Vào ngày 30/3, có thông tin cho rằng, một máy bay chiến đấu cường kích Su-24 của Không quân Ukraine, đã bị bắn rơi trong trận không chiến gần biên giới phía bắc của nước này với Belarus.Đây là trường hợp mới nhất, trong số những tổn thất được báo cáo về loại cường kích bom Su-24 của Không quân Ukraine. Theo thống kê chưa đầy đủ, có tới hơn một nửa số Su-24 của Không quân Ukraine, đã bị bắn hạ, kể từ khi xung đột với Nga nổ ra vào ngày 24/2.Theo thông báo trước đó từ Bộ Quốc phòng Nga, vào ngày 28/3, có tới 4 máy bay chiến đấu cường kích Su-24 và một máy bay chiến đấu hạng nặng Su-27 của Không quân Ukraine đã bị bắn rơi.Những tổn thất này đánh dấu lần đầu tiên, các máy bay chiến đấu hạng nặng của Ukraine được báo cáo bị bắn rơi trong hai tuần liên tiếp, và diễn ra trong bối cảnh, những chiến đấu cơ “có tuổi” của Không quân Ukraine, không thể hoạt động, sau nhiều cuộc không kích của Nga, vào các sân bay của nước này.Cường kích Su-24 cho đến nay, vẫn là máy bay có khả năng nhất của Ukraine, cho các nhiệm vụ không đối đất; mặc dù Không quân Ukraine được thừa hưởng, số lượng lớn máy bay chiến đấu từ Liên Xô, nhưng chỉ một số ít được nâng cấp và có thể sử dụng vũ khí, không phải do Liên Xô sản xuất. Nhưng khả năng của chúng rất hạn chế.Chiến đấu cơ Su-27 là loại máy bay hiện đại nhất của Không quân Ukraine, được kế thừa từ Quân đội Liên Xô; khi đó được coi là loại máy bay chiến đấu có khả năng tốt nhất ở châu Âu. Nhưng cũng giống như cường kích Su-24, do không được hiện đại hóa, nên đã hạn chế khả năng chiến đấu của nó.Khi xung đột với Nga nổ ra vào ngày 24/2, Không quân Ukraine được trang bị một phi đội ước tính khoảng 35 chiếc Su-27. Ít nhất đã có một chiếc Su-27 trước đó, đã bị bắn hạ bởi một tổ hợp tên lửa S-400 của Nga, bố trí tại Belarus; và bốn chiếc khác bị bắn rơi ở miền Tây Ukraine vào tháng 3.Theo thống kê, có tới 5 chiếc máy bay chiến đấu của Ukraine, bị bắn rơi trong một trận không chiến, bởi các máy bay chiến đấu Su-35 của Không quân Nga. Các vụ bắn hạ mới nhất diễn ra, khi Nga đã gần như kiểm soát hoàn toàn không phận Ukraine.Hiện vẫn còn câu hỏi gây tranh cãi, là số máy bay của Ukraine, bị máy bay Su-35S bắn hạ, hay bởi các hệ thống phòng không trên mặt đất như S-400? Ngoài ra Quân đội Nga đã triển khai hệ thống phòng không BuK-M3 di động, có nhiệm vụ bảo vệ các đơn vị chiến đấu mặt đất, trước số Su-24 và Su-25 của Không quân Ukraine. Hiện Không quân của Ukraine đã bị lực lượng phòng không và không quân Nga vô hiệu hóa hoàn toàn. Còn thành phố trọng yếu Mariupol, do lực lượng dân quân Tiểu đoàn Azov và các đơn vị Quân đội Ukraine phòng thủ, đã bị quân Nga bao vây, nhưng Quân đội Ukraine không có hỏa lực không quân chi viện.Những chiếc Su-35S của Nga, được bố trí ở sân bay Baranovichi, thuộc Sư đoàn Không quân chiến đấu số 61, đóng ở phía tây lãnh thổ Belarus, được coi là sát thủ máy bay chiến đấu của Không quân Ukraine, trong thời gian vừa qua.Số máy bay Su-35 được coi là có khả năng cao, đã gây ra vụ bắn hạ 4 máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên không Su-27 của Ukraine, ở miền Tây Ukraine vào ngày 5/3, và các đơn vị Không quân của Nga đóng tại Belarus, cũng được coi là đã thực hiện nhiệm vụ này.Su-35S là máy bay chiến đấu có khả năng nhất của Không quân Nga trong không chiến hiện nay; khác với Su-57, loại máy bay chiến đấu tàng hình này, chưa được triển khai ở cấp độ phi đội, mặc dù theo thông tin, đã có những hoạt động hạn chế ở Ukraine.Su-35 được Không quân Nga triển khai, nhằm “tìm diệt” lực lượng tinh nhuệ của Không quân Ukraine, chủ yếu bao gồm các máy bay chiến đấu Su-27; đồng thời cũng để phòng thủ trước các cuộc không kích của Không quân Ukraine, bằng cách vô hiệu hóa các mục tiêu như cường kích Su-24.Su-35 được Không quân Nga đưa vào trang bị từ năm 2014 và hơn 100 chiếc hiện đang được biên chế trong Không quân nước này. Su-35S được coi là máy bay 'thế hệ 4 ++' với các tính năng tiên tiến bao gồm, khả năng bay siêu tốc, khả năng sử dụng tên lửa không đối không, có tầm bắn 400 km và tốc độ Mach 6.Su-35S sử dụng động cơ vectơ lực đẩy ba chiều, cho máy bay khả năng cơ động cực cao và tiết diện radar giảm xuống dưới một phần ba so với các máy bay có kích thước tương tự như Su-27 hoặc F-15.Su-35S đặc biệt hữu ích cho chiến dịch trên không phận Ukraine, đó là khả năng nhận thức tình huống cao và khả năng tấn công điện tử tiên tiến, do được trang bị radar Irbis-E, cùng hai radar AESA gắn trên cánh chính và bộ tác chiến điện tử Khibny-M. Việc Không quân Nga triển khai thêm Su-35 gần biên giới phía Tây của Nga, cũng được coi là màn phô trương lực lượng nhằm vào NATO, vì đây là bước chuẩn bị, ngăn chặn các hành động quân sự của NATO, có thể xảy ra ở Ukraine. Có khả năng sau khi cuộc xung đột với Ukraine chấm dứt, số lượng máy bay chiến đấu Su-35S, sẽ được đưa vào phục vụ trong lực lượng Không quân Nga, với số lượng lớn hơn dự kiến trước đây; lý do là vì sự chậm trễ trong chương trình Su-57 và những căng thẳng gia tăng với phương Tây.
Vào ngày 30/3, có thông tin cho rằng, một máy bay chiến đấu cường kích Su-24 của Không quân Ukraine, đã bị bắn rơi trong trận không chiến gần biên giới phía bắc của nước này với Belarus.
Đây là trường hợp mới nhất, trong số những tổn thất được báo cáo về loại cường kích bom Su-24 của Không quân Ukraine. Theo thống kê chưa đầy đủ, có tới hơn một nửa số Su-24 của Không quân Ukraine, đã bị bắn hạ, kể từ khi xung đột với Nga nổ ra vào ngày 24/2.
Theo thông báo trước đó từ Bộ Quốc phòng Nga, vào ngày 28/3, có tới 4 máy bay chiến đấu cường kích Su-24 và một máy bay chiến đấu hạng nặng Su-27 của Không quân Ukraine đã bị bắn rơi.
Những tổn thất này đánh dấu lần đầu tiên, các máy bay chiến đấu hạng nặng của Ukraine được báo cáo bị bắn rơi trong hai tuần liên tiếp, và diễn ra trong bối cảnh, những chiến đấu cơ “có tuổi” của Không quân Ukraine, không thể hoạt động, sau nhiều cuộc không kích của Nga, vào các sân bay của nước này.
Cường kích Su-24 cho đến nay, vẫn là máy bay có khả năng nhất của Ukraine, cho các nhiệm vụ không đối đất; mặc dù Không quân Ukraine được thừa hưởng, số lượng lớn máy bay chiến đấu từ Liên Xô, nhưng chỉ một số ít được nâng cấp và có thể sử dụng vũ khí, không phải do Liên Xô sản xuất. Nhưng khả năng của chúng rất hạn chế.
Chiến đấu cơ Su-27 là loại máy bay hiện đại nhất của Không quân Ukraine, được kế thừa từ Quân đội Liên Xô; khi đó được coi là loại máy bay chiến đấu có khả năng tốt nhất ở châu Âu. Nhưng cũng giống như cường kích Su-24, do không được hiện đại hóa, nên đã hạn chế khả năng chiến đấu của nó.
Khi xung đột với Nga nổ ra vào ngày 24/2, Không quân Ukraine được trang bị một phi đội ước tính khoảng 35 chiếc Su-27. Ít nhất đã có một chiếc Su-27 trước đó, đã bị bắn hạ bởi một tổ hợp tên lửa S-400 của Nga, bố trí tại Belarus; và bốn chiếc khác bị bắn rơi ở miền Tây Ukraine vào tháng 3.
Theo thống kê, có tới 5 chiếc máy bay chiến đấu của Ukraine, bị bắn rơi trong một trận không chiến, bởi các máy bay chiến đấu Su-35 của Không quân Nga. Các vụ bắn hạ mới nhất diễn ra, khi Nga đã gần như kiểm soát hoàn toàn không phận Ukraine.
Hiện vẫn còn câu hỏi gây tranh cãi, là số máy bay của Ukraine, bị máy bay Su-35S bắn hạ, hay bởi các hệ thống phòng không trên mặt đất như S-400? Ngoài ra Quân đội Nga đã triển khai hệ thống phòng không BuK-M3 di động, có nhiệm vụ bảo vệ các đơn vị chiến đấu mặt đất, trước số Su-24 và Su-25 của Không quân Ukraine.
Hiện Không quân của Ukraine đã bị lực lượng phòng không và không quân Nga vô hiệu hóa hoàn toàn. Còn thành phố trọng yếu Mariupol, do lực lượng dân quân Tiểu đoàn Azov và các đơn vị Quân đội Ukraine phòng thủ, đã bị quân Nga bao vây, nhưng Quân đội Ukraine không có hỏa lực không quân chi viện.
Những chiếc Su-35S của Nga, được bố trí ở sân bay Baranovichi, thuộc Sư đoàn Không quân chiến đấu số 61, đóng ở phía tây lãnh thổ Belarus, được coi là sát thủ máy bay chiến đấu của Không quân Ukraine, trong thời gian vừa qua.
Số máy bay Su-35 được coi là có khả năng cao, đã gây ra vụ bắn hạ 4 máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên không Su-27 của Ukraine, ở miền Tây Ukraine vào ngày 5/3, và các đơn vị Không quân của Nga đóng tại Belarus, cũng được coi là đã thực hiện nhiệm vụ này.
Su-35S là máy bay chiến đấu có khả năng nhất của Không quân Nga trong không chiến hiện nay; khác với Su-57, loại máy bay chiến đấu tàng hình này, chưa được triển khai ở cấp độ phi đội, mặc dù theo thông tin, đã có những hoạt động hạn chế ở Ukraine.
Su-35 được Không quân Nga triển khai, nhằm “tìm diệt” lực lượng tinh nhuệ của Không quân Ukraine, chủ yếu bao gồm các máy bay chiến đấu Su-27; đồng thời cũng để phòng thủ trước các cuộc không kích của Không quân Ukraine, bằng cách vô hiệu hóa các mục tiêu như cường kích Su-24.
Su-35 được Không quân Nga đưa vào trang bị từ năm 2014 và hơn 100 chiếc hiện đang được biên chế trong Không quân nước này. Su-35S được coi là máy bay 'thế hệ 4 ++' với các tính năng tiên tiến bao gồm, khả năng bay siêu tốc, khả năng sử dụng tên lửa không đối không, có tầm bắn 400 km và tốc độ Mach 6.
Su-35S sử dụng động cơ vectơ lực đẩy ba chiều, cho máy bay khả năng cơ động cực cao và tiết diện radar giảm xuống dưới một phần ba so với các máy bay có kích thước tương tự như Su-27 hoặc F-15.
Su-35S đặc biệt hữu ích cho chiến dịch trên không phận Ukraine, đó là khả năng nhận thức tình huống cao và khả năng tấn công điện tử tiên tiến, do được trang bị radar Irbis-E, cùng hai radar AESA gắn trên cánh chính và bộ tác chiến điện tử Khibny-M.
Việc Không quân Nga triển khai thêm Su-35 gần biên giới phía Tây của Nga, cũng được coi là màn phô trương lực lượng nhằm vào NATO, vì đây là bước chuẩn bị, ngăn chặn các hành động quân sự của NATO, có thể xảy ra ở Ukraine.
Có khả năng sau khi cuộc xung đột với Ukraine chấm dứt, số lượng máy bay chiến đấu Su-35S, sẽ được đưa vào phục vụ trong lực lượng Không quân Nga, với số lượng lớn hơn dự kiến trước đây; lý do là vì sự chậm trễ trong chương trình Su-57 và những căng thẳng gia tăng với phương Tây.