ISU-152 (lính Liên Xô đặt biệt danh là "kẻ săn thú") là loại pháo tự hành công kích hạng nặng do Liên Xô phát triển ngay trong cuộc chiến tranh thế giới thứ 2 tàn khốc nhằm đối phó với các bức tường phòng thủ kiên cố của phát xít Đức rải khắp châu Âu. Nó được xem là sự kế thừa hoàn hảo từ "quái thú" SU-152 nổi tiếng. Nguồn ảnh:WikipediaISU-152 được thiết kế "thần tốc" chỉ trong vòng có 7 tháng (từ tháng 5-12/1943) trên cơ sở hiện đại hóa SU-152. Điểm cải tiến chủ yếu nằm ở việc đặt toàn bộ cụm pháo trên khung bệ cơ sở xe tăng hạng nặng IS thay cho KV-1 (SU-152). Ngoài ra người ta còn tiến hành tăng cường vỏ giáp cho ISU đối phó với mọi loại pháo chống tăng tốt nhất của Đức thời bấy giờ. Nguồn ảnh:WikipediaNgay sau khi rời xưởng nhà máy Chelyabinsk Kirovsk, những cỗ pháo tự hành ISU-152 rầm rập tiến ra chiến trường và bắt đầu "gieo giắc cơn ác mộng khủng khiếp nhất" cho phát xít Đức. Khiếp đảm cỗ pháo này, lính Đức đặt biệt danh "dụng cụ khui đồ hộp" - ám chỉ các xe tăng Đức khi trúng đạn của ISU-152 thường bị sức nổ làm bật tung tháp pháo và các tấm vỏ giáp. Nguồn ảnh:WikipediaTrên ISU-152 vẫn giữ khẩu siêu pháo 152,4mm ML-20 cực kỳ thành công trên SU-152, cơ số đạn dự trữ 21 viên. Tầm bắn của loại pháo này khoảng 6,2km, tốc độ bắn chậm 2-3 phát/phút và thường được cho là không chính xác khi bắn tầm xa. Nguồn ảnh:WikipediaĐặc biệt, để phá hủy xe tăng Đức, ISU-152 chủ yếu sử dụng đạn nổ phá thay vì đạn xuyên giáp. Bởi đơn giản sức nổ của loại đạn này là cực kỳ lớn tới mức có thể thổi bay tháp pháo của "Vua hổ" Tiger I hay Tiger II. Nếu may mắn không "bay đầu" thì viên đạn của ISU-152 có thể gây vỡ vỏ giáp dày hàng trăm mm, khiến kíp lái thiệt mạng ngay trong chiếc xe nguyên xi.... Nguồn ảnh:WikipediaTheo các nhà sử học, trong vai trò là pháo tự hành công kích hạng nặng, ISU-152 đã hủy diệt vô số công sự mạnh nhất của phát xít Đức trong các trận Berlin, Budapest hay Konigsberg. Nhờ vỏ giáp dày, có thể cơ động, ISU-152 thường được yểm trợ vào gần mục tiêu nhất có thể rồi “ném vào họng quân phát xít những viên đạn nặng gần 50kg”. Nguồn ảnh:WikipediaTrong vai trò là pháo tự hành chống tăng hạng nặng, ISU-152 đã khiến mọi "con hổ, con báo" thảm bại trên chiến trường. Lớp giáp của ISU có thể cản phá mọi loại đạn xuyên tốt nhất của Tiger hay Panther trong khi chỉ cần một phát 152,4mm trúng đích là đủ để loại khỏi vòng chiến tăng phát xít. Nguồn ảnh:Wikipedia"Khi chúng tôi tiến vào Vienna, người ta bố trí thêm cho chúng tôi một khẩu đội ISU-152 hạng nặng, gồm ba chiếc... Bọn Đức phản công bằng nhiều chiếc Panther. Panther là một loại tăng hạng nặng. Tôi ra lệnh đưa một chiếc ISU lên phía trước để chọi với đám tăng Đức. Và, chúng gặp nhau trên đường. Chiếc ISU nã đạn và sức nổ tống chiếc Panther bật lùi về phía sau (bắn từ khoảng cách 400-500 mét). Tháp pháo của nó bật tung khỏi thân xe rồi rơi xuống cách đó mấy mét", lính xe tăng Liên Xô Dmitri Loza nhớ lại phát bắn ấn tượng của ISU-152 trong cuộc chiến với quân phát xít. Nguồn ảnh:WikipediaTheo hồi ức của Hermann Bix - Aces tăng Đức, ông này từng chỉ huy đơn vị pháo tự hành chống tăng Jagdpanther đối đầu với duy nhất một chiếc ISU-152. Trong trận chiến đấu, kíp lái của Bix bắn 3 viên trúng đích ở cự ly 400m nhưng ISU không hề hấn gì, đáp lại "kẻ săn thú" Liên Xô bắn viên đầu cách chiếc Jagdpanther 3m nhưng khói - lửa tràn vào buồng lái khiến tổ lái Bix mất khả năng đánh trả. Nguồn ảnh:WikipediaPhát thứ 2 từ khẩu 152,4mm bay vèo qua nắp xe và tới viên thứ 3 thì trúng đích, theo Bix: "bệ chống giật của khẩu pháo chính dựng ngược về phía sau. Rồi anh ta cảm thấy sự chấn động của tiếng nổ. Tiếng nổ kinh khủng của sự va chạm làm anh ta điếc đặc. Người xạ thủ báo cáo là anh ta không thể thấy gì vì khe nhìn đã bị vỡ... Rồi anh ta biết rằng tấm chắn của pháo đã bị bắn tung ra khỏi rãnh, sự chấm dứt đã đứng kề bên họ". Nguồn ảnh:WikipediaSau đó, một chiếc Jagdpanther thứ 2 xông ra tiếp cứu liền bị khẩu ISU đơn độc bắn trúng ngay phát đầu tiên. Và mphair cần tới chiếc Jagdpanther thứ 3 thì "con quái thú" mới chịu gục ngã. Sau trận chiến, người ta thấy 3 viên đạn của Bix trúng vào vòng đai khẩu 152,4mm nhưng không xuyên thủng… Nguồn ảnh: Arms-ExpoTheo thiết kế của phiên bản ISU-152 được sử dụng giai đoạn 1943-1944 thì phần dưới của giáp trước, giáp bên và phần trước giáp cấu trúc thượng tầng dày tới 90mm nghiêng 30 độ. Với lớp giáp này, ISU có thể an toàn trước các khẩu pháo 75mm trên tăng Panzer ở mọi cự ly, ngay cả pháo 88mm trên Tiger I cũng không thể xuyên thủng vùng giáp trước của ISU nếu không vào dưới 1000m. Nguồn ảnh: Arms-ExpoĐặc biệt, vùng khiến chắn trước buồng pháo dày tương đương 200mm cong hình bán cầu thì hầu như mọi cỗ pháo tốt nhất của Đức không thể xuyên thủng. Nguồn ảnh: Arms-ExpoKíp lái gồm 5 người: lái xe; xa trưởng; pháo thủ; hạ sĩ quan phụ trách khóa nòng; nạp đạn viên ngồi trong khoang tác chiến với giáp trước dày 90mm, hai bên hông dày 75mm nghiêng 15 độ. Nguồn ảnh:WikipediaĐộng cơ của ISU-152 là loại diesel V-2IS 520 mã lực cho tốc độ tối đa khoảng 37km/h trên đường nhựa (sau tăng lên 40km/h trên phiên bản model 1945), trên đường gồ ghề là 15-20km/h. Nguồn ảnh: Arms-ExpoMời độc giả xem video một trong những khẩu pháo tự hành ISU-152 hiếm hoi còn hoạt động ở thế kỷ 21. Nguồn: Youtube
ISU-152 (lính Liên Xô đặt biệt danh là "kẻ săn thú") là loại pháo tự hành công kích hạng nặng do Liên Xô phát triển ngay trong cuộc chiến tranh thế giới thứ 2 tàn khốc nhằm đối phó với các bức tường phòng thủ kiên cố của phát xít Đức rải khắp châu Âu. Nó được xem là sự kế thừa hoàn hảo từ "quái thú" SU-152 nổi tiếng. Nguồn ảnh:Wikipedia
ISU-152 được thiết kế "thần tốc" chỉ trong vòng có 7 tháng (từ tháng 5-12/1943) trên cơ sở hiện đại hóa SU-152. Điểm cải tiến chủ yếu nằm ở việc đặt toàn bộ cụm pháo trên khung bệ cơ sở xe tăng hạng nặng IS thay cho KV-1 (SU-152). Ngoài ra người ta còn tiến hành tăng cường vỏ giáp cho ISU đối phó với mọi loại pháo chống tăng tốt nhất của Đức thời bấy giờ. Nguồn ảnh:Wikipedia
Ngay sau khi rời xưởng nhà máy Chelyabinsk Kirovsk, những cỗ pháo tự hành ISU-152 rầm rập tiến ra chiến trường và bắt đầu "gieo giắc cơn ác mộng khủng khiếp nhất" cho phát xít Đức. Khiếp đảm cỗ pháo này, lính Đức đặt biệt danh "dụng cụ khui đồ hộp" - ám chỉ các xe tăng Đức khi trúng đạn của ISU-152 thường bị sức nổ làm bật tung tháp pháo và các tấm vỏ giáp. Nguồn ảnh:Wikipedia
Trên ISU-152 vẫn giữ khẩu siêu pháo 152,4mm ML-20 cực kỳ thành công trên SU-152, cơ số đạn dự trữ 21 viên. Tầm bắn của loại pháo này khoảng 6,2km, tốc độ bắn chậm 2-3 phát/phút và thường được cho là không chính xác khi bắn tầm xa. Nguồn ảnh:Wikipedia
Đặc biệt, để phá hủy xe tăng Đức, ISU-152 chủ yếu sử dụng đạn nổ phá thay vì đạn xuyên giáp. Bởi đơn giản sức nổ của loại đạn này là cực kỳ lớn tới mức có thể thổi bay tháp pháo của "Vua hổ" Tiger I hay Tiger II. Nếu may mắn không "bay đầu" thì viên đạn của ISU-152 có thể gây vỡ vỏ giáp dày hàng trăm mm, khiến kíp lái thiệt mạng ngay trong chiếc xe nguyên xi.... Nguồn ảnh:Wikipedia
Theo các nhà sử học, trong vai trò là pháo tự hành công kích hạng nặng, ISU-152 đã hủy diệt vô số công sự mạnh nhất của phát xít Đức trong các trận Berlin, Budapest hay Konigsberg. Nhờ vỏ giáp dày, có thể cơ động, ISU-152 thường được yểm trợ vào gần mục tiêu nhất có thể rồi “ném vào họng quân phát xít những viên đạn nặng gần 50kg”. Nguồn ảnh:Wikipedia
Trong vai trò là pháo tự hành chống tăng hạng nặng, ISU-152 đã khiến mọi "con hổ, con báo" thảm bại trên chiến trường. Lớp giáp của ISU có thể cản phá mọi loại đạn xuyên tốt nhất của Tiger hay Panther trong khi chỉ cần một phát 152,4mm trúng đích là đủ để loại khỏi vòng chiến tăng phát xít. Nguồn ảnh:Wikipedia
"Khi chúng tôi tiến vào Vienna, người ta bố trí thêm cho chúng tôi một khẩu đội ISU-152 hạng nặng, gồm ba chiếc... Bọn Đức phản công bằng nhiều chiếc Panther. Panther là một loại tăng hạng nặng. Tôi ra lệnh đưa một chiếc ISU lên phía trước để chọi với đám tăng Đức. Và, chúng gặp nhau trên đường. Chiếc ISU nã đạn và sức nổ tống chiếc Panther bật lùi về phía sau (bắn từ khoảng cách 400-500 mét). Tháp pháo của nó bật tung khỏi thân xe rồi rơi xuống cách đó mấy mét", lính xe tăng Liên Xô Dmitri Loza nhớ lại phát bắn ấn tượng của ISU-152 trong cuộc chiến với quân phát xít. Nguồn ảnh:Wikipedia
Theo hồi ức của Hermann Bix - Aces tăng Đức, ông này từng chỉ huy đơn vị pháo tự hành chống tăng Jagdpanther đối đầu với duy nhất một chiếc ISU-152. Trong trận chiến đấu, kíp lái của Bix bắn 3 viên trúng đích ở cự ly 400m nhưng ISU không hề hấn gì, đáp lại "kẻ săn thú" Liên Xô bắn viên đầu cách chiếc Jagdpanther 3m nhưng khói - lửa tràn vào buồng lái khiến tổ lái Bix mất khả năng đánh trả. Nguồn ảnh:Wikipedia
Phát thứ 2 từ khẩu 152,4mm bay vèo qua nắp xe và tới viên thứ 3 thì trúng đích, theo Bix: "bệ chống giật của khẩu pháo chính dựng ngược về phía sau. Rồi anh ta cảm thấy sự chấn động của tiếng nổ. Tiếng nổ kinh khủng của sự va chạm làm anh ta điếc đặc. Người xạ thủ báo cáo là anh ta không thể thấy gì vì khe nhìn đã bị vỡ... Rồi anh ta biết rằng tấm chắn của pháo đã bị bắn tung ra khỏi rãnh, sự chấm dứt đã đứng kề bên họ". Nguồn ảnh:Wikipedia
Sau đó, một chiếc Jagdpanther thứ 2 xông ra tiếp cứu liền bị khẩu ISU đơn độc bắn trúng ngay phát đầu tiên. Và mphair cần tới chiếc Jagdpanther thứ 3 thì "con quái thú" mới chịu gục ngã. Sau trận chiến, người ta thấy 3 viên đạn của Bix trúng vào vòng đai khẩu 152,4mm nhưng không xuyên thủng… Nguồn ảnh: Arms-Expo
Theo thiết kế của phiên bản ISU-152 được sử dụng giai đoạn 1943-1944 thì phần dưới của giáp trước, giáp bên và phần trước giáp cấu trúc thượng tầng dày tới 90mm nghiêng 30 độ. Với lớp giáp này, ISU có thể an toàn trước các khẩu pháo 75mm trên tăng Panzer ở mọi cự ly, ngay cả pháo 88mm trên Tiger I cũng không thể xuyên thủng vùng giáp trước của ISU nếu không vào dưới 1000m. Nguồn ảnh: Arms-Expo
Đặc biệt, vùng khiến chắn trước buồng pháo dày tương đương 200mm cong hình bán cầu thì hầu như mọi cỗ pháo tốt nhất của Đức không thể xuyên thủng. Nguồn ảnh: Arms-Expo
Kíp lái gồm 5 người: lái xe; xa trưởng; pháo thủ; hạ sĩ quan phụ trách khóa nòng; nạp đạn viên ngồi trong khoang tác chiến với giáp trước dày 90mm, hai bên hông dày 75mm nghiêng 15 độ. Nguồn ảnh:Wikipedia
Động cơ của ISU-152 là loại diesel V-2IS 520 mã lực cho tốc độ tối đa khoảng 37km/h trên đường nhựa (sau tăng lên 40km/h trên phiên bản model 1945), trên đường gồ ghề là 15-20km/h. Nguồn ảnh: Arms-Expo
Mời độc giả xem video một trong những khẩu pháo tự hành ISU-152 hiếm hoi còn hoạt động ở thế kỷ 21. Nguồn: Youtube