Uran-9 được mô tả như một chiếc xe tăng tự hành được trang bị hỏa lực rất mạnh bao gồm pháo tự động 2A72 cỡ 30 mm, súng máy 7,62 mm PKT, tên lửa chống tăng Ataka và có thể bao gồm cả tên lửa phòng khôngNga từng tuyên bố robot chiến đấu tự hành Uran-9 là cuộc cách mạng trong tác chiến, mở ra hướng đi mới của quân đội Nga so với MỹTruyền thông Nga còn cho rằng robot chiến đấu Uran-9 sẽ nhanh chóng thay thế vai trò của xe chiến đấu bộ binh hoặc xe tăng chiến đấu chủ lực trên chiến trường tương lai nhằm giảm thương vong cho người lính.Mặc dù vậy chỉ sau một thời gian ngắn tham chiến tại Syria, các nghiên cứu độc lập từ chính Bộ Quốc phòng Nga đã cho thấy thực chất robot tự hành Uran-9 không hề đạt hiệu suất chiến đấu như dự kiến.Điều đó dẫn tới việc phương tiện này nhanh chóng bị rút khỏi chiến trường Syria nóng bỏng để đưa về nước nhằm hiệu chỉnh tính năngTheo ghi nhận từ chiến trường, khả năng điều khiển từ xa (tele-operation) của robot Uran-9 rất kém, đôi lúc bị mất kiểm soát trong cự ly ngắn, không hề có khả năng tự hành trình.Bên cạnh đó phương tiện này còn bị giới hạn trong việc phát hiện, định dạng và tiêu diệt kẻ thù nếu không có điều hướng từ người điều khiển từ xa, cho thấy nó không phải là một robot tự hành đúng nghĩa.Tốc độ di chuyển của phương tiện tự hành Uran-9 rất chậm chạp, trên đường nhựa chỉ được 22 dặm/h còn khi trên đường xấu giảm xuống còn 15 dặm/h. Khả năng bảo vệ trước hỏa lực yếu, hệ thống cảm biến ảnh nhiệt thiếu tin cậy.Uran-9 còn bị nhận xét là không thể thực hiện chức năng hỗ trợ trong tác chiến cổ điển khi hệ thống cảm biến ảnh nhiệt khó lòng phát hiện mục tiêu trong khoảng cách trên 1 km.Độ chính xác khi tác xạ của robot Uran-9 cũng bị mô tả là tồi tệ khi bộ ổn định tầm - hướng dành cho súng, pháo rất kém và hoàn toàn thiếu tin cậy, thậm chí có thể gây thương vong cho chính quân phía bên mình.Ban đầu tổ hợp Uran-9 được thiết kế cho vai trò trinh sát, yểm trợ hỏa lực, và phá hủy xe bọc thép của đối phương.Uran-9 có trọng lượng 12 tấn được trang bị 2 tên lửa chống tăng có điều khiển Ataka, 6 ống phóng tên lửa nhiệt áp Shmel-M, pháo tự động 2A72, súng máy đồng trục 7,62 mm. Tùy theo yêu cầu nhiệm vụ, Uran-9 còn có thể được tích hợp thêm tên lửa phòng không Igla hoặc Verba.Với cơ số vũ khí mang theo về lý thuyết cỗ máy chiến đấu này không chỉ là ác mộng với mục tiêu mặt đất mà nó còn có thể thể đánh chặn những máy bay tầm thấp, trực thăng khi lọt vào tầm bắn.Hiện vấn đề được đặt ra mà Nga phải giải quyết là cải thiện hệ thống điện tử trong đó có việc nâng cấp hệ thống điều khiển từ xa, khả năng tự hành cùng các cảm biến để nhận biết thực địa chiến trường.Nga cũng cần phải nâng cấp khả năng sống sót của loại robot chiến trường này bằng các hệ thống phòng thủ cũng như nâng cấp giáp phòng vệ.Khi giải quyết được các vấn đề trên, kết hợp cùng với số vũ khí hủy diệt robot Uran-9 mang theo, Nga sẽ có ngay một loại vũ khí có thể trở thành một trong những nhân tố quyết định bước ngoặt trên chiến trường.
Uran-9 được mô tả như một chiếc xe tăng tự hành được trang bị hỏa lực rất mạnh bao gồm pháo tự động 2A72 cỡ 30 mm, súng máy 7,62 mm PKT, tên lửa chống tăng Ataka và có thể bao gồm cả tên lửa phòng không
Nga từng tuyên bố robot chiến đấu tự hành Uran-9 là cuộc cách mạng trong tác chiến, mở ra hướng đi mới của quân đội Nga so với Mỹ
Truyền thông Nga còn cho rằng robot chiến đấu Uran-9 sẽ nhanh chóng thay thế vai trò của xe chiến đấu bộ binh hoặc xe tăng chiến đấu chủ lực trên chiến trường tương lai nhằm giảm thương vong cho người lính.
Mặc dù vậy chỉ sau một thời gian ngắn tham chiến tại Syria, các nghiên cứu độc lập từ chính Bộ Quốc phòng Nga đã cho thấy thực chất robot tự hành Uran-9 không hề đạt hiệu suất chiến đấu như dự kiến.
Điều đó dẫn tới việc phương tiện này nhanh chóng bị rút khỏi chiến trường Syria nóng bỏng để đưa về nước nhằm hiệu chỉnh tính năng
Theo ghi nhận từ chiến trường, khả năng điều khiển từ xa (tele-operation) của robot Uran-9 rất kém, đôi lúc bị mất kiểm soát trong cự ly ngắn, không hề có khả năng tự hành trình.
Bên cạnh đó phương tiện này còn bị giới hạn trong việc phát hiện, định dạng và tiêu diệt kẻ thù nếu không có điều hướng từ người điều khiển từ xa, cho thấy nó không phải là một robot tự hành đúng nghĩa.
Tốc độ di chuyển của phương tiện tự hành Uran-9 rất chậm chạp, trên đường nhựa chỉ được 22 dặm/h còn khi trên đường xấu giảm xuống còn 15 dặm/h. Khả năng bảo vệ trước hỏa lực yếu, hệ thống cảm biến ảnh nhiệt thiếu tin cậy.
Uran-9 còn bị nhận xét là không thể thực hiện chức năng hỗ trợ trong tác chiến cổ điển khi hệ thống cảm biến ảnh nhiệt khó lòng phát hiện mục tiêu trong khoảng cách trên 1 km.
Độ chính xác khi tác xạ của robot Uran-9 cũng bị mô tả là tồi tệ khi bộ ổn định tầm - hướng dành cho súng, pháo rất kém và hoàn toàn thiếu tin cậy, thậm chí có thể gây thương vong cho chính quân phía bên mình.
Ban đầu tổ hợp Uran-9 được thiết kế cho vai trò trinh sát, yểm trợ hỏa lực, và phá hủy xe bọc thép của đối phương.
Uran-9 có trọng lượng 12 tấn được trang bị 2 tên lửa chống tăng có điều khiển Ataka, 6 ống phóng tên lửa nhiệt áp Shmel-M, pháo tự động 2A72, súng máy đồng trục 7,62 mm. Tùy theo yêu cầu nhiệm vụ, Uran-9 còn có thể được tích hợp thêm tên lửa phòng không Igla hoặc Verba.
Với cơ số vũ khí mang theo về lý thuyết cỗ máy chiến đấu này không chỉ là ác mộng với mục tiêu mặt đất mà nó còn có thể thể đánh chặn những máy bay tầm thấp, trực thăng khi lọt vào tầm bắn.
Hiện vấn đề được đặt ra mà Nga phải giải quyết là cải thiện hệ thống điện tử trong đó có việc nâng cấp hệ thống điều khiển từ xa, khả năng tự hành cùng các cảm biến để nhận biết thực địa chiến trường.
Nga cũng cần phải nâng cấp khả năng sống sót của loại robot chiến trường này bằng các hệ thống phòng thủ cũng như nâng cấp giáp phòng vệ.
Khi giải quyết được các vấn đề trên, kết hợp cùng với số vũ khí hủy diệt robot Uran-9 mang theo, Nga sẽ có ngay một loại vũ khí có thể trở thành một trong những nhân tố quyết định bước ngoặt trên chiến trường.