Chỉ vài tháng sau khi Chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc, 3 phi công Mỹ cất cánh từ Singapore trên một máy bay vận tải quân sự để hướng đến một phi trường nhỏ ở Penang đã biến mất mà không rõ nguyên nhân cụ thể, cũng như không có dấu vết cho đến thời gian gần đây.
Đó là ngày 27/11/1945. Thời tiết hôm ấy khá thích hợp để bay với tầm nhìn tốt và mưa nhẹ. Chuyến bay dài đưa họ từ cực nam bán đảo Malay, qua những cánh rừng rậm ở lục địa cho đến đảo Straits Settlements của Penang, ở cực tây bắc của Malaysia ngày nay. Đây là một chuyến bay vận tải thường nhật.
|
Một chiếc máy bay vận tải Douglas C-47 (Dakota) |
Tuy nhiên, chiếc máy bay vận tải C-47 đã biến mất trên đường đi. 3 phi công trong phi hành đoàn: Trung úy Judson Baskett, Trung uý William Myers và Binh nhất Donald Jones không còn được tìm thấy sống sót. Một cuộc tìm kiếm trên diện rộng được tiến hành nhưng không tìm thấy bất cứ dấu vết nào của máy bay cũng như phi hành đoàn. Sau đó, ba người này được tuyên bố là đã tử nạn mà không có bằng chứng.
Tổ chức PacificWrecks.com, chuyên tìm kiếm những chiếc tàu đắm xung quanh khu vực Thái Bình Dương từ Thế chiến II và Chiến tranh Triều Tiên, từng ghi nhận việc 20 năm trước có người đã báo cáo về xác một chiếc máy bay ở một vùng núi và rừng rậm trên bán đảo Malay. Tuy nhiên, có vẻ như bản báo cáo năm 1966 này không được theo sát.
Sau đó, vào năm 1985, hai người leo núi đi qua khu rừng đã tình cờ phát hiện xác máy bay. Vị trí được ghi lại nhưng vụ việc không được triển khai thêm. Chỉ đến năm 2009, các quan chức mới hành động khi cư dân địa phương chụp ảnh xác chiếc phi cơ. Sau đó họ đã liên lạc với Đại Sứ quán Mỹ ở thủ đô Kuala Lampur.
Chính quyền Malaysia và Mỹ bắt đầu đưa máy bay đến nơi này để xác minh vị trí và phục hồi những gì họ có thể làm được trên chiếc phi cơ. Tuy nhiên, vài biến cố trong nước cũng như quốc tế đã trì hoãn nhiệm vụ phục hồi này, và phải đến năm 2015 thì các hoạt động cụ thể mới được tiến hành.
Tháng 8/2015 việc thu hồi hài cốt của các phi công được bắt đầu. Đầu tiên, hài cốt các phi công được đưa ra khỏi xác phi cơ với nghi thức trang trọng rồi đưa đến Kuala Lampur. Ở đó, trong lễ tưởng niệm, họ được các binh sĩ Malaysia bàn giao lại cho 4 quân nhân người Mỹ. Sau đó, hai người lính cùng hai phi công mang quan tài phủ quốc kỳ đi qua một con đường trải nhựa vào trong một chiếc máy bay vận tải vận tải C-130 khổng lồ. Theo bản tin của JP Updates, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Ashton Carter lúc đó cũng có mặt ở khu vực này trên đường công tác, đã bày tỏ sự thành kính từ bên ngoài.
Máy bay sau đó cất cánh, hướng về phía đông để hạ cánh xuống quần đảo Hawaii. Mặc dù các hài cốt đã được khẳng định là của những phi công mất tích, nhưng những nghi ngờ vẫn tiếp tục được đặt ra cho đến khi các bác sỹ pháp y tiến hành giám định nhận dạng. Sau 70 năm bí ẩn, những công việc cuối cũng được hòan thành để tưởng niệm 3 người lính phi công.
Mặc dù phải chịu nhiều thương vong trong Chiến tranh Thế giới thứ II, nhưng Mỹ đã không thực sự tích cực ở Malaysia - vùng đất sau này trở thành thuộc địa của Vương quốc Anh. Nhật đã xâm lược toàn bộ bán đảo này suốt chiến tranh, đẩy các đơn vị đồn trú của Anh khỏi Pennang về phia nam cho đến khi họ phải rút Singapore. Việc đánh bại Nhật Bản đã giúp Anh thiết lập lại sự hiện diện của mình ở Malaya, cho đến khi họ rời khỏi đây mấy năm sau đó, cùng với đó là sự thành lập đất nước Malaysia độc lập.