Chiến đấu cơ F-35 của Mỹ, đã tạo ra một thuật ngữ mới cho Không quân Mỹ, đó là tiêm kích - cường kích hỗn hợp (Joint Strike Fighter). Điều này có nghĩa, F-35 vừa có thể là tiêm kích, vừa có thể là cường kích, tùy từng nhiệm vụ cụ thể.Loại chiến đấu cơ đắt đỏ nhất thế giới này, được thiết kế bởi Lockheed Martin, có một ghế ngồi, một động cơ và kèm theo đó là khả năng hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết.Điểm sáng giá nhất của chiến đấu cơ F-35 Mỹ, đó là nó có khả năng tàng hình trong mọi nhiệm vụ.Nhà sản xuất Lockheed Martin khẳng định, máy bay chiến đấu F-35 có thể làm tốt cả nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không hoặc tấn công cường kích.Đây cũng chính là lý do Mỹ không muốn phát triển một phiên bản kế nhiệm của cường kích A-10, thay vào đó là kéo dài tuổi thọ của cường kích cơ này, cho tới khi F-35 đủ số lượng, để thay thế nhiệm vụ cường kích.Ngoài ra, nhà sản xuất cũng cho biết F-35 còn có thể tương thích với một loạt các nhiệm vụ khác, bao gồm tác chiến điện tử, thu thập thông tin tình báo hoặc do thám.Về mặt lý thuyết, một loại máy bay có thể làm được tất cả các nhiệm vụ, sẽ giúp chi phí vận hành được giảm xuống rõ rệt, do mọi công đoạn hậu cần và bảo dưỡng, sẽ gần như tương đồng nhau ở mọi hoàn cảnh.Tuy nhiên, bản thân chiến đấu cơ F-35 lại được chia làm nhiều phiên bản, tương ứng với nhiều điều kiện sử dụng khác nhau.Cụ thể, F-35 đang có ba phiên bản, bao gồm phiên bản cất - hạ cánh thông thường là F-35A, phiên bản cất - hạ cánh trên đường băng ngắn là F-35B và phiên bản cất - hạ cánh trên tàu sân bay, là F-35C.Để có thể đủ sức gánh vác một loạt các vai trò, trong đó quan trọng nhất là thay thế cho các tiêm kích F-16, cường kích A-10 hay thậm chí là F/A-18 của Hải quân, Mỹ dự kiến sẽ cần tới gần 2500 chiến đấu cơ F-35.Cụ thể, các lực lượng Không quân Mỹ, Không quân Hải quân Mỹ và Không quân Thủy Quân lục chiến, sẽ cần tổng cộng 2456 máy bay chiến đấu F-35, trong thời gian từ nay tới năm 2044.Số lượng máy bay chiến đấu khổng lồ này, sẽ được sử dụng cho tới năm 2070 - khi chiếc F-35 đầu tiên dự kiến sẽ hết tuổi bay, và được thay thế bởi một loại chiến đấu cơ đời mới hơn.Tuy nhiên với tình hình hiện tại, có thể số lượng F-35 dự kiến của Mỹ, sẽ thấp hơn nhiều so với con số kể trên, do một loạt các loại tiêm kích thế hệ 4, vẫn tỏ ra rất hiệu quả, và tiếp tục được nâng cấp lên phiên bản mới.Trong khi đó, chiến đấu cơ F-35 vẫn còn tồn đọng rất nhiều lỗi nguy hiểm, cần nhiều thời gian để có thể khắc phục. Hoặc thậm chí, một phiên bản mới của nó có thể sẽ được ra đời trong nay mai. Nguồn ảnh: Sina. Cận cảnh tiêm kích F-35B của Mỹ lần đầu phóng thử tên lửa tầm xa AIM-120 - loại tên lửa không đối không có khả năng tấn công mục tiêu từ ngoài đường chân trời. Nguồn: UMC.
Chiến đấu cơ F-35 của Mỹ, đã tạo ra một thuật ngữ mới cho Không quân Mỹ, đó là tiêm kích - cường kích hỗn hợp (Joint Strike Fighter). Điều này có nghĩa, F-35 vừa có thể là tiêm kích, vừa có thể là cường kích, tùy từng nhiệm vụ cụ thể.
Loại chiến đấu cơ đắt đỏ nhất thế giới này, được thiết kế bởi Lockheed Martin, có một ghế ngồi, một động cơ và kèm theo đó là khả năng hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết.
Điểm sáng giá nhất của chiến đấu cơ F-35 Mỹ, đó là nó có khả năng tàng hình trong mọi nhiệm vụ.
Nhà sản xuất Lockheed Martin khẳng định, máy bay chiến đấu F-35 có thể làm tốt cả nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không hoặc tấn công cường kích.
Đây cũng chính là lý do Mỹ không muốn phát triển một phiên bản kế nhiệm của cường kích A-10, thay vào đó là kéo dài tuổi thọ của cường kích cơ này, cho tới khi F-35 đủ số lượng, để thay thế nhiệm vụ cường kích.
Ngoài ra, nhà sản xuất cũng cho biết F-35 còn có thể tương thích với một loạt các nhiệm vụ khác, bao gồm tác chiến điện tử, thu thập thông tin tình báo hoặc do thám.
Về mặt lý thuyết, một loại máy bay có thể làm được tất cả các nhiệm vụ, sẽ giúp chi phí vận hành được giảm xuống rõ rệt, do mọi công đoạn hậu cần và bảo dưỡng, sẽ gần như tương đồng nhau ở mọi hoàn cảnh.
Tuy nhiên, bản thân chiến đấu cơ F-35 lại được chia làm nhiều phiên bản, tương ứng với nhiều điều kiện sử dụng khác nhau.
Cụ thể, F-35 đang có ba phiên bản, bao gồm phiên bản cất - hạ cánh thông thường là F-35A, phiên bản cất - hạ cánh trên đường băng ngắn là F-35B và phiên bản cất - hạ cánh trên tàu sân bay, là F-35C.
Để có thể đủ sức gánh vác một loạt các vai trò, trong đó quan trọng nhất là thay thế cho các tiêm kích F-16, cường kích A-10 hay thậm chí là F/A-18 của Hải quân, Mỹ dự kiến sẽ cần tới gần 2500 chiến đấu cơ F-35.
Cụ thể, các lực lượng Không quân Mỹ, Không quân Hải quân Mỹ và Không quân Thủy Quân lục chiến, sẽ cần tổng cộng 2456 máy bay chiến đấu F-35, trong thời gian từ nay tới năm 2044.
Số lượng máy bay chiến đấu khổng lồ này, sẽ được sử dụng cho tới năm 2070 - khi chiếc F-35 đầu tiên dự kiến sẽ hết tuổi bay, và được thay thế bởi một loại chiến đấu cơ đời mới hơn.
Tuy nhiên với tình hình hiện tại, có thể số lượng F-35 dự kiến của Mỹ, sẽ thấp hơn nhiều so với con số kể trên, do một loạt các loại tiêm kích thế hệ 4, vẫn tỏ ra rất hiệu quả, và tiếp tục được nâng cấp lên phiên bản mới.
Trong khi đó, chiến đấu cơ F-35 vẫn còn tồn đọng rất nhiều lỗi nguy hiểm, cần nhiều thời gian để có thể khắc phục. Hoặc thậm chí, một phiên bản mới của nó có thể sẽ được ra đời trong nay mai. Nguồn ảnh: Sina.
Cận cảnh tiêm kích F-35B của Mỹ lần đầu phóng thử tên lửa tầm xa AIM-120 - loại tên lửa không đối không có khả năng tấn công mục tiêu từ ngoài đường chân trời. Nguồn: UMC.