Cuộc xung đột Nga-Ukraine đã kéo dài mười tháng, bắt đầu từ "chiến tranh chớp nhoáng", đến giai đoạn hiện tại là "xung đột tiêu hao", cả hai bên đều phải trả giá đắt; khó có thể nói ai sẽ giành được chiến thắng cuối cùng.Trong bối cảnh hiện nay, khối quân sự NATO có hơn 30 quốc gia và Mỹ, Anh, Pháp, Đức là những nước tài trợ chính cho Ukraine, thực lực kinh tế của các nước này cao hơn nhiều so với Nga.Nếu chỉ suy diễn đơn thuần như vậy, nên giới phân tích cho rằng, nếu cuộc chiến tiêu hao tiếp tục kéo dài, Nga cuối cùng sẽ bị sa lầy; nhưng trên thực tế, chính các nước NATO nhiều khả năng sẽ không thể cầm cự được, bởi họ đã trở nên “yếu bóng vía” trong việc viện trợ quân sự cho Ukraine.Đánh giá về trận chiến Bakhmut khốc liệt nhất hiện nay ở vùng Donbass, quân đội Ukraine tiêu thụ ít nhất 6.000 viên đạn mỗi ngày, trong khi Mỹ chỉ có thể sản xuất 15.000 viên đạn mỗi tháng. Nếu như vậy, số đạn do Mỹ sản xuất một tháng, chỉ đủ cho Ukraine hai ngày chiến đấu. Cuộc xung đột Nga-Ukraine thực sự là một cuộc chiến tổng lực, nên lượng đạn pháo tiêu thụ quá lớn. Vì vậy, các nước NATO đang phải “vét sạch” kho đạn pháo của mình để viện trợ cho Ukraine; do đó, việc cung cấp đạn pháo cho Ukraine đã trở thành một vấn đề khó giải quyết.Ngoài ra, việc phải bơm một lượng lớn kinh phí để mua sắm nguyên liệu và thực phẩm cho người dân Ukraine, khiến nhiều quốc gia NATO phải đối mặt với lạm phát và khủng hoảng năng lượng ở các mức độ khác nhau; dẫn đến nội bộ NATO từ lâu đã rơi vào cảnh mâu thuẫn, thiếu sự nhất quán. Ở phía bên kia, tình hình lại hoàn toàn khác, Nga với sức mạnh của chính mình, “vẫn đủ sức” hỗ trợ cho cuộc chiến, khi họ vẫn có thể bắn 40.000 quả đạn mỗi ngày, lớn hơn 7 lần so với quân đội Ukraine và lượng đạn dược của quân đội Nga vẫn “dồi dào”.Trước đó, truyền thông phương Tây cho rằng quân đội Nga sắp hết đạn pháo, nhưng thực tế không phải vậy. Câu hỏi đặt ra là Quân đội Nga lấy đâu ra nhiều đạn pháo để có thể bắn nhiều như vậy? Theo thông tin Lầu Năm Góc cung cấp, Iran đã bí mật giúp đỡ Nga, ngoài hỗ trợ đạn pháo còn có UAV. Tuy nhiên Tehran đã một mực phủ nhận cáo buộc này.Trên thực tế, số đạn pháo của Nga chủ yếu là do ngành công nghiệp quân sự hùng mạnh do Liên Xô để lại; theo một số nguồn tin, lượng đạn dược mà Liên Xô để lại ít nhất là 6 triệu tấn, mặc dù một số đã bị phá hủy trước đó.Số đạn dược còn lại đủ để cung cấp cho cuộc chiến Ukraine, số đạn dược này được bố trí tại nhiều căn cứ quân sự khác nhau ở Nga. Cách đây không lâu, quân đội Nga vừa công khai kho đạn dược 100.000 tấn, đồng thời nước này cũng đang tăng ca không ngừng sản xuất đạn dược, để đảm bảo hậu cần cho chiến trường. Vậy Quân đội Ukraine tiêu thụ bao nhiêu viên đạn pháo một ngày; theo truyền thông phương Tây và Ukraine, Quân đội Ukraine sử dụng pháo binh ở mức tối đa, nghĩa là mỗi khẩu pháo có thể bắn hơn 100 viên đạn mỗi ngày; như vậy mức tiêu thụ đạn pháo của Quân đội Ukraine cũng có thể lên tới hàng chục nghìn quả viên pháo một ngày. Việc Quân đội Ukraine sử dụng đạn pháo quá lớn như vậy cũng là áp lực rất lớn đối với kho vũ khí của Mỹ và châu Âu; trong cuộc xung đột Nga-Ukraine, Mỹ và phương Tây là nguồn cung cấp đạn pháo quan trọng cho Ukraine.Đối mặt với những cuộc tấn công mãnh liệt của quân Nga, quân đội Ukraine đang đau đầu về công tác bảo đảm hậu cần, nhất là mức tiêu hao của quân đội Ukraine là rất lớn. Từ tốc độ này mà phán đoán, Ukraine có thể dễ dàng rơi vào tình thế khó khăn trong thời gian tới, khi sử dụng đạn pháo với số lượng lớn liên tục như hiện nay.
Cuộc xung đột Nga-Ukraine đã kéo dài mười tháng, bắt đầu từ "chiến tranh chớp nhoáng", đến giai đoạn hiện tại là "xung đột tiêu hao", cả hai bên đều phải trả giá đắt; khó có thể nói ai sẽ giành được chiến thắng cuối cùng.
Trong bối cảnh hiện nay, khối quân sự NATO có hơn 30 quốc gia và Mỹ, Anh, Pháp, Đức là những nước tài trợ chính cho Ukraine, thực lực kinh tế của các nước này cao hơn nhiều so với Nga.
Nếu chỉ suy diễn đơn thuần như vậy, nên giới phân tích cho rằng, nếu cuộc chiến tiêu hao tiếp tục kéo dài, Nga cuối cùng sẽ bị sa lầy; nhưng trên thực tế, chính các nước NATO nhiều khả năng sẽ không thể cầm cự được, bởi họ đã trở nên “yếu bóng vía” trong việc viện trợ quân sự cho Ukraine.
Đánh giá về trận chiến Bakhmut khốc liệt nhất hiện nay ở vùng Donbass, quân đội Ukraine tiêu thụ ít nhất 6.000 viên đạn mỗi ngày, trong khi Mỹ chỉ có thể sản xuất 15.000 viên đạn mỗi tháng. Nếu như vậy, số đạn do Mỹ sản xuất một tháng, chỉ đủ cho Ukraine hai ngày chiến đấu.
Cuộc xung đột Nga-Ukraine thực sự là một cuộc chiến tổng lực, nên lượng đạn pháo tiêu thụ quá lớn. Vì vậy, các nước NATO đang phải “vét sạch” kho đạn pháo của mình để viện trợ cho Ukraine; do đó, việc cung cấp đạn pháo cho Ukraine đã trở thành một vấn đề khó giải quyết.
Ngoài ra, việc phải bơm một lượng lớn kinh phí để mua sắm nguyên liệu và thực phẩm cho người dân Ukraine, khiến nhiều quốc gia NATO phải đối mặt với lạm phát và khủng hoảng năng lượng ở các mức độ khác nhau; dẫn đến nội bộ NATO từ lâu đã rơi vào cảnh mâu thuẫn, thiếu sự nhất quán.
Ở phía bên kia, tình hình lại hoàn toàn khác, Nga với sức mạnh của chính mình, “vẫn đủ sức” hỗ trợ cho cuộc chiến, khi họ vẫn có thể bắn 40.000 quả đạn mỗi ngày, lớn hơn 7 lần so với quân đội Ukraine và lượng đạn dược của quân đội Nga vẫn “dồi dào”.
Trước đó, truyền thông phương Tây cho rằng quân đội Nga sắp hết đạn pháo, nhưng thực tế không phải vậy. Câu hỏi đặt ra là Quân đội Nga lấy đâu ra nhiều đạn pháo để có thể bắn nhiều như vậy?
Theo thông tin Lầu Năm Góc cung cấp, Iran đã bí mật giúp đỡ Nga, ngoài hỗ trợ đạn pháo còn có UAV. Tuy nhiên Tehran đã một mực phủ nhận cáo buộc này.
Trên thực tế, số đạn pháo của Nga chủ yếu là do ngành công nghiệp quân sự hùng mạnh do Liên Xô để lại; theo một số nguồn tin, lượng đạn dược mà Liên Xô để lại ít nhất là 6 triệu tấn, mặc dù một số đã bị phá hủy trước đó.
Số đạn dược còn lại đủ để cung cấp cho cuộc chiến Ukraine, số đạn dược này được bố trí tại nhiều căn cứ quân sự khác nhau ở Nga. Cách đây không lâu, quân đội Nga vừa công khai kho đạn dược 100.000 tấn, đồng thời nước này cũng đang tăng ca không ngừng sản xuất đạn dược, để đảm bảo hậu cần cho chiến trường.
Vậy Quân đội Ukraine tiêu thụ bao nhiêu viên đạn pháo một ngày; theo truyền thông phương Tây và Ukraine, Quân đội Ukraine sử dụng pháo binh ở mức tối đa, nghĩa là mỗi khẩu pháo có thể bắn hơn 100 viên đạn mỗi ngày; như vậy mức tiêu thụ đạn pháo của Quân đội Ukraine cũng có thể lên tới hàng chục nghìn quả viên pháo một ngày.
Việc Quân đội Ukraine sử dụng đạn pháo quá lớn như vậy cũng là áp lực rất lớn đối với kho vũ khí của Mỹ và châu Âu; trong cuộc xung đột Nga-Ukraine, Mỹ và phương Tây là nguồn cung cấp đạn pháo quan trọng cho Ukraine.
Đối mặt với những cuộc tấn công mãnh liệt của quân Nga, quân đội Ukraine đang đau đầu về công tác bảo đảm hậu cần, nhất là mức tiêu hao của quân đội Ukraine là rất lớn. Từ tốc độ này mà phán đoán, Ukraine có thể dễ dàng rơi vào tình thế khó khăn trong thời gian tới, khi sử dụng đạn pháo với số lượng lớn liên tục như hiện nay.