Đầu tiên là xe tăng T-72B3 mod 2011, so với loại T-90S/SK mà QĐND Việt Nam đã nhập khẩu 64 chiếc, T-72B3 kém hơn ở một số tham số kỹ thuật như giáp bảo vệ, động cơ. Ảnh: Báo Nhân dânVí dụ như về hỏa lực, T-72B3 trang bị khẩu pháo và hệ thống nạp đạn tương tự T-90. Chúng bắn giống đạn nhau, tầm bắn ngang nhau với các kiểu đạn dùng chung. Có chăng, khẩu súng máy 12,7mm NSV của T-90 có thể bắn tự động từ trong xe, trong khi T-72B3 phải leo ra ngoài bắn. Ảnh: Vietnam+Tại Army Games, chúng ta đã chứng kiến các chiến sĩ Việt Nam sử dụng T-72B3 như thế nào, có thể là nói là rất thành thục. Nói chung, về chi phí giá cả thì T-72B3 có giá phải chăng hơn, chúng đem lại cho khách hàng giải pháp hợp lý, có sức mạnh tiệm cận T-90, trong khi giá rẻ chỉ bằng ½ (1-2 triệu USD/chiếc xuất khẩu), rất phù hợp trang bị số lượng lớn. Một mô hình phù hợp cho các quốc gia có ngân sách eo hẹp. Ảnh: QĐNDTiếp theo là dòng xe thiết giáp chở quân BTR-80 được Liên Xô và Nga sản xuất. Đây là sự kế thừa với nhiều cải tiến từ dòng xe thiết giáp BTR-60PB mà Việt Nam sử dụng từ những năm 1960-1970 cho tới nay. Có thể nói, tại kỳ Army Games, bộ đội ta thành thục chúng rất nhanh, vì dẫu sao cũng là một dòng xe chung nguồn gốc, chung thiết kế. Ảnh: QĐNDTất nhiên, BTR-80 rõ là hiện đại hơn, kết cấu thân xe cũng có khác biệt khi bộ binh có thể đổ bộ từ hông thay vì trên nóc như BTR-60PB. Ảnh: QĐNDHay hiện đại hơn nữa về mặt hỏa lực thì phải kể tới dòng xe thiết giáp BTR-82A mà đội công binh và phòng không Việt Nam có cơ hội tiếp cận và sử dụng qua các kỳ Army Games gần đây. Ảnh: QĐNDBTR-82A là phiên bản cải tiến sâu từ BTR-80, chúng có kết cấu tương tự nhưng được tăng cường thêm khả năng bảo vệ mà nhất là hỏa lực. Ảnh: QĐNDNhững chiếc BTR-82A trang bị module tháp pháo tự động, lắp khẩu pháo 2A72 30mm có sức công phá tốt hơn khẩu KPV 14,5mm trên BTR-60/80. Khẩu 2A72 được cho là có thể xuyên thủng được vỏ giáp tăng hạng nhẹ hay xe thiết giáp đối phương. Ảnh: QĐNDKèm với BTR-82A, trong cuộc thi “Bầu trời quang đãng”, Việt Nam lần đầu tiên được bắn thử tổ hợp tên lửa vác vai 9K338 Igla-S – phiên bản cải tiến tốt hơn loại 9K38 Igla mà Việt Nam có trong trang bị. Ảnh: QĐNDSo với Igla đời đầu, Igla-S được trang bị khả năng phân biệt bạn-thù (Indentification Friend or Foe – IFF) giúp tránh tình trạng bắn nhầm trong chiến đấu, cũng như cải thiện nhiều đặc điểm khí động học, tầm bắn và khả năng chiến đấu so với các dòng MANPADS cũ của Liên Xô và Nga.Đáng chú ý, trong lĩnh vực súng bộ binh, Việt Nam lần đầu tiên “trên tay” súng tiểu liên AK-12 cực kỳ hiện đại – “hậu duệ” tốt nhất của AK hôm nay. Hiện Việt Nam đang sử dụng số lượng lớn súng trường AK/AKM/Type 56 từ thời kháng chiến tới nay và có nhu cầu lớn thay thế chúng bằng khẩu súng tốt hơn. Ảnh: QĐNDĐiểm quan trọng nhất trong thiết kế của súng trường AK-12 là sử dụng cơ cấu trích khí cân bằng thay vì tự động thoi đẩy như truyền thống. Cơ cấu này từng được áp dụng trên mẫu súng trường AN-94 thời Liên Xô và nổi tiếng với sự phức tạp. Tuy nhiên, những nghiên cứu mới của Izhmash đã giúp giảm sự phức tạp của cơ cấu trích khí cân bằng để AK-12 vẫn giữ được truyền thống hoạt động tốt trong môi trường khắc nghiệt của súng trường AK, nhưng lại tăng độ chụm của các phát bắn. Việc áp dụng sâu các loại vật liệu mới trong chế tạo cũng giúp giảm đáng kể trọng lượng của súng trường AK-12 so với súng AK thế hệ cũ. Ảnh: WikipediaNgoài ra, kỳ thi đấu năm nay, đội Việt Nam tiếp tục được trải nghiệm thêm súng liểu liên AK-74 được Liên Xô phát triển năm 1974 thay thế dòng súng AK. Hiện nước Nga sẵn sàng cung cấp AK-12 hay AK-74 cho bất cứ quốc gia nào, thậm chí có thể chuyển gia dây chuyền công nghệ sản xuất. Ảnh: QĐNDƯu điểm của AK-74 là súng nhẹ hơn, đạn cỡ nhỏ hơn (đạn 5,45x39mm) nên một xạ thủ có thể mang được lượng đạn gấp 1,5 lần so với việc sử dụng AK-47. Vì vậy, thời gian duy trì hỏa lực nhanh và mạnh hơn AK-47. Cũng do súng nhẹ nên binh sĩ sử dụng súng này dễ mang vác, xoay trở, cơ động hơn trên chiến trường hơn. Ảnh: Wikipedia Video Những vũ khí khủng của Nga tại Army 2020 - Nguồn: QPVN
Đầu tiên là xe tăng T-72B3 mod 2011, so với loại T-90S/SK mà QĐND Việt Nam đã nhập khẩu 64 chiếc, T-72B3 kém hơn ở một số tham số kỹ thuật như giáp bảo vệ, động cơ. Ảnh: Báo Nhân dân
Ví dụ như về hỏa lực, T-72B3 trang bị khẩu pháo và hệ thống nạp đạn tương tự T-90. Chúng bắn giống đạn nhau, tầm bắn ngang nhau với các kiểu đạn dùng chung. Có chăng, khẩu súng máy 12,7mm NSV của T-90 có thể bắn tự động từ trong xe, trong khi T-72B3 phải leo ra ngoài bắn. Ảnh: Vietnam+
Tại Army Games, chúng ta đã chứng kiến các chiến sĩ Việt Nam sử dụng T-72B3 như thế nào, có thể là nói là rất thành thục. Nói chung, về chi phí giá cả thì T-72B3 có giá phải chăng hơn, chúng đem lại cho khách hàng giải pháp hợp lý, có sức mạnh tiệm cận T-90, trong khi giá rẻ chỉ bằng ½ (1-2 triệu USD/chiếc xuất khẩu), rất phù hợp trang bị số lượng lớn. Một mô hình phù hợp cho các quốc gia có ngân sách eo hẹp. Ảnh: QĐND
Tiếp theo là dòng xe thiết giáp chở quân BTR-80 được Liên Xô và Nga sản xuất. Đây là sự kế thừa với nhiều cải tiến từ dòng xe thiết giáp BTR-60PB mà Việt Nam sử dụng từ những năm 1960-1970 cho tới nay. Có thể nói, tại kỳ Army Games, bộ đội ta thành thục chúng rất nhanh, vì dẫu sao cũng là một dòng xe chung nguồn gốc, chung thiết kế. Ảnh: QĐND
Tất nhiên, BTR-80 rõ là hiện đại hơn, kết cấu thân xe cũng có khác biệt khi bộ binh có thể đổ bộ từ hông thay vì trên nóc như BTR-60PB. Ảnh: QĐND
Hay hiện đại hơn nữa về mặt hỏa lực thì phải kể tới dòng xe thiết giáp BTR-82A mà đội công binh và phòng không Việt Nam có cơ hội tiếp cận và sử dụng qua các kỳ Army Games gần đây. Ảnh: QĐND
BTR-82A là phiên bản cải tiến sâu từ BTR-80, chúng có kết cấu tương tự nhưng được tăng cường thêm khả năng bảo vệ mà nhất là hỏa lực. Ảnh: QĐND
Những chiếc BTR-82A trang bị module tháp pháo tự động, lắp khẩu pháo 2A72 30mm có sức công phá tốt hơn khẩu KPV 14,5mm trên BTR-60/80. Khẩu 2A72 được cho là có thể xuyên thủng được vỏ giáp tăng hạng nhẹ hay xe thiết giáp đối phương. Ảnh: QĐND
Kèm với BTR-82A, trong cuộc thi “Bầu trời quang đãng”, Việt Nam lần đầu tiên được bắn thử tổ hợp tên lửa vác vai 9K338 Igla-S – phiên bản cải tiến tốt hơn loại 9K38 Igla mà Việt Nam có trong trang bị. Ảnh: QĐND
So với Igla đời đầu, Igla-S được trang bị khả năng phân biệt bạn-thù (Indentification Friend or Foe – IFF) giúp tránh tình trạng bắn nhầm trong chiến đấu, cũng như cải thiện nhiều đặc điểm khí động học, tầm bắn và khả năng chiến đấu so với các dòng MANPADS cũ của Liên Xô và Nga.
Đáng chú ý, trong lĩnh vực súng bộ binh, Việt Nam lần đầu tiên “trên tay” súng tiểu liên AK-12 cực kỳ hiện đại – “hậu duệ” tốt nhất của AK hôm nay. Hiện Việt Nam đang sử dụng số lượng lớn súng trường AK/AKM/Type 56 từ thời kháng chiến tới nay và có nhu cầu lớn thay thế chúng bằng khẩu súng tốt hơn. Ảnh: QĐND
Điểm quan trọng nhất trong thiết kế của súng trường AK-12 là sử dụng cơ cấu trích khí cân bằng thay vì tự động thoi đẩy như truyền thống. Cơ cấu này từng được áp dụng trên mẫu súng trường AN-94 thời Liên Xô và nổi tiếng với sự phức tạp. Tuy nhiên, những nghiên cứu mới của Izhmash đã giúp giảm sự phức tạp của cơ cấu trích khí cân bằng để AK-12 vẫn giữ được truyền thống hoạt động tốt trong môi trường khắc nghiệt của súng trường AK, nhưng lại tăng độ chụm của các phát bắn. Việc áp dụng sâu các loại vật liệu mới trong chế tạo cũng giúp giảm đáng kể trọng lượng của súng trường AK-12 so với súng AK thế hệ cũ. Ảnh: Wikipedia
Ngoài ra, kỳ thi đấu năm nay, đội Việt Nam tiếp tục được trải nghiệm thêm súng liểu liên AK-74 được Liên Xô phát triển năm 1974 thay thế dòng súng AK. Hiện nước Nga sẵn sàng cung cấp AK-12 hay AK-74 cho bất cứ quốc gia nào, thậm chí có thể chuyển gia dây chuyền công nghệ sản xuất. Ảnh: QĐND
Ưu điểm của AK-74 là súng nhẹ hơn, đạn cỡ nhỏ hơn (đạn 5,45x39mm) nên một xạ thủ có thể mang được lượng đạn gấp 1,5 lần so với việc sử dụng AK-47. Vì vậy, thời gian duy trì hỏa lực nhanh và mạnh hơn AK-47. Cũng do súng nhẹ nên binh sĩ sử dụng súng này dễ mang vác, xoay trở, cơ động hơn trên chiến trường hơn. Ảnh: Wikipedia
Video Những vũ khí khủng của Nga tại Army 2020 - Nguồn: QPVN