Các chuyên gia hàng không Ukraine đã rất vui mừng khi sau một thời gian dài sửa chữa và hiện đại hóa, ngày 27/3 chiếc máy bay lớn nhất thế giới đã trở lại làm nhiệm vụ. Thông tin này được tờ Popular Mechanics cho biết.Kể từ khi công ty Antonov triển khai chương trình sửa chữa và hiện đại hóa lớn cho máy bay An-225 vào tháng 10/2018, chiếc máy bay này đã "nằm đất".Đến ngày 27/3/2020, chuyến bay đầu tiên của An-225 sau khi hiện đại hóa đã được thực hiện, kéo dài 2 giờ.Máy bay thực hiện bay hai vòng ở ngoại ô Kiev và trở về sân bay quốc tế Antonov, nằm cách Kiev 25 km về phía tây bắc, cách làng Gostomel 2 km.Mặc dù, công ty Antonov chưa tiết lộ chính xác những gì đã được nâng cấp trên máy bay này, nhưng các chuyên gia dự đoán rằng, máy bay này đã được trang bị hệ thống điện tử hàng không mới và ít nhất một động cơ mới.Nhiều khả năng, trong quá trình hiện đại hoá, máy bay An-225 được cung cấp một mô-đun điều hướng vệ tinh, một mô-đun để cảnh báo va chạm.Các chuyến bay của An-225 thường được giữ bí mật. Chúng chủ yếu đến các khu vực xa xôi, hẻo lánh như Tây Phi, Nam Mỹ hoặc các vùng hẻo lánh ở Úc. Máy bay này cũng đã từng bay đến Mỹ.Sự trở lại của chiếc máy bay này trong thời điểm hiện tại có thể rất quan trọng khi thế giới cần vận chuyển những chuyến hàng hóa y tế khổng lồ trong tình trạng khẩn cấp vì đại dịch Covid-19.Với trọng tải cất cánh lên tới 640 tấn, An-225 Mirya là chiếc máy bay to lớn nhất mà con người từng chế tạo. Tuy được coi là kỳ quan công nghệ nhưng loại máy bay này lại kén chọn khách hàng do kích thước quá khổ, đòi hỏi chi phí vận hành lớn và sân bay đủ rộng- dài, để cất- hạ cánh.Máy bay vận tải An-225 Mirya do phòng thiết kế Antonov của Liên Xô thiết kế vào những năm 80 thế kỷ trước.Chiếc vận tải cơ lớn nhất và duy nhất trên thế giới này hiện đang giữ 240 kỷ lục thế giới trong lĩnh vực hàng không.Năng lực vận chuyển của loại máy bay vận tải chiến lược này cho tới nay vẫn chưa bị đối thủ vượt mặt.Ban đầu, vận tải cơ An-225 được thiết kế để phục vụ việc chở tàu con thoi lên quỹ đạo và chuyên chở những vật thể ngoại cỡ, có kích thước cồng kềnh bằng đường hàng không. Tuy nhiên hiện nay chúng chủ yếu phục vụ trong lĩnh vực dân sự.An-225 được các quốc gia thuê để chuyên chở những kiện hàng khổng lồ như các đầu máy xe lửa, du thuyền, xe tải siêu trọng, các bệ phóng tàu vũ trụ...An-225 có chiều dài tới 84m, sải cánh 88,4m, cao 18,1m. Trọng lượng rỗng 285 tấn và trọng lượng cất cánh tối đa đến 640 tấn.Để nâng “con quái vật” này lên bầu trời, người ta phải trang bị cho nó tới 6 động cơ phản lực ZMKB Progress D-18 có lực đẩy tới 229,5kN.Với những động cơ cực khỏe này An-225 có tốc độ hành trình 800 km/h.Với khoang hành lý cực rộng An-225 có thể mang được tới 253 tấn hàng hóa.Ngoài cho các nước thuê, Ukraine vẫn thường sử dụng chiếc máy bay này cho các hoạt động hỗ trợ nhân đạo của Liên Hiệp Quốc.Trong quá khứ, Nga từng nhiều lần đề nghị Ukraine nối lại việc sản xuất loại máy bay này, tuy nhiên do bất đồng trong việc đóng góp kinh phí, cũng như căng thẳng chính chị khiến dự án bị đóng băng.Tiếp đến, Trung Quốc đã tung một lượng tiền lớn ra để Ukraine hoàn thành khung thân của một chiếc còn đang dang dở.Nhưng sau đó nhận thấy việc duy trì hoạt động của loại máy bay siêu lớn này đòi hỏi cơ sở hạ tầng đủ tốt và rộng, trong khi không nhất thiết phải có một dòng máy bay vận tải siêu lớn nên có vẻ Bắc Kinh đang dần rút lui.
Các chuyên gia hàng không Ukraine đã rất vui mừng khi sau một thời gian dài sửa chữa và hiện đại hóa, ngày 27/3 chiếc máy bay lớn nhất thế giới đã trở lại làm nhiệm vụ. Thông tin này được tờ Popular Mechanics cho biết.
Kể từ khi công ty Antonov triển khai chương trình sửa chữa và hiện đại hóa lớn cho máy bay An-225 vào tháng 10/2018, chiếc máy bay này đã "nằm đất".
Đến ngày 27/3/2020, chuyến bay đầu tiên của An-225 sau khi hiện đại hóa đã được thực hiện, kéo dài 2 giờ.
Máy bay thực hiện bay hai vòng ở ngoại ô Kiev và trở về sân bay quốc tế Antonov, nằm cách Kiev 25 km về phía tây bắc, cách làng Gostomel 2 km.
Mặc dù, công ty Antonov chưa tiết lộ chính xác những gì đã được nâng cấp trên máy bay này, nhưng các chuyên gia dự đoán rằng, máy bay này đã được trang bị hệ thống điện tử hàng không mới và ít nhất một động cơ mới.
Nhiều khả năng, trong quá trình hiện đại hoá, máy bay An-225 được cung cấp một mô-đun điều hướng vệ tinh, một mô-đun để cảnh báo va chạm.
Các chuyến bay của An-225 thường được giữ bí mật. Chúng chủ yếu đến các khu vực xa xôi, hẻo lánh như Tây Phi, Nam Mỹ hoặc các vùng hẻo lánh ở Úc. Máy bay này cũng đã từng bay đến Mỹ.
Sự trở lại của chiếc máy bay này trong thời điểm hiện tại có thể rất quan trọng khi thế giới cần vận chuyển những chuyến hàng hóa y tế khổng lồ trong tình trạng khẩn cấp vì đại dịch Covid-19.
Với trọng tải cất cánh lên tới 640 tấn, An-225 Mirya là chiếc máy bay to lớn nhất mà con người từng chế tạo. Tuy được coi là kỳ quan công nghệ nhưng loại máy bay này lại kén chọn khách hàng do kích thước quá khổ, đòi hỏi chi phí vận hành lớn và sân bay đủ rộng- dài, để cất- hạ cánh.
Máy bay vận tải An-225 Mirya do phòng thiết kế Antonov của Liên Xô thiết kế vào những năm 80 thế kỷ trước.
Chiếc vận tải cơ lớn nhất và duy nhất trên thế giới này hiện đang giữ 240 kỷ lục thế giới trong lĩnh vực hàng không.
Năng lực vận chuyển của loại máy bay vận tải chiến lược này cho tới nay vẫn chưa bị đối thủ vượt mặt.
Ban đầu, vận tải cơ An-225 được thiết kế để phục vụ việc chở tàu con thoi lên quỹ đạo và chuyên chở những vật thể ngoại cỡ, có kích thước cồng kềnh bằng đường hàng không. Tuy nhiên hiện nay chúng chủ yếu phục vụ trong lĩnh vực dân sự.
An-225 được các quốc gia thuê để chuyên chở những kiện hàng khổng lồ như các đầu máy xe lửa, du thuyền, xe tải siêu trọng, các bệ phóng tàu vũ trụ...
An-225 có chiều dài tới 84m, sải cánh 88,4m, cao 18,1m. Trọng lượng rỗng 285 tấn và trọng lượng cất cánh tối đa đến 640 tấn.
Để nâng “con quái vật” này lên bầu trời, người ta phải trang bị cho nó tới 6 động cơ phản lực ZMKB Progress D-18 có lực đẩy tới 229,5kN.
Với những động cơ cực khỏe này An-225 có tốc độ hành trình 800 km/h.
Với khoang hành lý cực rộng An-225 có thể mang được tới 253 tấn hàng hóa.
Ngoài cho các nước thuê, Ukraine vẫn thường sử dụng chiếc máy bay này cho các hoạt động hỗ trợ nhân đạo của Liên Hiệp Quốc.
Trong quá khứ, Nga từng nhiều lần đề nghị Ukraine nối lại việc sản xuất loại máy bay này, tuy nhiên do bất đồng trong việc đóng góp kinh phí, cũng như căng thẳng chính chị khiến dự án bị đóng băng.
Tiếp đến, Trung Quốc đã tung một lượng tiền lớn ra để Ukraine hoàn thành khung thân của một chiếc còn đang dang dở.
Nhưng sau đó nhận thấy việc duy trì hoạt động của loại máy bay siêu lớn này đòi hỏi cơ sở hạ tầng đủ tốt và rộng, trong khi không nhất thiết phải có một dòng máy bay vận tải siêu lớn nên có vẻ Bắc Kinh đang dần rút lui.