Tàu sân bay USS Card (CVE-11) nạn nhân đầu tiên và cũng là một trong số hiếm hoi những tàu chiến Mỹ bị ta đánh chìm ở miền Nam trong Chiến tranh Việt Nam. Đây là tàu sân bay tuần duyên - một lớp tàu sân bay nhẹ cả Hải quân Mỹ được đưa vào trang bị từ thời Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nguồn ảnh: USnavy.Được hạ lườn để đóng mới vào ngày 27/10/1941, tàu USS Card được hạ thuỷ sau đó chỉ... 4 tháng và bắt đầu được trang bị vào biên chế Hải quân Mỹ vào tháng 11/1942 - 13 tháng kể tử sau khi được đặt lườn. Nguồn ảnh: USnavy.Tới năm 1946, sau khi Chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc và Hải quân Mỹ muốn cắt giảm chi phí vận hành, tàu sân bay USS Card chịu chung số phận với hàng chục tàu sân bay khác của nước này khi bị cho về hưu. Nó chính thức bị cho loại biên vào năm 1946. Nguồn ảnh: USnavy.Tới năm 1958, tàu sân bay USS Card được đưa trở lại biên chế Hải quân Mỹ nhưng giờ đây nó không còn là một tàu sân bay đúng nghĩa mà trở thành tàu không vũ trang làm nhiệm vụ vận tải mang tên USNS Card. Trong Hải quân Mỹ, các tàu có tiền tố USS là tàu vũ trang, USNS là tàu thuộc biên chế hải quân nhưng không được vũ trang. Nguồn ảnh: USnavy.Ngày 2/5/1964 tàu USNS Card khi đó đang neo đậu tại Cảng Sài Gòn - Cảng tiếp nhận vũ khí, khí tài lớn bậc nhất miền Nam và được canh phòng cực kỳ nghiêm ngặt. Theo các thông tin tình báo ta có được, tàu USNS mang theo 100 máy bay, nhiều vũ khí hạng nặng và đủ loại hàng hoá khác phục vụ cho lính Mỹ và đồng minh ở Miền Nam Việt Nam. Nguồn ảnh: USnavy.Nhận thấy đây là một mục tiêu cực kỳ có giá trị, lực lượng Biệt Động Sài Gòn đã quyết tâm đánh chìm con tàu này hoặc ít nhất là gây hư hại nặng, nhằm gây tiếng vang với cộng đồng quốc tế. Nguồn ảnh: USnavy.Lúc 02:00 sáng ngày 2/5/1964, hai khối thuốc nổ TNT 80 kg và thuốc nổ C4 được cài vào hai vị trí trọng yếu sát mớm nước của tàu cách nhau khoảng 10 mét. Đúng một tiếng sau tại phía Cảng Sài Gòn có tiếng nổ long trời, xé toạc màn đêm yên tĩnh. Nguồn ảnh: USnavy.Ban đầu, quân đội Mỹ cố bưng bít vụ việc nhưng các hãng thông tấn lớn trên thế giới khi đó có nhiều nhân viên tại Sài Gòn không dễ gì bỏ qua sự kiện này. Bằng cách mua chuộc nguồn tin từ giới chức Sài Gòn, một loạt các hãng thông tấn lớn đã giật dòng tít về việc tàu sân bay Mỹ bị đánh chìm trên Sông Sài Gòn. Nguồn ảnh: USnavy.USNS Card bị thủng một lỗ lớn ngay mạn tàu dài khoảng 24 mét, tàu nghiêng hẳn sang một bên và chìm sâu khoảng 15 mét - chạm đáy sông Sài Gòn. Ta tuyên bố tàu USNS đã chìm, 120 lính Mỹ bị thương vong và phá được 23 máy bay. Tuy nhiên Mỹ chỉ công nhận 5 người bị thiệt mạng ngoài ra không có thông tin gì hơn. Nguồn ảnh: USnavy.Đây là một cú sốc thực sự với Mỹ, biểu tượng sức mạnh một thời từng tung hoành trong Chiến tranh Thế giới thứ hay nay dường như đã "rửa tay gác kiếm" chỉ còn nhiệm vụ vận tải nhưng vẫn không thoát khỏi cái kết quá oan nghiệt. Nguồn ảnh: USnavy.May cho quân đội Mỹ là đáy Sông Sài Gòn không... sâu lắm. Vậy nên phía Mỹ quyết trục vớt tàu USNS Card lên để sửa chữa nhằm xoá đi cái tiếng "mất một tàu sân bay ở miền Nam Việt Nam" khi cuộc chiến thậm chí còn chưa kịp leo thang lên tới đỉnh điểm. Nguồn ảnh: USnavy.Tới ngày 19/5 cùng năm, tàu USNS Card được Hải quân Mỹ vớt lên thành công, sửa chữa tạm thời rồi kéo thẳng sang Philippines và sau đó là qua hẳn Nhật Bản để đại tu, quay lại phục vụ vào tháng 12 cùng năm. Tuy nhiên kể từ sau năm 1968, USNS Card bắt đầu ít được sử dụng và tới năm 1970 thì bị cho nghỉ hưu chính thức, kết thúc cuộc đời "ba chìm bảy nổi" đầy tai tiếng của hàng không mẫu hạm một thời này. Nguồn ảnh: USnavy. Mời độc giả xem Video: Không quân Mỹ ném bom tàn phá miền Nam Việt Nam trong Chiến tranh.
Tàu sân bay USS Card (CVE-11) nạn nhân đầu tiên và cũng là một trong số hiếm hoi những tàu chiến Mỹ bị ta đánh chìm ở miền Nam trong Chiến tranh Việt Nam. Đây là tàu sân bay tuần duyên - một lớp tàu sân bay nhẹ cả Hải quân Mỹ được đưa vào trang bị từ thời Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nguồn ảnh: USnavy.
Được hạ lườn để đóng mới vào ngày 27/10/1941, tàu USS Card được hạ thuỷ sau đó chỉ... 4 tháng và bắt đầu được trang bị vào biên chế Hải quân Mỹ vào tháng 11/1942 - 13 tháng kể tử sau khi được đặt lườn. Nguồn ảnh: USnavy.
Tới năm 1946, sau khi Chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc và Hải quân Mỹ muốn cắt giảm chi phí vận hành, tàu sân bay USS Card chịu chung số phận với hàng chục tàu sân bay khác của nước này khi bị cho về hưu. Nó chính thức bị cho loại biên vào năm 1946. Nguồn ảnh: USnavy.
Tới năm 1958, tàu sân bay USS Card được đưa trở lại biên chế Hải quân Mỹ nhưng giờ đây nó không còn là một tàu sân bay đúng nghĩa mà trở thành tàu không vũ trang làm nhiệm vụ vận tải mang tên USNS Card. Trong Hải quân Mỹ, các tàu có tiền tố USS là tàu vũ trang, USNS là tàu thuộc biên chế hải quân nhưng không được vũ trang. Nguồn ảnh: USnavy.
Ngày 2/5/1964 tàu USNS Card khi đó đang neo đậu tại Cảng Sài Gòn - Cảng tiếp nhận vũ khí, khí tài lớn bậc nhất miền Nam và được canh phòng cực kỳ nghiêm ngặt. Theo các thông tin tình báo ta có được, tàu USNS mang theo 100 máy bay, nhiều vũ khí hạng nặng và đủ loại hàng hoá khác phục vụ cho lính Mỹ và đồng minh ở Miền Nam Việt Nam. Nguồn ảnh: USnavy.
Nhận thấy đây là một mục tiêu cực kỳ có giá trị, lực lượng Biệt Động Sài Gòn đã quyết tâm đánh chìm con tàu này hoặc ít nhất là gây hư hại nặng, nhằm gây tiếng vang với cộng đồng quốc tế. Nguồn ảnh: USnavy.
Lúc 02:00 sáng ngày 2/5/1964, hai khối thuốc nổ TNT 80 kg và thuốc nổ C4 được cài vào hai vị trí trọng yếu sát mớm nước của tàu cách nhau khoảng 10 mét. Đúng một tiếng sau tại phía Cảng Sài Gòn có tiếng nổ long trời, xé toạc màn đêm yên tĩnh. Nguồn ảnh: USnavy.
Ban đầu, quân đội Mỹ cố bưng bít vụ việc nhưng các hãng thông tấn lớn trên thế giới khi đó có nhiều nhân viên tại Sài Gòn không dễ gì bỏ qua sự kiện này. Bằng cách mua chuộc nguồn tin từ giới chức Sài Gòn, một loạt các hãng thông tấn lớn đã giật dòng tít về việc tàu sân bay Mỹ bị đánh chìm trên Sông Sài Gòn. Nguồn ảnh: USnavy.
USNS Card bị thủng một lỗ lớn ngay mạn tàu dài khoảng 24 mét, tàu nghiêng hẳn sang một bên và chìm sâu khoảng 15 mét - chạm đáy sông Sài Gòn. Ta tuyên bố tàu USNS đã chìm, 120 lính Mỹ bị thương vong và phá được 23 máy bay. Tuy nhiên Mỹ chỉ công nhận 5 người bị thiệt mạng ngoài ra không có thông tin gì hơn. Nguồn ảnh: USnavy.
Đây là một cú sốc thực sự với Mỹ, biểu tượng sức mạnh một thời từng tung hoành trong Chiến tranh Thế giới thứ hay nay dường như đã "rửa tay gác kiếm" chỉ còn nhiệm vụ vận tải nhưng vẫn không thoát khỏi cái kết quá oan nghiệt. Nguồn ảnh: USnavy.
May cho quân đội Mỹ là đáy Sông Sài Gòn không... sâu lắm. Vậy nên phía Mỹ quyết trục vớt tàu USNS Card lên để sửa chữa nhằm xoá đi cái tiếng "mất một tàu sân bay ở miền Nam Việt Nam" khi cuộc chiến thậm chí còn chưa kịp leo thang lên tới đỉnh điểm. Nguồn ảnh: USnavy.
Tới ngày 19/5 cùng năm, tàu USNS Card được Hải quân Mỹ vớt lên thành công, sửa chữa tạm thời rồi kéo thẳng sang Philippines và sau đó là qua hẳn Nhật Bản để đại tu, quay lại phục vụ vào tháng 12 cùng năm. Tuy nhiên kể từ sau năm 1968, USNS Card bắt đầu ít được sử dụng và tới năm 1970 thì bị cho nghỉ hưu chính thức, kết thúc cuộc đời "ba chìm bảy nổi" đầy tai tiếng của hàng không mẫu hạm một thời này. Nguồn ảnh: USnavy.
Mời độc giả xem Video: Không quân Mỹ ném bom tàn phá miền Nam Việt Nam trong Chiến tranh.