Vào tháng 5/2015, Hải quân Israel đã ký hợp đồng mua 4 khu trục hạm cỡ nhỏ - hay khinh hạm thế hệ mới, và con tàu mới được đặt tên là lớp Saar 6 II. Toàn bộ phần thân và hệ thống động lực của tàu, được nhà máy đóng tàu của Đức hoàn thiện và đưa về Israel để lắp đặt hệ thống điện tử và khí tài. Khinh hạm Saar 6 được chế tạo trên cơ sở khinh hạm hạng nhẹ lớp Braunschweig của Đức, có thiết kế tàng hình tương đối tốt; với lượng choán nước đầy tải hơn 2.000 tấn, có thể đáp ứng cho Hải quân Israel lắp đặt nhiều loại vũ khí và thiết bị điện tử tiên tiến do Israel phát triển. Những khinh hạm này sẽ chịu trách nhiệm chính trong việc bảo vệ giàn khai thác khí đốt tự nhiên ngoài khơi biển Địa Trung Hải của Israel, khỏi các cuộc tấn công của tên lửa, vì vậy khả năng chống tên lửa là trọng tâm thiết kế của lớp tàu này. Đài chỉ huy của khinh hạm Saar 6 tích hợp radar mảng pha chủ động bốn mặt EL/M-2248 MF-STAR của IAI, có thể quét 360° theo mọi hướng; đồng thời có thể phát hiện, nhận dạng và định vị hàng trăm mục tiêu đang bay tới, thuộc nhiều loại khác nhau.Phạm vi phát hiện mục tiêu của radar có diện tích phản xạ lớn là hơn 100 km và phạm vi phát hiện của tên lửa chống hạm là 25 km. Ngoài có thể phát hiện các mục tiêu đường không, radar còn có khả năng tìm kiếm mục tiêu mặt biển có độ chính xác cao, hoạt động trên băng tần X. Về vũ khí, tàu được trang bị hai loại tên lửa hải đối không; loại đầu tiên là tên lửa hải đối không tầm trung Barak 8, được lắp trong hệ thống phóng thẳng đứng ở mũi tàu và có thể đánh chặn các mục tiêu trên không trong phạm vi 100 km, cũng như tên lửa chống hạm siêu thanh.Loại tên lửa thứ hai là phiên bản hải quân hệ thống phòng thủ tên lửa Vòm sắt, được lắp đặt trong hệ thống phóng thẳng đứng, ở hai bên khoang giữa, có thể đánh chặn và tiêu diệt các mục tiêu bay tầm thấp, bao gồm máy bay, tên lửa chống hạm, rocket, đạn súng cối. Khinh hạm Saar 6 không chỉ có khả năng tác chiến phòng không, mà khả năng tác chiến chống hạm cũng không hề thấp; Saar 6 được trang bị 4 bệ phóng tên lửa chống hạm, mỗi bệ có 4 ống phóng tên lửa chống hạm Gabriel.Tên lửa Gabriel được trang bị đầu dò radar chủ động tiên tiến và có đường liên kết dữ liệu hai chiều; tên lửa có thể sử dụng trong môi trường ven biển, có nhiều tàu bè "lộn xộn" với tầm bắn lên tới 400 km, tạo lợi thế rõ ràng so với các tên lửa tương tự của các nước láng giềng Israel. Ngoài ra, tàu còn có một pháo hải quân 76mm, 2 pháo Typhoon 25mm bắn nhanh điều khiển từ xa; 2 ống phóng ngư lôi 324mm có khả năng phóng ngư lôi chống ngầm hạng nhẹ Mk 54. Về hệ thống tác chiến điện tử, tàu có hệ thống đối phó điện tử và bộ mồi nhử chủ động C-Gem, có thể bay lơ lửng trên không sau khi phóng và phát tín hiệu mục tiêu giả, để gây nhiễu tên lửa chống hạm đối phương. Đuôi tàu được trang bị một trực thăng chống ngầm Seahawk. Nhìn vào thiết kế của loại khinh hạm này, có thể đánh giá những đặc điểm sau. Thứ nhất, tàu trang bị quá nhiều vũ khí, so với tải trọng của một khinh hạm chỉ có tải trọng 2.000 tấn.Không chỉ có radar mảng pha chủ động mảng bốn mặt, mà còn có 72 tên lửa phòng không và 20 tên lửa chống hạm, pháo chính, pháo phụ, ngư lôi, đạn gây nhiễu và trực thăng hoạt động trên tàu sân bay; trang hỏa lực vượt qua khinh hạm cỡ lớn 4.000-5.000 tấn của các nước khác, đạt ngang tầm tàu khu trục tên lửa dẫn đường.Thứ hai, hiệu suất tàng hình tốt hơn. Khinh hạm lớp Saar 6 có khả năng tàng hình mạnh hơn so với lớp Saar 5. Thiết kế thân tàu rất đơn giản và ấn tượng, tất cả các tên lửa phòng không đều sử dụng hệ thống phóng thẳng đứng, tên lửa chống hạm được giấu trong tường chắn. Thứ ba là khả năng đa nhiệm vụ. Khinh hạm Saar 6 không chỉ đảm nhận nhiệm vụ chống tên lửa, bảo vệ an toàn cho các mỏ dầu khí của Israel, mà còn đảm nhiệm các nhiệm vụ tuần tra ven biển, chống khủng bố và chống buôn lậu. Ngoài các nhiệm vụ trên, khinh hạm Saar 6 cũng sẽ được kết nối với mạng lưới phòng không nội địa trên đất liền của Israel và trở thành điểm nút phòng không trên biển của nước này. Đặc biệt trong những năm gần đây, tình hình Trung Đông liên tục thay đổi, điều này cũng đặt ra yêu cầu cao hơn về khả năng tác chiến trên biển của khinh hạm Saar 6.Khinh hạm lớp Saar 6 sử dụng hệ thống đẩy hỗn hợp, gồm hai động cơ diesel MTU 20V 1163 TB 93 với công suất 9.920 mã lực, cho tàu tốc độ cao nhất đạt 35 hải lý/giờ, tầm hoạt động liên tục hơn 4.000 km, có thể hoạt động ở vùng biển xa hơn.Tuy nhiên, do thiết kế tàu vũ trang tận răng, chiếm một lượng lớn không gian, dẫn đến không đủ khả năng tác chiến liên tục và chỉ có thể hoạt động trên biển liên tục trong 10 ngày, điều này đi ngược lại với thiết kế tầm xa của nó. Ngoài ra, vẫn còn phải xem liệu con tàu có gặp các vấn đề như trọng tâm cao và khả năng đi biển kém như của khinh hạm Saar 5 hay không. Nguồn ảnh: Pinterest. Cận cảnh sức mạnh tàu chiến lớp Sa'ar 6 của Hải quân Israel - lớp tàu chiến nhỏ như hộ vệ hạm nhưng có trang bị vũ khí mạnh như khu trục hạm. Nguồn: QPVN.
Vào tháng 5/2015, Hải quân Israel đã ký hợp đồng mua 4 khu trục hạm cỡ nhỏ - hay khinh hạm thế hệ mới, và con tàu mới được đặt tên là lớp Saar 6 II. Toàn bộ phần thân và hệ thống động lực của tàu, được nhà máy đóng tàu của Đức hoàn thiện và đưa về Israel để lắp đặt hệ thống điện tử và khí tài.
Khinh hạm Saar 6 được chế tạo trên cơ sở khinh hạm hạng nhẹ lớp Braunschweig của Đức, có thiết kế tàng hình tương đối tốt; với lượng choán nước đầy tải hơn 2.000 tấn, có thể đáp ứng cho Hải quân Israel lắp đặt nhiều loại vũ khí và thiết bị điện tử tiên tiến do Israel phát triển.
Những khinh hạm này sẽ chịu trách nhiệm chính trong việc bảo vệ giàn khai thác khí đốt tự nhiên ngoài khơi biển Địa Trung Hải của Israel, khỏi các cuộc tấn công của tên lửa, vì vậy khả năng chống tên lửa là trọng tâm thiết kế của lớp tàu này.
Đài chỉ huy của khinh hạm Saar 6 tích hợp radar mảng pha chủ động bốn mặt EL/M-2248 MF-STAR của IAI, có thể quét 360° theo mọi hướng; đồng thời có thể phát hiện, nhận dạng và định vị hàng trăm mục tiêu đang bay tới, thuộc nhiều loại khác nhau.
Phạm vi phát hiện mục tiêu của radar có diện tích phản xạ lớn là hơn 100 km và phạm vi phát hiện của tên lửa chống hạm là 25 km. Ngoài có thể phát hiện các mục tiêu đường không, radar còn có khả năng tìm kiếm mục tiêu mặt biển có độ chính xác cao, hoạt động trên băng tần X.
Về vũ khí, tàu được trang bị hai loại tên lửa hải đối không; loại đầu tiên là tên lửa hải đối không tầm trung Barak 8, được lắp trong hệ thống phóng thẳng đứng ở mũi tàu và có thể đánh chặn các mục tiêu trên không trong phạm vi 100 km, cũng như tên lửa chống hạm siêu thanh.
Loại tên lửa thứ hai là phiên bản hải quân hệ thống phòng thủ tên lửa Vòm sắt, được lắp đặt trong hệ thống phóng thẳng đứng, ở hai bên khoang giữa, có thể đánh chặn và tiêu diệt các mục tiêu bay tầm thấp, bao gồm máy bay, tên lửa chống hạm, rocket, đạn súng cối.
Khinh hạm Saar 6 không chỉ có khả năng tác chiến phòng không, mà khả năng tác chiến chống hạm cũng không hề thấp; Saar 6 được trang bị 4 bệ phóng tên lửa chống hạm, mỗi bệ có 4 ống phóng tên lửa chống hạm Gabriel.
Tên lửa Gabriel được trang bị đầu dò radar chủ động tiên tiến và có đường liên kết dữ liệu hai chiều; tên lửa có thể sử dụng trong môi trường ven biển, có nhiều tàu bè "lộn xộn" với tầm bắn lên tới 400 km, tạo lợi thế rõ ràng so với các tên lửa tương tự của các nước láng giềng Israel.
Ngoài ra, tàu còn có một pháo hải quân 76mm, 2 pháo Typhoon 25mm bắn nhanh điều khiển từ xa; 2 ống phóng ngư lôi 324mm có khả năng phóng ngư lôi chống ngầm hạng nhẹ Mk 54.
Về hệ thống tác chiến điện tử, tàu có hệ thống đối phó điện tử và bộ mồi nhử chủ động C-Gem, có thể bay lơ lửng trên không sau khi phóng và phát tín hiệu mục tiêu giả, để gây nhiễu tên lửa chống hạm đối phương. Đuôi tàu được trang bị một trực thăng chống ngầm Seahawk.
Nhìn vào thiết kế của loại khinh hạm này, có thể đánh giá những đặc điểm sau. Thứ nhất, tàu trang bị quá nhiều vũ khí, so với tải trọng của một khinh hạm chỉ có tải trọng 2.000 tấn.
Không chỉ có radar mảng pha chủ động mảng bốn mặt, mà còn có 72 tên lửa phòng không và 20 tên lửa chống hạm, pháo chính, pháo phụ, ngư lôi, đạn gây nhiễu và trực thăng hoạt động trên tàu sân bay; trang hỏa lực vượt qua khinh hạm cỡ lớn 4.000-5.000 tấn của các nước khác, đạt ngang tầm tàu khu trục tên lửa dẫn đường.
Thứ hai, hiệu suất tàng hình tốt hơn. Khinh hạm lớp Saar 6 có khả năng tàng hình mạnh hơn so với lớp Saar 5. Thiết kế thân tàu rất đơn giản và ấn tượng, tất cả các tên lửa phòng không đều sử dụng hệ thống phóng thẳng đứng, tên lửa chống hạm được giấu trong tường chắn.
Thứ ba là khả năng đa nhiệm vụ. Khinh hạm Saar 6 không chỉ đảm nhận nhiệm vụ chống tên lửa, bảo vệ an toàn cho các mỏ dầu khí của Israel, mà còn đảm nhiệm các nhiệm vụ tuần tra ven biển, chống khủng bố và chống buôn lậu.
Ngoài các nhiệm vụ trên, khinh hạm Saar 6 cũng sẽ được kết nối với mạng lưới phòng không nội địa trên đất liền của Israel và trở thành điểm nút phòng không trên biển của nước này. Đặc biệt trong những năm gần đây, tình hình Trung Đông liên tục thay đổi, điều này cũng đặt ra yêu cầu cao hơn về khả năng tác chiến trên biển của khinh hạm Saar 6.
Khinh hạm lớp Saar 6 sử dụng hệ thống đẩy hỗn hợp, gồm hai động cơ diesel MTU 20V 1163 TB 93 với công suất 9.920 mã lực, cho tàu tốc độ cao nhất đạt 35 hải lý/giờ, tầm hoạt động liên tục hơn 4.000 km, có thể hoạt động ở vùng biển xa hơn.
Tuy nhiên, do thiết kế tàu vũ trang tận răng, chiếm một lượng lớn không gian, dẫn đến không đủ khả năng tác chiến liên tục và chỉ có thể hoạt động trên biển liên tục trong 10 ngày, điều này đi ngược lại với thiết kế tầm xa của nó. Ngoài ra, vẫn còn phải xem liệu con tàu có gặp các vấn đề như trọng tâm cao và khả năng đi biển kém như của khinh hạm Saar 5 hay không. Nguồn ảnh: Pinterest.
Cận cảnh sức mạnh tàu chiến lớp Sa'ar 6 của Hải quân Israel - lớp tàu chiến nhỏ như hộ vệ hạm nhưng có trang bị vũ khí mạnh như khu trục hạm. Nguồn: QPVN.