Theo Army Recognition, ngày 6/7, Quốc vương Qatar Cheikh Tamim ben Hamad Al Thani cho biết ông đã thảo luận việc mua tổ hợp phòng không S-400 Triumf của Nga với Tổng thống Vladmir Putin, nhưng hiện chưa có quyết định nào được đưa ra. Ảnh: Sputnik.“Tôi không muốn đề cập chi tiết. Hiện chưa có thỏa thuận nào. Đúng là chúng tôi đã thảo luận về thương vụ đó (mua tổ hợp S-400 của Nga)”, Quốc vương Tamim bin Hamad Al Thani phát biểu trong cuộc họp báo ở thủ đô Paris sau cuộc hội đàm với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Ảnh: AR.Tuy nhiên, thông tin về khả năng Qatar có thể sắp mua “rồng lửa” S-400 (NATO định danh SA-21 Growler) cũng đã khiến cho Ả Rập Xê Út “đứng ngồi không yên” và họ đang tìm cách “chặn đứng” thương vụ này. Ảnh: Army Techonolgy.Tờ báo Le Monde của Pháp đưa tin hồi tháng 6/2018 rằng Ả Rập Xê Út thậm chí cảnh báo có thể “hành động quân sự” nếu Doha vẫn quyết định mua S-400 Triumf. Ảnh: Army Techonolgy.Trước đó, vào tháng 6/2017, Ả Rập Xê Út, Bahrain, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) và các đồng minh đã cắt đứt quan hệ với Qatar và bắt đầu phong tỏa kinh tế Doha với cáo buộc nước này ủng hộ chủ nghĩa khủng bố và “đối thủ” khu vực là Iran. Ảnh: Army Techonolgy.Việc mua tổ hợp S-400 sẽ tăng cường sức mạnh quân sự cho Qatar và dĩ nhiên Riyadh không muốn như vậy. Được biết, tổ hợp phòng không S-400 tiên tiến được đưa vào biên chế trong Quân đội Nga từ tháng 4/2007. Ảnh: Defpost.Tổ hợp S-400 có khả năng đánh chặn, phá hủy mọi mối đe dọa trên không ở vị trí cách xa tới 400 km ở độ cao 30 km và có thể “hạ gục” đồng thời 6 mục tiêu. Ảnh: Wikimedia Commons.Cụ thể, phạm vi hoạt động của các loại tên lửa S-400 là 40-120 km với tên lửa 9M96, 250 km với tên lửa 48N6 và tới 400 km với tên lửa 40N6. Ảnh: PTI.Mỗi tổ hợp S-400 bao gồm hệ thống radar giám sát theo dõi mục tiêu, bệ phóng, tên lửa dẫn đường cùng các phương tiện điều khiển và chỉ huy. Ảnh: Trend.azSo với hệ thống "đối thủ" MIM-104 Patriot PAC-3 của Mỹ, S-400 vượt trội về mọi thông số, bao gồm thời gian triển khai chiến đấu nhanh hơn, tầm bắn xa hơn, số mục tiêu có thể theo dõi cao hơn, cự ly phát hiện mục tiêu lớn hơn và có thể đánh chặn mục tiêu bay nhanh hơn. Ảnh chụp tên lửa đất đối không 48N6E3 được sử dụng trong tổ hợp S-400 Triumph. Ảnh: Army Techonolgy.Mời độc giả xem video: Hệ thống tên lửa phòng không S-400 Nga (Nguồn: Youtube)
Theo Army Recognition, ngày 6/7, Quốc vương Qatar Cheikh Tamim ben Hamad Al Thani cho biết ông đã thảo luận việc mua tổ hợp phòng không S-400 Triumf của Nga với Tổng thống Vladmir Putin, nhưng hiện chưa có quyết định nào được đưa ra. Ảnh: Sputnik.
“Tôi không muốn đề cập chi tiết. Hiện chưa có thỏa thuận nào. Đúng là chúng tôi đã thảo luận về thương vụ đó (mua tổ hợp S-400 của Nga)”, Quốc vương Tamim bin Hamad Al Thani phát biểu trong cuộc họp báo ở thủ đô Paris sau cuộc hội đàm với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Ảnh: AR.
Tuy nhiên, thông tin về khả năng Qatar có thể sắp mua “rồng lửa” S-400 (NATO định danh SA-21 Growler) cũng đã khiến cho Ả Rập Xê Út “đứng ngồi không yên” và họ đang tìm cách “chặn đứng” thương vụ này. Ảnh: Army Techonolgy.
Tờ báo Le Monde của Pháp đưa tin hồi tháng 6/2018 rằng Ả Rập Xê Út thậm chí cảnh báo có thể “hành động quân sự” nếu Doha vẫn quyết định mua S-400 Triumf. Ảnh: Army Techonolgy.
Trước đó, vào tháng 6/2017, Ả Rập Xê Út, Bahrain, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) và các đồng minh đã cắt đứt quan hệ với Qatar và bắt đầu phong tỏa kinh tế Doha với cáo buộc nước này ủng hộ chủ nghĩa khủng bố và “đối thủ” khu vực là Iran. Ảnh: Army Techonolgy.
Việc mua tổ hợp S-400 sẽ tăng cường sức mạnh quân sự cho Qatar và dĩ nhiên Riyadh không muốn như vậy. Được biết, tổ hợp phòng không S-400 tiên tiến được đưa vào biên chế trong Quân đội Nga từ tháng 4/2007. Ảnh: Defpost.
Tổ hợp S-400 có khả năng đánh chặn, phá hủy mọi mối đe dọa trên không ở vị trí cách xa tới 400 km ở độ cao 30 km và có thể “hạ gục” đồng thời 6 mục tiêu. Ảnh: Wikimedia Commons.
Cụ thể, phạm vi hoạt động của các loại tên lửa S-400 là 40-120 km với tên lửa 9M96, 250 km với tên lửa 48N6 và tới 400 km với tên lửa 40N6. Ảnh: PTI.
Mỗi tổ hợp S-400 bao gồm hệ thống radar giám sát theo dõi mục tiêu, bệ phóng, tên lửa dẫn đường cùng các phương tiện điều khiển và chỉ huy. Ảnh: Trend.az
So với hệ thống "đối thủ" MIM-104 Patriot PAC-3 của Mỹ, S-400 vượt trội về mọi thông số, bao gồm thời gian triển khai chiến đấu nhanh hơn, tầm bắn xa hơn, số mục tiêu có thể theo dõi cao hơn, cự ly phát hiện mục tiêu lớn hơn và có thể đánh chặn mục tiêu bay nhanh hơn. Ảnh chụp tên lửa đất đối không 48N6E3 được sử dụng trong tổ hợp S-400 Triumph. Ảnh: Army Techonolgy.
Mời độc giả xem video: Hệ thống tên lửa phòng không S-400 Nga (Nguồn: Youtube)