Báo mạng Trung Quốc mới đây đăng tải một số hình ảnh các cuộc duyệt binh trong lịch sử nước này. Đáng lưu ý, một trong số các hình ảnh có sự xuất hiện của đội hình pháo tự hành ISU-152 mạnh khủng khiếp của Hồng quân Liên Xô được sử dụng trong giai đoạn cuối cuộc Chiến tranh Thế giới thứ 2. Những phát bắn của khẩu pháo tự hành này không chỉ huy diệt các công sự kiên cố mà còn có thể xé nát những cỗ tăng nặng 40-60 tấn của quân phát xít. Ngay cả vỏ thép của xe tăng sản xuất sau CTTG 2 cũng khó mà chịu nổi sức công phá những viên đạn nặng gần 50kg bắn ra từ ISU-152.Theo một số tài liệu, năm 1955 Hồng quân Liên Xô khi rút khỏi Đại Liên sau 10 năm đồn trú đã bán lại cho Quân đội Trung Quốc 67 khẩu pháo tự hành ISU-152. Trong số này 45 khẩu đã được phiên chế cho Sư đoàn cơ giới số 1 mới thành lập của Trung Quốc.Không rõ những khẩu pháo tự hành ISU-152 hoạt động trong Quân đội Trung Quốc tới khi nào và có sử dụng trong các cuộc xung đột biên giới Ấn Độ - Liên Xô hay không. Tuy nhiên, đến tận những năm 1960 nó vẫn thường xuyên xuất hiện trong các cuộc duyệt binh lớn. Hiện tại, hầu hết pháo tự hành ISU-152 đều đã được chuyển vào viện bảo tàng.Pháo tự hành ISU-152 là một trong những khẩu pháo chống tăng đáng sợ nhất thế giới được sử dụng thành công trong giai đoạn cuối cuộc chiến tranh thế giới thứ 2. Thậm chí, việc sản xuất loại pháo này được Liên Xô duy trì tới tận năm 1947 mới kết thúc, với tổng cộng 3.242 khẩu ra đời phục vụ ở Liên Xô và một vài nước khác. Mãi tới đầu những năm 1970, những khẩu ISU-152 cuối cùng mới bị loại bỏ khỏi lực lượng vũ trang Liên Xô.Dù được thiết kế cho vai trò pháo công kích hạng nặng (hủy diệt các công sự đối phương bằng loạt bắn trực tiếp), thế nhưng ISU-152 nổi tiếng trong lịch sử với khả năng thứ 2 nhiều hơn - đó là pháo tự hành chống tăng hạng nặng. Tuy không được thiết kế cho nhiệm vụ này, nhưng nhờ sở hữu cỗ đại pháo ML-20S 152mm, nó có khả năng phá hủy mọi xe tăng, pháo tự hành tốt nhất, mạnh nhất của Đức thời bấy giờ.Những viên đạn pháo 152mm nặng gần 50kg tạo ra vụ nổ mạnh khủng khiếp có thể thổi bay tháp pháo xe tăng Tiger. Nếu như xe tăng không bị "bay tháp" thì sức hủy diệt của một viên đạn pháo cũng gây ra hư hại đáng kể cho kết cấu bên trong của xe và gây ra thương vong cho tổ lái do các mảnh văng của vỏ giáp và sự rò rỉ nhiên liệu trong các khoang chứa. Ít có binh sĩ nào trong xe tăng, xe bọc thép có hy vọng sống sót nếu chiếc xe đó ăn phải một phát đạn của ISU-152.Theo hồi ký lính tăng Liên Xô Dmitri Loza: "Khi chúng tôi tiến vào Vienna, người ta bố trí thêm cho chúng tôi một khẩu đội ISU-152 hạng nặng, gồm ba chiếc... Bọn Đức phản công bằng nhiều chiếc Panther. Tôi ra lệnh đưa một chiếc ISU lên phía trước để chọi với đám tăng Đức. Và, chúng gặp nhau trên đường. Chiếc ISU nã đạn và sức nổ tống chiếc Panther bật lùi về sau (bắn từ khoảng cách 400-500 mét). Tháp pháo của nó văng khỏi thân rồi rơi xuống cách đó mấy mét".Ngay cả với những chiếc xe tăng hiện đại được trang bị giáp composite và giáp phản ứng nổ thì đạn pháo 152mm vẫn đủ sức gây chấn động khủng khiếp xé toạch giáp, khiến kíp lái tử vong. Trong ảnh, chiếc T-64BV của Quân đội Ukraine trang bị giáp composite và giáp phản ứng nổ bị hạ gục bằng đạn pháo 152mm của quân ly khai miền đông, hôm 18/2/2015.Giáp trước của ISU-152 dày đến 90mm và được làm vát nghiêng 30 độ, vùng khiên chắn quanh nòng pháo được làm hình bán cầu dày 125mm. Các loại xe tăng hạng nặng với nòng 88mm của Đức trong CTTG 2 gần như không thể xuyên thủng vùng khiên chắn của ISU-152 ngoài khoảng cách 500m.Pháo tự hành ISU-152 có kích thước rất lớn với chiều dài 9,18m, rộng 3,07m và cao 2,48m, nặng đến 47,3 tấn. Do đó, xe phải sử dụng động cơ V-2IS công suất 520 mã lực, lượng nhiên liệu mang theo là 560 lít và có thể mang thêm 360 lít trong các khoang nhiên liệu bên ngoài. Ở các phiên bản ISU-152K và ISU-152M, lượng nhiên liệu chứa bên trong xe tăng lên 920 lít. Tầm hoạt động của ISU-152 là 120km với điều kiện địa hình dã chiến, và có thể tăng lên đến 670km tùy theo điều kiện địa hình và phiên bản. Tốc độ trên địa hình xấu đạt 20km/h, trên đường nhựa tối đa là 40km/h.ISU-152 ngoài nòng ML-20S sau này còn được phát triển thêm hai loại nòng hạng nặng cỡ 152mm có chiều dài lớn hơn gồm BL-8S và BL-10 có sức xuyên cao hơn. Tuy nhiên, các thử nghiệm cho thấy khẩu pháo này gặp khá nhiều vấn đề khiến chúng không bao giờ được sử dụng.
Báo mạng Trung Quốc mới đây đăng tải một số hình ảnh các cuộc duyệt binh trong lịch sử nước này. Đáng lưu ý, một trong số các hình ảnh có sự xuất hiện của đội hình pháo tự hành ISU-152 mạnh khủng khiếp của Hồng quân Liên Xô được sử dụng trong giai đoạn cuối cuộc Chiến tranh Thế giới thứ 2. Những phát bắn của khẩu pháo tự hành này không chỉ huy diệt các công sự kiên cố mà còn có thể xé nát những cỗ tăng nặng 40-60 tấn của quân phát xít. Ngay cả vỏ thép của xe tăng sản xuất sau CTTG 2 cũng khó mà chịu nổi sức công phá những viên đạn nặng gần 50kg bắn ra từ ISU-152.
Theo một số tài liệu, năm 1955 Hồng quân Liên Xô khi rút khỏi Đại Liên sau 10 năm đồn trú đã bán lại cho Quân đội Trung Quốc 67 khẩu pháo tự hành ISU-152. Trong số này 45 khẩu đã được phiên chế cho Sư đoàn cơ giới số 1 mới thành lập của Trung Quốc.
Không rõ những khẩu pháo tự hành ISU-152 hoạt động trong Quân đội Trung Quốc tới khi nào và có sử dụng trong các cuộc xung đột biên giới Ấn Độ - Liên Xô hay không. Tuy nhiên, đến tận những năm 1960 nó vẫn thường xuyên xuất hiện trong các cuộc duyệt binh lớn. Hiện tại, hầu hết pháo tự hành ISU-152 đều đã được chuyển vào viện bảo tàng.
Pháo tự hành ISU-152 là một trong những khẩu pháo chống tăng đáng sợ nhất thế giới được sử dụng thành công trong giai đoạn cuối cuộc chiến tranh thế giới thứ 2. Thậm chí, việc sản xuất loại pháo này được Liên Xô duy trì tới tận năm 1947 mới kết thúc, với tổng cộng 3.242 khẩu ra đời phục vụ ở Liên Xô và một vài nước khác. Mãi tới đầu những năm 1970, những khẩu ISU-152 cuối cùng mới bị loại bỏ khỏi lực lượng vũ trang Liên Xô.
Dù được thiết kế cho vai trò pháo công kích hạng nặng (hủy diệt các công sự đối phương bằng loạt bắn trực tiếp), thế nhưng ISU-152 nổi tiếng trong lịch sử với khả năng thứ 2 nhiều hơn - đó là pháo tự hành chống tăng hạng nặng. Tuy không được thiết kế cho nhiệm vụ này, nhưng nhờ sở hữu cỗ đại pháo ML-20S 152mm, nó có khả năng phá hủy mọi xe tăng, pháo tự hành tốt nhất, mạnh nhất của Đức thời bấy giờ.
Những viên đạn pháo 152mm nặng gần 50kg tạo ra vụ nổ mạnh khủng khiếp có thể thổi bay tháp pháo xe tăng Tiger. Nếu như xe tăng không bị "bay tháp" thì sức hủy diệt của một viên đạn pháo cũng gây ra hư hại đáng kể cho kết cấu bên trong của xe và gây ra thương vong cho tổ lái do các mảnh văng của vỏ giáp và sự rò rỉ nhiên liệu trong các khoang chứa. Ít có binh sĩ nào trong xe tăng, xe bọc thép có hy vọng sống sót nếu chiếc xe đó ăn phải một phát đạn của ISU-152.
Theo hồi ký lính tăng Liên Xô Dmitri Loza: "Khi chúng tôi tiến vào Vienna, người ta bố trí thêm cho chúng tôi một khẩu đội ISU-152 hạng nặng, gồm ba chiếc... Bọn Đức phản công bằng nhiều chiếc Panther. Tôi ra lệnh đưa một chiếc ISU lên phía trước để chọi với đám tăng Đức. Và, chúng gặp nhau trên đường. Chiếc ISU nã đạn và sức nổ tống chiếc Panther bật lùi về sau (bắn từ khoảng cách 400-500 mét). Tháp pháo của nó văng khỏi thân rồi rơi xuống cách đó mấy mét".
Ngay cả với những chiếc xe tăng hiện đại được trang bị giáp composite và giáp phản ứng nổ thì đạn pháo 152mm vẫn đủ sức gây chấn động khủng khiếp xé toạch giáp, khiến kíp lái tử vong. Trong ảnh, chiếc T-64BV của Quân đội Ukraine trang bị giáp composite và giáp phản ứng nổ bị hạ gục bằng đạn pháo 152mm của quân ly khai miền đông, hôm 18/2/2015.
Giáp trước của ISU-152 dày đến 90mm và được làm vát nghiêng 30 độ, vùng khiên chắn quanh nòng pháo được làm hình bán cầu dày 125mm. Các loại xe tăng hạng nặng với nòng 88mm của Đức trong CTTG 2 gần như không thể xuyên thủng vùng khiên chắn của ISU-152 ngoài khoảng cách 500m.
Pháo tự hành ISU-152 có kích thước rất lớn với chiều dài 9,18m, rộng 3,07m và cao 2,48m, nặng đến 47,3 tấn. Do đó, xe phải sử dụng động cơ V-2IS công suất 520 mã lực, lượng nhiên liệu mang theo là 560 lít và có thể mang thêm 360 lít trong các khoang nhiên liệu bên ngoài. Ở các phiên bản ISU-152K và ISU-152M, lượng nhiên liệu chứa bên trong xe tăng lên 920 lít. Tầm hoạt động của ISU-152 là 120km với điều kiện địa hình dã chiến, và có thể tăng lên đến 670km tùy theo điều kiện địa hình và phiên bản. Tốc độ trên địa hình xấu đạt 20km/h, trên đường nhựa tối đa là 40km/h.
ISU-152 ngoài nòng ML-20S sau này còn được phát triển thêm hai loại nòng hạng nặng cỡ 152mm có chiều dài lớn hơn gồm BL-8S và BL-10 có sức xuyên cao hơn. Tuy nhiên, các thử nghiệm cho thấy khẩu pháo này gặp khá nhiều vấn đề khiến chúng không bao giờ được sử dụng.