Thừa nhận trên được trang Breaking Defence dẫn lời phi công Mỹ Brian Boeding khi nói về hiệu quả của 2 dòng chiến đấu cơ A-10 và F-35 trong nhiệm vụ hỗ trợ hỏa lực mặt đất.Ông Boeding cho biết, lực lượng Mỹ khi đối mặt ở châu Âu hoặc châu Á với "đối phương được trang bị tốt và có số lượng vượt trội" như Nga sẽ cần sự hỗ trợ hỏa lực mạnh mẽ từ trên không, mà F-35 không đảm bảo được tốt như máy bay cường kích A-10."Có lẽ việc thiếu sự hiện diện của F-35 trên chiến trường không tệ hại bằng việc loại máy bay này tham chiến nhưng không có khả năng hỗ trợ các cuộc chiến trên không ở cự ly gần. Như chúng ta đã thấy, do không có khả năng cơ động, máy bay F-35 cực kỳ dễ bị hỏa lực đối phương tấn công từ mặt đất và không đủ khả năng thoát thân trong điều kiện cận chiến", phi công Mỹ nhấn mạnh.Đây chính là lý do dù F-35 (phát triển để thay thế A-10) đã được trang bị khá nhiều trong Không quân Mỹ nhưng đến nay chỉ có một số lượng khiêm tốn A-10 bị cho loại biên.Theo ông Boeding, nếu kế hoạch loại biên A-10 được thực hiện đúng những gì được công bố trước đó, Không quân Mỹ sẽ phải đối mặt với nguy cơ không thể hoàn thành nhiệm vụ dù có trong trang dòng máy bay được đánh giá tối tân hàng đầu thế giới.Dù ra đời từ những năm 1977, nhưng đến thời điểm hiện tại, A-10 vẫn là lựa chọn số 1 của Không quân Mỹ cho các nhiệm vụ hỗ trợ hỏa lực cho các lực lượng mặt đất. Trong vai trò đó, A-10 chuyên hoạt động ở độ cao thấp và tốc độ hạ âm.Do chủ yếu hoạt động ở độ cao thấp, A-10 được thiết kế để có thể chịu được hư hại nặng gây ra bởi hỏa lực phòng không của đối phương, đặc biệt là pháo cao xạ và tên lửa tầm gần. Nó được cho là có khả năng chịu hư hại gấp 10 lần các loại máy bay khác trong 1 số tình huống.Trong 2 cuộc chiến Vùng Vịnh đã có nhiều trường hợp A-10 có thể bảo vệ phi công và duy trì hoạt động ngay cả sau khi bị hư hại nặng. Trong chiến tranh Vùng Vịnh lần 1 (1991), một chiếc A-10 bị trúng liên tiếp 4 phát đạn từ pháo phòng không 57mm.Trong đó 2 phát trúng đuôi, 1 phát nổ ngay trước mũi máy bay, 1 trúng vào cánh phải và gây kích nổ cho quả tên lửa đối không Sidewinder gắn ở đó. Tổng cộng chiếc A-10 có 378 lỗ thủng trên thân, trong đó 17 lỗ ngay dưới buồng lái.Tuy vậy, viên phi công vẫn bình yên vô sự và có thể hạ cánh an toàn. Dù đã khá cao tuổi nhưng máy bay A-10 vẫn có ưu thế nhất định so với việc dùng vũ khí chính xác.Hỏa lực từ đại liên 7 nòng 30mm của A-10 có thể được dùng để tấn công khi đối phương đang ở rất gần đồng đội, trong khi đó dù F-35 có ưu thế dùng các loại bom chính xác nhưng trong tình huống như vậy, không thể mạo hiểm với tính mạng của đồng đội bằng loại bom như vậy.
Thừa nhận trên được trang Breaking Defence dẫn lời phi công Mỹ Brian Boeding khi nói về hiệu quả của 2 dòng chiến đấu cơ A-10 và F-35 trong nhiệm vụ hỗ trợ hỏa lực mặt đất.
Ông Boeding cho biết, lực lượng Mỹ khi đối mặt ở châu Âu hoặc châu Á với "đối phương được trang bị tốt và có số lượng vượt trội" như Nga sẽ cần sự hỗ trợ hỏa lực mạnh mẽ từ trên không, mà F-35 không đảm bảo được tốt như máy bay cường kích A-10.
"Có lẽ việc thiếu sự hiện diện của F-35 trên chiến trường không tệ hại bằng việc loại máy bay này tham chiến nhưng không có khả năng hỗ trợ các cuộc chiến trên không ở cự ly gần. Như chúng ta đã thấy, do không có khả năng cơ động, máy bay F-35 cực kỳ dễ bị hỏa lực đối phương tấn công từ mặt đất và không đủ khả năng thoát thân trong điều kiện cận chiến", phi công Mỹ nhấn mạnh.
Đây chính là lý do dù F-35 (phát triển để thay thế A-10) đã được trang bị khá nhiều trong Không quân Mỹ nhưng đến nay chỉ có một số lượng khiêm tốn A-10 bị cho loại biên.
Theo ông Boeding, nếu kế hoạch loại biên A-10 được thực hiện đúng những gì được công bố trước đó, Không quân Mỹ sẽ phải đối mặt với nguy cơ không thể hoàn thành nhiệm vụ dù có trong trang dòng máy bay được đánh giá tối tân hàng đầu thế giới.
Dù ra đời từ những năm 1977, nhưng đến thời điểm hiện tại, A-10 vẫn là lựa chọn số 1 của Không quân Mỹ cho các nhiệm vụ hỗ trợ hỏa lực cho các lực lượng mặt đất. Trong vai trò đó, A-10 chuyên hoạt động ở độ cao thấp và tốc độ hạ âm.
Do chủ yếu hoạt động ở độ cao thấp, A-10 được thiết kế để có thể chịu được hư hại nặng gây ra bởi hỏa lực phòng không của đối phương, đặc biệt là pháo cao xạ và tên lửa tầm gần. Nó được cho là có khả năng chịu hư hại gấp 10 lần các loại máy bay khác trong 1 số tình huống.
Trong 2 cuộc chiến Vùng Vịnh đã có nhiều trường hợp A-10 có thể bảo vệ phi công và duy trì hoạt động ngay cả sau khi bị hư hại nặng. Trong chiến tranh Vùng Vịnh lần 1 (1991), một chiếc A-10 bị trúng liên tiếp 4 phát đạn từ pháo phòng không 57mm.
Trong đó 2 phát trúng đuôi, 1 phát nổ ngay trước mũi máy bay, 1 trúng vào cánh phải và gây kích nổ cho quả tên lửa đối không Sidewinder gắn ở đó. Tổng cộng chiếc A-10 có 378 lỗ thủng trên thân, trong đó 17 lỗ ngay dưới buồng lái.
Tuy vậy, viên phi công vẫn bình yên vô sự và có thể hạ cánh an toàn. Dù đã khá cao tuổi nhưng máy bay A-10 vẫn có ưu thế nhất định so với việc dùng vũ khí chính xác.
Hỏa lực từ đại liên 7 nòng 30mm của A-10 có thể được dùng để tấn công khi đối phương đang ở rất gần đồng đội, trong khi đó dù F-35 có ưu thế dùng các loại bom chính xác nhưng trong tình huống như vậy, không thể mạo hiểm với tính mạng của đồng đội bằng loại bom như vậy.