỹ thuật như ban đầu.Có thể thấy rằng, pháo hạm 2M-3/2M-3M là một mẫu pháo hạng nhẹ đa năng trang bị cho tàu mặt nước cỡ nhỏ của Hải quân, Cảnh sát biển Việt Nam. Nó có thể thực hiện nhiệm vụ chống mục tiêu mặt nước cỡ nhỏ trong tầm gần một cách hiệu quả, vô cùng phù hợp để trang bị cho các tàu của lực lượng chấp pháp.
Ảnh: Pháo hạm 2M-3M trên tàu Cảnh sát biển Việt Nam trong một cuộc diễn tập chống cướp biển. Video Việt Nam phóng 3 quả tên lửa diệt 4 máy bay Mỹ - Nguồn: QPVN
Là một trong những mẫu pháo hạm hạng nhẹ đầu tiên và lâu đời nhất còn được sử dụng trên thế giới cũng như trong biên chế Việt Nam hiện nay, 2M-3 chính là mẫu pháo huyền thoại, một chứng nhân lịch sử đã cùng bộ đội Hải quân trải qua những năm tháng hào hùng kháng chiến chống lại Mỹ xâm lược, quấy rối vùng biển miền bắc nước ta.
Ảnh: Bộ đội Hải quân huấn luyện thao tác pháo hạm 2M-3 trên tàu tuần tra 100 tấn do nước bạn viện trợ.
Mới đây, trong chuyến thăm Bảo tàng Hải quân tại thành phố Hải Phòng, PV Kiến Thức đã có dịp sờ tận tay mẫu pháo hạm huyền thoại này. Nó đã và vẫn đang được trang bị trên các tàu chiến mặt nước của Hải quân Việt Nam cũng như Cảnh sát biển với nhiệm vụ chấp pháp.
Ảnh: Cận cảnh pháo 2M-3 tại Bảo tàng Hải quân.
Pháo hạm hạng nhẹ 2M-3 2 nòng cỡ 25mm được Liên Xô nghiên cứu phát triển từ năm 1945 và chính thức đưa vào hoạt động từ năm 1953, sản xuất loạt từ năm 1953 đến năm 1984 tại cả Liên Xô và Trung Quốc với tên gọi Type 61.
Ảnh: Cận cảnh cửa ra vào của xạ thủ pháo 2M-3
Pháo hạm 2M-3 sử dụng 2 nòng pháo 110-PM bắn đạn 25x218mm mạnh mẽ với tốc độ bắn 450 phát/phút. Đạn 25mm có tầm bắn tối đa lên tới 3km đối với mục tiêu mặt biển và 1.7km đối với mục tiêu trên không. Chúng có thể sử dụng làm pháo phòng không tầm gần hạn chế để chống lại mục tiêu bay tấn công tàu trên biển.
Ảnh: Cận cảnh thân pháo 110-PM
Pháo sử dụng bệ giá đỡ hở phía trên, nòng pháo 25mm được lắp đặt trên dưới song song. Xạ thủ sẽ được đặt ở phía bên trái của bệ, ở giữa là pháo chính và bên phải là khu vực chứa đạn. Pháo được làm mát bằng không khí trong khi bắn và đây cũng chính là nhược điểm lớn nhất của nó, khiến nòng dễ bị nóng
Ảnh: Cận cảnh nòng pháo hạm 2M-3
Pháo 2M-3 gia nhập biên chế Hải quân nhân dân Việt Nam từ những năm kháng chiến chống Mỹ khi Liên Xô và Trung Quốc viện trợ cho ta các tàu tên lửa Komar, tàu phóng lôi cỡ nhỏ, tàu pháo 100 tấn,… và sau đó là trên các tàu Sonya, Yurka, Turya… được bạn chuyển giao cho ta trong giai đoạn 1979 - 1990.
Ảnh: Vị trí xạ thủ trên pháo hạm 2M-3.
Sau này, người Liên Xô tiếp tục ra mắt phiên bản cải tiến của pháo 2M-3 là pháo hạm 2M-3M với trọng lượng nặng hơn (1.515kg so với 1.500kg của 2M-3), có tốc độ bắn cao hơn 470 - 480 phát/phút (450 phát/phút của 2M-3). Góc nâng hạ nòng 2M-3/2M-3M là -10 độ đến +85 độ, có thể xoay 360 độ. Khi sử dụng cơ cấu điều khiển thủy lực, pháo có thể nâng hạ nòng 70 độ/giây và khi sử dụng sức người là 25 độ/giây.
Ảnh: Cận cảnh cơ cấu kính ngắm của pháo 2M-3 và cơ cấu bánh quay nâng hạ nòng pháo.
Dù cho đã được thay thế bằng các mẫu pháo hạm mới hơn như AK-230, AK-630 tuy nhiên còn nhiều tàu chiến mặt nước kiểu cũ của Hải quân Việt Nam hiện nay vẫn còn sử dụng mẫu pháo 2M-3/2M-3M cổ điển này với việc nó vẫn còn hiệu quả trong nhiệm vụ trấn áp mục tiêu nhỏ trên mặt biển.
Ảnh: Bảng giới thiệu của pháo 2M-3 tại Bảo tàng Hải quân, có thể thấy cơ cấu cò ở phía dưới vị trí xạ thủ.
Bước vào thời kỳ đổi mới, mẫu pháo hạm 2M-3/2M-3M vẫn còn được tin dùng và trở thành mẫu pháo hạm chính thức được trang bị trên các tàu tuần tra làm nhiệm vụ chấp pháp của Cảnh sát biển Việt Nam cho đến sau năm 2014 khi nó được thay thế bằng pháo hạm nòng đôi 23mm kiểu mới có hiệu quả cao hơn.
Ảnh: Cán bộ chiến sĩ tàu Cảnh sát biển bên cạnh pháo hạm 2M-3M trên tàu TT-200.
Không chỉ trang bị cho các tàu tuần tra đóng mới trong nước, Cảnh sát biển Việt Nam còn trang bị pháo hạm 2M-3/2M-3M cho cả tàu tiếp nhận từ nước ngoài nhằm gia tăng hỏa lực cũng như đồng bộ với pháo hạm trên tàu ta, giúp dễ dàng cho công tác hậu cần và bảo trì bảo dưỡng.
Ảnh: Pháo 2M-3M của tàu tuần tra lớp Sông Hàn mang số hiệu CSB-8003 hư hỏng, được ta sửa chữa lại, đạt thông số kỹ thuật như ban đầu.
Có thể thấy rằng, pháo hạm 2M-3/2M-3M là một mẫu pháo hạng nhẹ đa năng trang bị cho tàu mặt nước cỡ nhỏ của Hải quân, Cảnh sát biển Việt Nam. Nó có thể thực hiện nhiệm vụ chống mục tiêu mặt nước cỡ nhỏ trong tầm gần một cách hiệu quả, vô cùng phù hợp để trang bị cho các tàu của lực lượng chấp pháp.
Ảnh: Pháo hạm 2M-3M trên tàu Cảnh sát biển Việt Nam trong một cuộc diễn tập chống cướp biển.
Video Việt Nam phóng 3 quả tên lửa diệt 4 máy bay Mỹ - Nguồn: QPVN