Theo thông tin trong bài viết "Sáng tạo ứng dụng KHCN phục vụ công tác tham mưu kỹ thuật" được báo Quân đội Nhân dân đăng tải, trong những năm qua Ban tham mưu Tổng cục Kỹ thuật đã chỉ đạo và tổ chức triển khai có hiệu quả các chương trình nghiên cứu cải tiến, hiện đại hóa vũ khí trang bị kỹ thuật. Một trong những thành tựu ấn tượng là việc nâng cấp cải tiến thành công tên lửa không đối đất Kh-29 T/L. Nguồn ảnh: WikipediaMặc dù không công bố rõ đề tài cải tiến tên lửa Kh-29T/L, tuy nhiên việc "cải tiến" có nghĩa là tên lửa sẽ được tăng cường khả năng tác chiến, độ tin cậy. Trước đó, theo báo Phòng không – Không quân, Viện Kỹ thuật Phòng không – Không quân đã nghiên cứu, chế tạo thành công khối mồi máy phát khí 2 PP-35 của tên lửa X-29 (tên gọi khác của Kh-29T/L). Nguồn ảnh: WikipediaX-29 là tên tiếng Nga của tên lửa không đối đất Kh-29 (NATO gọi là AS-14 Kedge) do Cục thiết kế Vympel (nay thuộc Tổng công ty tên lửa chiến thuật – chiến dịch Nga KTRV) phát triển trang bị cho các loại tiêm kích đa năng MiG-29, Su-30/33/35 và cường kích Su-22/25/34. Nguồn ảnh: QĐNDTheo dữ liệu của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế (SIPRI), năm 2004 Việt Nam đã ký hợp đồng với Nga mua 100 tên lửa Kh-29 (gồm 2 phiên bản "T" và "L"). Nguồn ảnh: QĐNDTên lửa X-29 hay là Kh-29 được thiết kế chủ yếu để tấn công các mục tiêu lớn trên đất liền (gồm kho tàng, bến bãi, nhà xưởng, cầu cống, sân bay). Tuy nhiên, khi cần nó có thể dùng để tấn công các mục tiêu trên biển. Theo quảng cáo của nhà sản xuất, Kh-29 có khả năng gây hư hỏng nặng tàu chiến có lượng giãn nước lên tới 10.000 tấn. Nguồn ảnh: InfonetTrong họ tên lửa Kh-29 của Vympel gồm nhiều phiên bản với nhiều tính năng khác nhau. Với thông tin báo QĐND cung cấp thì có thể khẳng định là Việt Nam nhập khẩu phiên bản Kh-29T sử dụng hệ thống dẫn hướng quang-truyền hình với tầm bắn lên đến 30km, tên lửa có thể phóng từ độ cao 200-10.000m. Nguồn ảnh: WikipediaVà phiên bản Kh-29L sử dụng đầu tự dẫn laser bán chủ động, tầm phóng 8-10km. Nguồn ảnh: WikipediaTên lửa Kh-29 có chiều dài 3,87m, đường kính thân 0,38m, sải cánh 1,1m, trọng lượng phóng 657-680kg tùy từng biến thể. Thân tên lửa có thiết kế khí động học tiêu chuẩn với 4 cánh lái khá dài và rộng ở đuôi cùng 4 cánh ổn định phía trước mũi. Nguồn ảnh: Situational AwarenessKh-29 được trang bị đầu đạn xuyên giáp nặng tới 320kg trong đó có 116kg chất nổ mạnh HE. Tên lửa sử dụng động cơ nhiên liệu rắn cho phép đạt tốc độ tối đa 2.900km/h. Nguồn ảnh: Situational AwarenessĐiểm mạnh của Kh-29 là một tên lửa có tốc độ nhanh và độ chính xác cao, bán kính lệch mục tiêu (CEP) chỉ từ 5-8m. Với đầu đạn nặng tới 320kg đủ sức thổi bay bất kỳ mục tiêu nào. Nguồn ảnh: Air Power AustraliaMáy bay Su-30MK2 của không quân Việt Nam có thể triển khai tối đa 6 tên lửa Kh-29, trong khi loại Su-22M4 có thể mang đến 2 đạn loại này. Trong ảnh là các chiến thuật phóng tên lửa Kh-29. Có thể thấy, Kh-29 có thể bắn được ở độ cao rất thấp, tên lửa bay theo quỹ đạo cầu vồng tới mục tiêu. Nguồn ảnh: Wikipedia
Theo thông tin trong bài viết "Sáng tạo ứng dụng KHCN phục vụ công tác tham mưu kỹ thuật" được báo Quân đội Nhân dân đăng tải, trong những năm qua Ban tham mưu Tổng cục Kỹ thuật đã chỉ đạo và tổ chức triển khai có hiệu quả các chương trình nghiên cứu cải tiến, hiện đại hóa vũ khí trang bị kỹ thuật. Một trong những thành tựu ấn tượng là việc nâng cấp cải tiến thành công tên lửa không đối đất Kh-29 T/L. Nguồn ảnh: Wikipedia
Mặc dù không công bố rõ đề tài cải tiến tên lửa Kh-29T/L, tuy nhiên việc "cải tiến" có nghĩa là tên lửa sẽ được tăng cường khả năng tác chiến, độ tin cậy. Trước đó, theo báo Phòng không – Không quân, Viện Kỹ thuật Phòng không – Không quân đã nghiên cứu, chế tạo thành công khối mồi máy phát khí 2 PP-35 của tên lửa X-29 (tên gọi khác của Kh-29T/L). Nguồn ảnh: Wikipedia
X-29 là tên tiếng Nga của tên lửa không đối đất Kh-29 (NATO gọi là AS-14 Kedge) do Cục thiết kế Vympel (nay thuộc Tổng công ty tên lửa chiến thuật – chiến dịch Nga KTRV) phát triển trang bị cho các loại tiêm kích đa năng MiG-29, Su-30/33/35 và cường kích Su-22/25/34. Nguồn ảnh: QĐND
Theo dữ liệu của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế (SIPRI), năm 2004 Việt Nam đã ký hợp đồng với Nga mua 100 tên lửa Kh-29 (gồm 2 phiên bản "T" và "L"). Nguồn ảnh: QĐND
Tên lửa X-29 hay là Kh-29 được thiết kế chủ yếu để tấn công các mục tiêu lớn trên đất liền (gồm kho tàng, bến bãi, nhà xưởng, cầu cống, sân bay). Tuy nhiên, khi cần nó có thể dùng để tấn công các mục tiêu trên biển. Theo quảng cáo của nhà sản xuất, Kh-29 có khả năng gây hư hỏng nặng tàu chiến có lượng giãn nước lên tới 10.000 tấn. Nguồn ảnh: Infonet
Trong họ tên lửa Kh-29 của Vympel gồm nhiều phiên bản với nhiều tính năng khác nhau. Với thông tin báo QĐND cung cấp thì có thể khẳng định là Việt Nam nhập khẩu phiên bản Kh-29T sử dụng hệ thống dẫn hướng quang-truyền hình với tầm bắn lên đến 30km, tên lửa có thể phóng từ độ cao 200-10.000m. Nguồn ảnh: Wikipedia
Và phiên bản Kh-29L sử dụng đầu tự dẫn laser bán chủ động, tầm phóng 8-10km. Nguồn ảnh: Wikipedia
Tên lửa Kh-29 có chiều dài 3,87m, đường kính thân 0,38m, sải cánh 1,1m, trọng lượng phóng 657-680kg tùy từng biến thể. Thân tên lửa có thiết kế khí động học tiêu chuẩn với 4 cánh lái khá dài và rộng ở đuôi cùng 4 cánh ổn định phía trước mũi. Nguồn ảnh: Situational Awareness
Kh-29 được trang bị đầu đạn xuyên giáp nặng tới 320kg trong đó có 116kg chất nổ mạnh HE. Tên lửa sử dụng động cơ nhiên liệu rắn cho phép đạt tốc độ tối đa 2.900km/h. Nguồn ảnh: Situational Awareness
Điểm mạnh của Kh-29 là một tên lửa có tốc độ nhanh và độ chính xác cao, bán kính lệch mục tiêu (CEP) chỉ từ 5-8m. Với đầu đạn nặng tới 320kg đủ sức thổi bay bất kỳ mục tiêu nào. Nguồn ảnh: Air Power Australia
Máy bay Su-30MK2 của không quân Việt Nam có thể triển khai tối đa 6 tên lửa Kh-29, trong khi loại Su-22M4 có thể mang đến 2 đạn loại này. Trong ảnh là các chiến thuật phóng tên lửa Kh-29. Có thể thấy, Kh-29 có thể bắn được ở độ cao rất thấp, tên lửa bay theo quỹ đạo cầu vồng tới mục tiêu. Nguồn ảnh: Wikipedia