Báo chí khu vực cho biết, tình hình biên giới giữa Serbia và vùng lãnh thổ Kosovo đang trở nên cực kỳ căng thẳng, Belgrade đã cho triển khai loạt phương tiện thiết giáp vừa được Nga viện trợ, gồm xe tăng chiến đấu chủ lực T-72MS "Đại bàng trắng" cùng xe bọc thép trinh sát BRDM-2M.Bên cạnh đó, máy bay chiến đấu MiG-29 của Không quân Serbia được quan sát thấy đang thực hiện các cuộc tuần tra trên không ở tỉnh Kosovo cùng với Metohija.Bất chấp việc người đứng đầu Hội đồng châu Âu - ông Charles Michel kêu gọi các bên xung đột tiến hành đàm phán dưới sự bảo trợ của Liên minh châu Âu, tình hình biên giới Serbia - Kosovo vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.Một cuộc họp của Hội đồng An ninh Serbia đã được tổ chức tại Belgrade, trong đó họ yêu cầu rút ngay lập tức khỏi biên giới lực lượng cảnh sát đặc biệt của Kosovo.Nguyên nhân của tình trạng này là do chính quyền Kosovo tự xưng hôm 20/9 đã cho cảnh sát đặc nhiệm chiếm hai đồn biên phòng Yarinje và Brnjak, khiến Quân đội Serbia đưa lực lượng mạnh tới đây nhằm thiết lập lại trật tự.Đáp lại, binh lính Kosovo đã tập trung ở bên kia biên giới với sự yểm trợ của xe bọc thép và các tay súng bắn tỉa, tuy vậy theo đánh giá của giới truyền thông thì nếu nổ ra giao tranh, nhờ xe tăng T-72MS mà Quân đội Serbia sẽ dễ dàng "đè bẹp" đối phương.Xe tăng chiến đấu chủ lực T-72MS với biệt danh "Đại bàng trắng" là sản phẩm từ dự án Proryv-2G, đây là gói nâng cấp hỏa lực nhanh dành cho T-72B của Quân đội Nga vốn đã lạc hậu so với các dòng MBT phương Tây.T-72MS "Đại bàng trắng" lần đầu ra mắt tại Triển lãm kỹ thuật công nghệ 2012, nó mang đầy đủ đặc trưng của dòng T-72B với các khối giáp phản ứng nổ Kontakt-1 bao quanh mũi và tháp pháo, tên gọi trên bắt nguồn từ việc xe trưng bày được sơn trắng toàn bộ.Xe tăng T-72MS được trang bị kính ngắm đa kênh Sosna-U cho pháo thủ tương tự T-72B3 và T-90S/SK. Điểm đáng chú ý nữa là nó có thêm kính ngắm toàn cảnh dành cho trưởng xe - khí tài này chỉ xuất hiện trên T-72B3M, thậm chí T-90S/SK cũng chưa có.Ngoài ra chiếc "Đại bàng trắng" còn được lắp đặt máy tính đường đạn và hệ thống theo dõi mục tiêu tự động, tích hợp tháp súng máy 12,7 mm điều khiển từ xa, đi kèm camera hành trình.Khách hàng có thể tùy chọn động cơ cho T-72MS là loại V-84MS công suất tối đa 840 mã lực thế hệ cũ, hoặc V-92 đời mới hơn có công suất lên tới 950 mã lực, hoặc thậm chí cả V-92S2F công suất cực đại 1.130 mã lực.Vũ khí chính của T-72MS "Đại bàng trắng" là khẩu pháo 125 mm nòng trơn 2A46M, dĩ nhiên nó có sức mạnh không bằng loại 2A46M-5 cải tiến lắp trên T-72B3 hay T-90, nhưng vẫn tỏ ra rất đáng gờm.Đặt cạnh T-72B3 hay T-90S/SK thì T-72MS kém vững chắc hơn khi giáp phản ứng nổ vẫn là Kontakt-1 chỉ chống được đạn xuyên lõm truyền thống thay vì cả đạn xuyên động năng như Kontakt-5, tuy nhiên xét về hỏa lực thì T-72MS lại được đánh giá là ngang bằng.Mặc dù có ưu thế vượt trội nhưng khả năng Quân đội Serbia dùng xe tăng T-72MS tấn công lực lượng vũ trang Kosovo là rất khó xảy ra, bởi vùng lãnh thổ này vẫn nằm dưới dự bảo trợ an ninh của NATO, Belgrade cần phải lo ngại sẽ bị đáp trả bằng cuộc không kích như năm 1999.
Báo chí khu vực cho biết, tình hình biên giới giữa Serbia và vùng lãnh thổ Kosovo đang trở nên cực kỳ căng thẳng, Belgrade đã cho triển khai loạt phương tiện thiết giáp vừa được Nga viện trợ, gồm xe tăng chiến đấu chủ lực T-72MS "Đại bàng trắng" cùng xe bọc thép trinh sát BRDM-2M.
Bên cạnh đó, máy bay chiến đấu MiG-29 của Không quân Serbia được quan sát thấy đang thực hiện các cuộc tuần tra trên không ở tỉnh Kosovo cùng với Metohija.
Bất chấp việc người đứng đầu Hội đồng châu Âu - ông Charles Michel kêu gọi các bên xung đột tiến hành đàm phán dưới sự bảo trợ của Liên minh châu Âu, tình hình biên giới Serbia - Kosovo vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Một cuộc họp của Hội đồng An ninh Serbia đã được tổ chức tại Belgrade, trong đó họ yêu cầu rút ngay lập tức khỏi biên giới lực lượng cảnh sát đặc biệt của Kosovo.
Nguyên nhân của tình trạng này là do chính quyền Kosovo tự xưng hôm 20/9 đã cho cảnh sát đặc nhiệm chiếm hai đồn biên phòng Yarinje và Brnjak, khiến Quân đội Serbia đưa lực lượng mạnh tới đây nhằm thiết lập lại trật tự.
Đáp lại, binh lính Kosovo đã tập trung ở bên kia biên giới với sự yểm trợ của xe bọc thép và các tay súng bắn tỉa, tuy vậy theo đánh giá của giới truyền thông thì nếu nổ ra giao tranh, nhờ xe tăng T-72MS mà Quân đội Serbia sẽ dễ dàng "đè bẹp" đối phương.
Xe tăng chiến đấu chủ lực T-72MS với biệt danh "Đại bàng trắng" là sản phẩm từ dự án Proryv-2G, đây là gói nâng cấp hỏa lực nhanh dành cho T-72B của Quân đội Nga vốn đã lạc hậu so với các dòng MBT phương Tây.
T-72MS "Đại bàng trắng" lần đầu ra mắt tại Triển lãm kỹ thuật công nghệ 2012, nó mang đầy đủ đặc trưng của dòng T-72B với các khối giáp phản ứng nổ Kontakt-1 bao quanh mũi và tháp pháo, tên gọi trên bắt nguồn từ việc xe trưng bày được sơn trắng toàn bộ.
Xe tăng T-72MS được trang bị kính ngắm đa kênh Sosna-U cho pháo thủ tương tự T-72B3 và T-90S/SK. Điểm đáng chú ý nữa là nó có thêm kính ngắm toàn cảnh dành cho trưởng xe - khí tài này chỉ xuất hiện trên T-72B3M, thậm chí T-90S/SK cũng chưa có.
Ngoài ra chiếc "Đại bàng trắng" còn được lắp đặt máy tính đường đạn và hệ thống theo dõi mục tiêu tự động, tích hợp tháp súng máy 12,7 mm điều khiển từ xa, đi kèm camera hành trình.
Khách hàng có thể tùy chọn động cơ cho T-72MS là loại V-84MS công suất tối đa 840 mã lực thế hệ cũ, hoặc V-92 đời mới hơn có công suất lên tới 950 mã lực, hoặc thậm chí cả V-92S2F công suất cực đại 1.130 mã lực.
Vũ khí chính của T-72MS "Đại bàng trắng" là khẩu pháo 125 mm nòng trơn 2A46M, dĩ nhiên nó có sức mạnh không bằng loại 2A46M-5 cải tiến lắp trên T-72B3 hay T-90, nhưng vẫn tỏ ra rất đáng gờm.
Đặt cạnh T-72B3 hay T-90S/SK thì T-72MS kém vững chắc hơn khi giáp phản ứng nổ vẫn là Kontakt-1 chỉ chống được đạn xuyên lõm truyền thống thay vì cả đạn xuyên động năng như Kontakt-5, tuy nhiên xét về hỏa lực thì T-72MS lại được đánh giá là ngang bằng.
Mặc dù có ưu thế vượt trội nhưng khả năng Quân đội Serbia dùng xe tăng T-72MS tấn công lực lượng vũ trang Kosovo là rất khó xảy ra, bởi vùng lãnh thổ này vẫn nằm dưới dự bảo trợ an ninh của NATO, Belgrade cần phải lo ngại sẽ bị đáp trả bằng cuộc không kích như năm 1999.