Tại triển lãm quốc phòng hàng hải quốc tế NAVDEX 2017 diễn ra ở Abu Dhabi - thủ đô các Tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE), Tập đoàn Damen Hà Lan đã lần đầu tiên giới thiệu thành viên mới nhất "gia đình" lớp tàu chiến SIGMA - tàu hộ vệ SIGMA 6110. Theo các thông tin ban đầu, SIGMA 6110 có chiều dài 61m, rộng 10m, lượng giãn nước 639 tấn được thiết kế đáp ứng yêu cầu đặc biệt từ các quốc gia vùng Vịnh. Nguồn ảnh: Navy RecognitionNhiệm vụ chính của nó tác chiến hải quân, bảo đảm an ninh hàng hải, cứu hộ cứu nạn...Cấu hình trang bị vũ khí - radar có thể tùy biến theo yêu cầu riêng của khách hàng. Cấu hình được giới thiệu tại NAVDEX 2017 gồm một pháo hạm OTO MELARA 76,2mm phiên bản tháp pháo tàng hình. Nguồn ảnh: WikipediaDù chỉ có lượng giãn nước 639 tấn, thế nhưng Damen cũng cố gắng "nhồi" hệ thống phóng thẳng đứng 8 ống trang bị tên lửa hải đối không VL MICA – vũ khí phổ biến trên các tàu chiến họ SIGMA. Nguồn ảnh: MBDAHai pháo tự động 30mm điều khiển từ xa để đánh chặn tên lửa diệt hạm. Nguồn ảnh: PinterestVũ khí chống tàu chủ lực, khác với hầu hết các phiên bản SIGMA dùng Exocet của Pháp, 6110 dự kiến được trang bị 4 tên lửa hành trình chống hạm Marte. Nguồn ảnh: FlickrMarte là phiên bản của họ tên lửa hành trình Sea Killer do Italy thiết kế, chủ yếu trang bị trên các dòng trực thăng hải quân. Phiên bản trang bị cho SIGMA 6110 có thể là mẫu Marte Mk 2/N có thể tấn công mục tiêu ở cách 30km với hệ thống radar chủ động kết hợp hệ thống dẫn đường quán tính. Nguồn ảnh: Jane'sNgoài ra, hệ thống hỏa lực của tàu SIGMA 6110 còn được trang bị thêm bệ phóng tên lửa RAM chuyên đánh chặn các loại tên lửa hành trình cơ động cao. RIM-116 RAM do Mỹ - Đức phát triển, trang bị loại đạn tên lửa được cải tiến trên cơ sở đạn không đối không Sidewinder. Tầm bắn của RAM khoảng 9km, trang bị ba chế độ dẫn đường... Nguồn ảnh: PinterestCấu hình cơ bản tàu hộ vệ SIGMA 6110 sẽ được trang bị hệ thống radar nhìn vòng NS100 do Thales Hà Lan phát triển. NS-100 được trang bị anten kiểu mạng pha chủ động với nhiều ưu điểm lớn, có thể bắt được máy bay tàng hình.... Nguồn ảnh: VimeoSIGMA là lớp tàu hộ vệ đa nhiệm do Damen thiết kế theo công nghệ module tiên tiến. Qua đó cho phép người ta có thể dễ dàng thay đổi kích thước lớp tàu tùy theo yêu cầu của khách hàng. Hiện nay, trên thế giới, Indonesia và Ma rốc là sử dụng nhiều lớp tàu SIGMA nhất. Trong ảnh là lớp SIGMA 9113 được Damen đóng cho Indonesia. Con tàu này dài 91m, rộng 13m, thủy thủ đoàn 80 người. Nguồn ảnh: DamenCấu hình các tàu SIMGA của Indonesia và Ma Rốc đa phần sử dụng hệ thống vũ khí tương tự nhau cùng radar SMART-S MK2. Cơ bản chúng chỉ khác nhau về kích thước. Trong ảnh, tàu hộ vệ SIGMA 9813 được đóng cho Hải quân Hoàng gia Ma Rốc, dài 98m, rộng 13m, thủy thủ đoàn 90 người. Nguồn ảnh: DamenTàu hộ vệ 10513 của Ma Rốc, dài 105m, rộng 13m, thủy thủ đoàn 110 người. Nguồn ảnh: DamenCấu hình tàu SIGMA của Indonesia và Ma Rốc hầu như đều sử dụng tên lửa hành trình chống hạm MBDA Exocet MM40 Block 2/3 (tầm bắn 70/180km) do Pháp sản xuất. Trong ảnh, SIGMA 10514 được đóng cho Hải quân Indonesia, dài 105m, rộng 14m. Nguồn ảnh: DamenNgoài 4 phiên bản dành cho Indonesia và Ma Rốc, hiện nay Damen vẫn đang tích cực chào hàng các phiên bản 8313 có chiều dài 83m, rộng 13m cùng cấu hình vũ khí tương tự...Nguồn ảnh: Damen...và 7513 dài 75m, rộng 13m, thủy thủ đoàn 66 người. Nguồn ảnh: DamenĐáng chú ý, Damen từng nỗ lực chào bán cấu hình SIGMA 9814 dài 98m, rộng 14m cho Hải quân Nhân dân Việt Nam nhưng không thành công. SIGMA 9814 được giới thiệu với cầu hình radar SMART-S MK2, tên lửa Exocet MM40 Block 3, tên lửa VL-MICA, pháo hạm 76mm...
Tại triển lãm quốc phòng hàng hải quốc tế NAVDEX 2017 diễn ra ở Abu Dhabi - thủ đô các Tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE), Tập đoàn Damen Hà Lan đã lần đầu tiên giới thiệu thành viên mới nhất "gia đình" lớp tàu chiến SIGMA - tàu hộ vệ SIGMA 6110. Theo các thông tin ban đầu, SIGMA 6110 có chiều dài 61m, rộng 10m, lượng giãn nước 639 tấn được thiết kế đáp ứng yêu cầu đặc biệt từ các quốc gia vùng Vịnh. Nguồn ảnh: Navy Recognition
Nhiệm vụ chính của nó tác chiến hải quân, bảo đảm an ninh hàng hải, cứu hộ cứu nạn...Cấu hình trang bị vũ khí - radar có thể tùy biến theo yêu cầu riêng của khách hàng. Cấu hình được giới thiệu tại NAVDEX 2017 gồm một pháo hạm OTO MELARA 76,2mm phiên bản tháp pháo tàng hình. Nguồn ảnh: Wikipedia
Dù chỉ có lượng giãn nước 639 tấn, thế nhưng Damen cũng cố gắng "nhồi" hệ thống phóng thẳng đứng 8 ống trang bị tên lửa hải đối không VL MICA – vũ khí phổ biến trên các tàu chiến họ SIGMA. Nguồn ảnh: MBDA
Hai pháo tự động 30mm điều khiển từ xa để đánh chặn tên lửa diệt hạm. Nguồn ảnh: Pinterest
Vũ khí chống tàu chủ lực, khác với hầu hết các phiên bản SIGMA dùng Exocet của Pháp, 6110 dự kiến được trang bị 4 tên lửa hành trình chống hạm Marte. Nguồn ảnh: Flickr
Marte là phiên bản của họ tên lửa hành trình Sea Killer do Italy thiết kế, chủ yếu trang bị trên các dòng trực thăng hải quân. Phiên bản trang bị cho SIGMA 6110 có thể là mẫu Marte Mk 2/N có thể tấn công mục tiêu ở cách 30km với hệ thống radar chủ động kết hợp hệ thống dẫn đường quán tính. Nguồn ảnh: Jane's
Ngoài ra, hệ thống hỏa lực của tàu SIGMA 6110 còn được trang bị thêm bệ phóng tên lửa RAM chuyên đánh chặn các loại tên lửa hành trình cơ động cao. RIM-116 RAM do Mỹ - Đức phát triển, trang bị loại đạn tên lửa được cải tiến trên cơ sở đạn không đối không Sidewinder. Tầm bắn của RAM khoảng 9km, trang bị ba chế độ dẫn đường... Nguồn ảnh: Pinterest
Cấu hình cơ bản tàu hộ vệ SIGMA 6110 sẽ được trang bị hệ thống radar nhìn vòng NS100 do Thales Hà Lan phát triển. NS-100 được trang bị anten kiểu mạng pha chủ động với nhiều ưu điểm lớn, có thể bắt được máy bay tàng hình.... Nguồn ảnh: Vimeo
SIGMA là lớp tàu hộ vệ đa nhiệm do Damen thiết kế theo công nghệ module tiên tiến. Qua đó cho phép người ta có thể dễ dàng thay đổi kích thước lớp tàu tùy theo yêu cầu của khách hàng. Hiện nay, trên thế giới, Indonesia và Ma rốc là sử dụng nhiều lớp tàu SIGMA nhất. Trong ảnh là lớp SIGMA 9113 được Damen đóng cho Indonesia. Con tàu này dài 91m, rộng 13m, thủy thủ đoàn 80 người. Nguồn ảnh: Damen
Cấu hình các tàu SIMGA của Indonesia và Ma Rốc đa phần sử dụng hệ thống vũ khí tương tự nhau cùng radar SMART-S MK2. Cơ bản chúng chỉ khác nhau về kích thước. Trong ảnh, tàu hộ vệ SIGMA 9813 được đóng cho Hải quân Hoàng gia Ma Rốc, dài 98m, rộng 13m, thủy thủ đoàn 90 người. Nguồn ảnh: Damen
Tàu hộ vệ 10513 của Ma Rốc, dài 105m, rộng 13m, thủy thủ đoàn 110 người. Nguồn ảnh: Damen
Cấu hình tàu SIGMA của Indonesia và Ma Rốc hầu như đều sử dụng tên lửa hành trình chống hạm MBDA Exocet MM40 Block 2/3 (tầm bắn 70/180km) do Pháp sản xuất. Trong ảnh, SIGMA 10514 được đóng cho Hải quân Indonesia, dài 105m, rộng 14m. Nguồn ảnh: Damen
Ngoài 4 phiên bản dành cho Indonesia và Ma Rốc, hiện nay Damen vẫn đang tích cực chào hàng các phiên bản 8313 có chiều dài 83m, rộng 13m cùng cấu hình vũ khí tương tự...Nguồn ảnh: Damen
...và 7513 dài 75m, rộng 13m, thủy thủ đoàn 66 người. Nguồn ảnh: Damen
Đáng chú ý, Damen từng nỗ lực chào bán cấu hình SIGMA 9814 dài 98m, rộng 14m cho Hải quân Nhân dân Việt Nam nhưng không thành công. SIGMA 9814 được giới thiệu với cầu hình radar SMART-S MK2, tên lửa Exocet MM40 Block 3, tên lửa VL-MICA, pháo hạm 76mm...