Mọi phi công Mỹ đều phải trải qua một khoá học sinh tồn để được trang bị những kỹ năng sơ đẳng nhất, giúp ích cho họ trong việc lẩn trốn địch, gọi trợ giúp hoặc ẩn náu chờ trợ giúp trong trường hợp máy bay bị hạ hoặc bị bắn hỏng giữa lãnh thổ địch. Nguồn ảnh: BI.Khoá huấn luyện được thực hiện bởi những lính đặc nhiệm Mỹ - những người có nhiều kinh nghiệm trong việc tìm kiếm, giải cứu phi công trong thực chiến. Nguồn ảnh: BI.Phi công là tài sản cực lớn của mọi quốc gia, chi phí đào tạo của một phi công chiến đấu chính xác sẽ nặng bằng trọng lượng cơ thể của người phi công đó quy ra vàng ròng. Điều này khiến cho mọi đội quân trên thế giới đều sẵn sàng đánh đổi mọi thứ để giải cứu phi công. Nguồn ảnh: BI.Trong lịch sử, đã có không ít trường hợp một trung đội hoặc thậm chí một đại đội bộ binh được tung vào biển lửa để giải cứu phi công nhảy dù trong lòng địch. Vấn đề là, để cuộc giải cứu diễn ra trơn tru, phi công cần phải có những kỹ năng ẩn náu, định hướng nhất định khi ở dưới mặt đất để phối hợp với lực lượng giải cứu. Nguồn ảnh: BI.Khoá huấn luyện kỹ năng sinh tồn cho các phi công được thực hiện cực kỳ chi tiết, đảm bảo những phi công "mọt sách" này khi bị rơi vào tình huống nguy hiểm vẫn giữ được bình tĩnh. Nguồn ảnh: BI.Lính đặc nhiệm "truyền nghề" nguỵ trang giữa đồng không mông quạnh cho các phi công chiến đấu - lẩn trốn là một trong những kỹ năng quan trọng nhất của phi công khi họ bị rơi vào lòng địch. Nguồn ảnh: BI.Ngoài ra còn có kỹ năng sử dụng pháo sáng, tạo tín hiệu bãi đáp cho lực lượng giải cứu đổ bộ, tiếp cận nơi phi công bị mắc kẹt. Nguồn ảnh: BI.Một khi đã sử dụng pháo sáng trong đêm để gọi lực lượng giải cứu, phi công phải xác định được mức độ nguy hiểm của khu vực giải cứu này vì chắc chắn ánh sáng này sẽ gọi luôn cả đối phương tới "góp vui". Nguồn ảnh: BI.Với lực lượng giải cứu phi công riêng biệt, được đào tạo tập trung vào một chuyên môn duy nhất là giải cứu phi công, quân đội Mỹ có tỷ lệ giải cứu phi công cực kỳ cao trong những vụ xung đột không quân quy mô lớn trong lịch sử. Nguồn ảnh: BI.Mời độc giả xem Video: Phi công F-15 của Israel hạ cánh khẩn cấp từ độ cao 10.000 mét sau khi máy bay gặp sự cố.
Mọi phi công Mỹ đều phải trải qua một khoá học sinh tồn để được trang bị những kỹ năng sơ đẳng nhất, giúp ích cho họ trong việc lẩn trốn địch, gọi trợ giúp hoặc ẩn náu chờ trợ giúp trong trường hợp máy bay bị hạ hoặc bị bắn hỏng giữa lãnh thổ địch. Nguồn ảnh: BI.
Khoá huấn luyện được thực hiện bởi những lính đặc nhiệm Mỹ - những người có nhiều kinh nghiệm trong việc tìm kiếm, giải cứu phi công trong thực chiến. Nguồn ảnh: BI.
Phi công là tài sản cực lớn của mọi quốc gia, chi phí đào tạo của một phi công chiến đấu chính xác sẽ nặng bằng trọng lượng cơ thể của người phi công đó quy ra vàng ròng. Điều này khiến cho mọi đội quân trên thế giới đều sẵn sàng đánh đổi mọi thứ để giải cứu phi công. Nguồn ảnh: BI.
Trong lịch sử, đã có không ít trường hợp một trung đội hoặc thậm chí một đại đội bộ binh được tung vào biển lửa để giải cứu phi công nhảy dù trong lòng địch. Vấn đề là, để cuộc giải cứu diễn ra trơn tru, phi công cần phải có những kỹ năng ẩn náu, định hướng nhất định khi ở dưới mặt đất để phối hợp với lực lượng giải cứu. Nguồn ảnh: BI.
Khoá huấn luyện kỹ năng sinh tồn cho các phi công được thực hiện cực kỳ chi tiết, đảm bảo những phi công "mọt sách" này khi bị rơi vào tình huống nguy hiểm vẫn giữ được bình tĩnh. Nguồn ảnh: BI.
Lính đặc nhiệm "truyền nghề" nguỵ trang giữa đồng không mông quạnh cho các phi công chiến đấu - lẩn trốn là một trong những kỹ năng quan trọng nhất của phi công khi họ bị rơi vào lòng địch. Nguồn ảnh: BI.
Ngoài ra còn có kỹ năng sử dụng pháo sáng, tạo tín hiệu bãi đáp cho lực lượng giải cứu đổ bộ, tiếp cận nơi phi công bị mắc kẹt. Nguồn ảnh: BI.
Một khi đã sử dụng pháo sáng trong đêm để gọi lực lượng giải cứu, phi công phải xác định được mức độ nguy hiểm của khu vực giải cứu này vì chắc chắn ánh sáng này sẽ gọi luôn cả đối phương tới "góp vui". Nguồn ảnh: BI.
Với lực lượng giải cứu phi công riêng biệt, được đào tạo tập trung vào một chuyên môn duy nhất là giải cứu phi công, quân đội Mỹ có tỷ lệ giải cứu phi công cực kỳ cao trong những vụ xung đột không quân quy mô lớn trong lịch sử. Nguồn ảnh: BI.
Mời độc giả xem Video: Phi công F-15 của Israel hạ cánh khẩn cấp từ độ cao 10.000 mét sau khi máy bay gặp sự cố.