Một số hình ảnh mờ do quân nổi dậy ở Libya tải lên mạng mới đây cho thấy, lực lượng này đã cải tiến tên lửa không đối đất hạng nặng Kh-29 (Nga chế tạo) lắp lên bệ phóng bắn từ mặt đất tiến công mục tiêu.
Kh-29 là loại tên lửa không đối đất hạng nặng, tầm ngắn do Tập đoàn Tên lửa Chiến dịch - Chiến thuật (KTRV) thiết kế và phát triển cho nhiệm vụ tấn công mục tiêu thiết giáp, công sự kiên cố, cầu cống, kho tàng bến bãi và thậm chí là tàu chiến... Nó có thể được mang trên máy bay chiến đấu Su-24, Su-30, MiG-29 (nâng cấp)...
Loại tên lửa này có trọng lượng khoảng 660-690kg (tùy biến thể), lắp đầu nổ xuyên giáp nặng tới 320kg, tầm bắn 10-30km (tùy biến thể), trang bị đầu tự dẫn lade bán chủ động hoặc đầu tự dẫn TV bị động. Trên lý thuyết, người ta tính toán rằng chỉ cần một quả Kh-29 là có thể đánh chìm tàu cỡ 10.000 tấn.
Tuy nhiên, ở chiến trường Libya thì quân nổi dậy đã đưa loại tên lửa có sức công phá khủng khiếp này lên bệ phóng tự chế đặt trên đất liền bắn phá vào mục tiêu quân đội chính phủ.
Câu hỏi đặt ra là tính chính xác của Kh-29 phóng trên mặt đất đạt tới mức độ nào? Vì Kh-29 dùng đầu tự dẫn lade và quang truyền hình đỏi hỏi phải có bộ chỉ thị mục tiêu (thường lắp trên máy bay mang phóng). Dù biến thể thế hệ 3-4 của Kh-29 được trang bị bộ dẫn hồng ngoại hoặc radar chủ động nhưng ít có khả năng Libya có loại này.
Nếu như không có hệ thống dẫn đường, chỉ thị mục tiêu thì Kh-29 phóng mặt đất có lẽ chỉ được dùng đơn giản như đạn không điều khiển – bắn hết tầm thì sẽ rơi xuống và phát nổ.
Trong ảnh là một quả đạn Kh-29 nằm ở kho vũ khí bị quân nổi dậy chiếm giữ. Kể từ sau khi lật đổ Tổng thống Gaddafi, đất nước Libya vẫn chưa một ngày vắng tiếng súng.
Một số hình ảnh mờ do quân nổi dậy ở Libya tải lên mạng mới đây cho thấy, lực lượng này đã cải tiến tên lửa không đối đất hạng nặng Kh-29 (Nga chế tạo) lắp lên bệ phóng bắn từ mặt đất tiến công mục tiêu.
Kh-29 là loại tên lửa không đối đất hạng nặng, tầm ngắn do Tập đoàn Tên lửa Chiến dịch - Chiến thuật (KTRV) thiết kế và phát triển cho nhiệm vụ tấn công mục tiêu thiết giáp, công sự kiên cố, cầu cống, kho tàng bến bãi và thậm chí là tàu chiến... Nó có thể được mang trên máy bay chiến đấu Su-24, Su-30, MiG-29 (nâng cấp)...
Loại tên lửa này có trọng lượng khoảng 660-690kg (tùy biến thể), lắp đầu nổ xuyên giáp nặng tới 320kg, tầm bắn 10-30km (tùy biến thể), trang bị đầu tự dẫn lade bán chủ động hoặc đầu tự dẫn TV bị động. Trên lý thuyết, người ta tính toán rằng chỉ cần một quả Kh-29 là có thể đánh chìm tàu cỡ 10.000 tấn.
Tuy nhiên, ở chiến trường Libya thì quân nổi dậy đã đưa loại tên lửa có sức công phá khủng khiếp này lên bệ phóng tự chế đặt trên đất liền bắn phá vào mục tiêu quân đội chính phủ.
Câu hỏi đặt ra là tính chính xác của Kh-29 phóng trên mặt đất đạt tới mức độ nào? Vì Kh-29 dùng đầu tự dẫn lade và quang truyền hình đỏi hỏi phải có bộ chỉ thị mục tiêu (thường lắp trên máy bay mang phóng). Dù biến thể thế hệ 3-4 của Kh-29 được trang bị bộ dẫn hồng ngoại hoặc radar chủ động nhưng ít có khả năng Libya có loại này.
Nếu như không có hệ thống dẫn đường, chỉ thị mục tiêu thì Kh-29 phóng mặt đất có lẽ chỉ được dùng đơn giản như đạn không điều khiển – bắn hết tầm thì sẽ rơi xuống và phát nổ.
Trong ảnh là một quả đạn Kh-29 nằm ở kho vũ khí bị quân nổi dậy chiếm giữ. Kể từ sau khi lật đổ Tổng thống Gaddafi, đất nước Libya vẫn chưa một ngày vắng tiếng súng.