Theo đó trong đầu tháng 10 vừa qua, một đoàn học viên của Không quân Ấn Độ gồm bốn phi công và bốn kỹ sư bay đã có mặt tại căn cứ huấn luyện Delaware, Mỹ để bắt đầu quá trình huấn luyện chuyển loại trở thành các phi công trực thăng CH-47 trong tương lai. Nguồn ảnh: Sina.Trước đó trong tháng 6, Mỹ đã chấp thuận bán các trực thăng vận tải CH-47F cho phía Ấn Độ. Các máy bay CH-47F đầu tiên hiện đã được Mỹ hoàn thiện và đang trong quá trình bay thử, dự kiến sẽ được chuyển giao cho Ấn Độ vào năm 2019 tới đây. Nguồn ảnh: Sina.Theo các thông tin trước đó được truyền thông Ấn Độ đưa tin, nước này có thể sẽ mua tối đa tới 15 chiếc trực thăng vận tải CH-47 phiên bản CH-47F từ phía Mỹ. Nguồn ảnh: Sina.Khác với các loại trực thăng phổ biến khác, CH-47F là loại trực thăng hai trục cánh quạt được đặt thẳng hàng nhau. Hai cánh quạt này sẽ quay ngược chiều nhau để triệt tiêu mô-men xoắn khiến CH-47 không cần tới cánh quạt đôi như các loại trực thăng thông thường khác. Nguồn ảnh: Sina.Loại trực thăng vận tải hoạt động được trong mọi điều kiện thời tiết này có khả năng bay ở độ cao lớn được bắt đầu thiết kế từ năm 1956. Hãng thiết kế CH-47 trước đây là Volt Helicopter Company sau đó bị Boeing mua lại vào năm 1960. Nguồn ảnh: Sina.Tới tận ngày nay, CH-47 vẫn là một trong các loại trực thăng vận tải thành công nhất của Mỹ và của thế giới. Mỹ đã sản xuất tổng cộng hơn 1000 chiếc trực thăng loại này và xuất khẩu ra hơn 10 quốc gia trên thế giới. Nguồn ảnh: Sina.Ban đầu, CH-47 được thiết kế để trở thành trực thăng vận tải hạng trung, có trọng lượng rỗng 9.000 kg và trọng tải tối đa 3.000 kg. Tới phiên bản CH-47D, trọng lượng cất cánh tối đa của nó đã được tăng lên tới 22.680 kg biến nó thành trực thăng vận tải hạng nặng. Nguồn ảnh: Sina.Giống như mọi loại trực thăng quân sự khác, kể cả nhiệm vụ chính của nó là vận tải, CH-47 vẫn được trang bị vũ trang bao gồm súng máy ở hai bên hông và ở cửa dỡ hàng phía sau. Những xạ thủ súng máy này cũng đóng vai trò hoa tiêu cho phi công lái chính của CH-47 vì đây là loại trực thăng quá cồng kềnh, phi công khó có thể tự kiểm soát được toàn bộ không gian xung quanh máy bay. Nguồn ảnh: Sina.CH-47 cũng từng xuất hiện trong Chiến tranh Việt Nam với nhiệm vụ vận tải, hậu cần. Tổng cộng trong toàn cuộc chiến, phía Mỹ đã ghi nhận mất khoảng 170 trực thăng vận tải CH-47 các loại. Nguồn ảnh: Sina.Việc Ấn Độ cử học viên phi công sang Mỹ để huấn luyện với máy bay CH-47 chứng tỏ rằng các hợp đồng mua vũ khí Mỹ của quốc gia này vẫn không bị ảnh hưởng dù rằng Ấn Độ hiện cũng đang ngồi vào bàn đàm phán để mua rất nhiều vũ khí Nga trong tương lai. Nguồn ảnh: Sina. Mời độc giả xem Video: Trực thăng CH-47 của Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam.
Theo đó trong đầu tháng 10 vừa qua, một đoàn học viên của Không quân Ấn Độ gồm bốn phi công và bốn kỹ sư bay đã có mặt tại căn cứ huấn luyện Delaware, Mỹ để bắt đầu quá trình huấn luyện chuyển loại trở thành các phi công trực thăng CH-47 trong tương lai. Nguồn ảnh: Sina.
Trước đó trong tháng 6, Mỹ đã chấp thuận bán các trực thăng vận tải CH-47F cho phía Ấn Độ. Các máy bay CH-47F đầu tiên hiện đã được Mỹ hoàn thiện và đang trong quá trình bay thử, dự kiến sẽ được chuyển giao cho Ấn Độ vào năm 2019 tới đây. Nguồn ảnh: Sina.
Theo các thông tin trước đó được truyền thông Ấn Độ đưa tin, nước này có thể sẽ mua tối đa tới 15 chiếc trực thăng vận tải CH-47 phiên bản CH-47F từ phía Mỹ. Nguồn ảnh: Sina.
Khác với các loại trực thăng phổ biến khác, CH-47F là loại trực thăng hai trục cánh quạt được đặt thẳng hàng nhau. Hai cánh quạt này sẽ quay ngược chiều nhau để triệt tiêu mô-men xoắn khiến CH-47 không cần tới cánh quạt đôi như các loại trực thăng thông thường khác. Nguồn ảnh: Sina.
Loại trực thăng vận tải hoạt động được trong mọi điều kiện thời tiết này có khả năng bay ở độ cao lớn được bắt đầu thiết kế từ năm 1956. Hãng thiết kế CH-47 trước đây là Volt Helicopter Company sau đó bị Boeing mua lại vào năm 1960. Nguồn ảnh: Sina.
Tới tận ngày nay, CH-47 vẫn là một trong các loại trực thăng vận tải thành công nhất của Mỹ và của thế giới. Mỹ đã sản xuất tổng cộng hơn 1000 chiếc trực thăng loại này và xuất khẩu ra hơn 10 quốc gia trên thế giới. Nguồn ảnh: Sina.
Ban đầu, CH-47 được thiết kế để trở thành trực thăng vận tải hạng trung, có trọng lượng rỗng 9.000 kg và trọng tải tối đa 3.000 kg. Tới phiên bản CH-47D, trọng lượng cất cánh tối đa của nó đã được tăng lên tới 22.680 kg biến nó thành trực thăng vận tải hạng nặng. Nguồn ảnh: Sina.
Giống như mọi loại trực thăng quân sự khác, kể cả nhiệm vụ chính của nó là vận tải, CH-47 vẫn được trang bị vũ trang bao gồm súng máy ở hai bên hông và ở cửa dỡ hàng phía sau. Những xạ thủ súng máy này cũng đóng vai trò hoa tiêu cho phi công lái chính của CH-47 vì đây là loại trực thăng quá cồng kềnh, phi công khó có thể tự kiểm soát được toàn bộ không gian xung quanh máy bay. Nguồn ảnh: Sina.
CH-47 cũng từng xuất hiện trong Chiến tranh Việt Nam với nhiệm vụ vận tải, hậu cần. Tổng cộng trong toàn cuộc chiến, phía Mỹ đã ghi nhận mất khoảng 170 trực thăng vận tải CH-47 các loại. Nguồn ảnh: Sina.
Việc Ấn Độ cử học viên phi công sang Mỹ để huấn luyện với máy bay CH-47 chứng tỏ rằng các hợp đồng mua vũ khí Mỹ của quốc gia này vẫn không bị ảnh hưởng dù rằng Ấn Độ hiện cũng đang ngồi vào bàn đàm phán để mua rất nhiều vũ khí Nga trong tương lai. Nguồn ảnh: Sina.
Mời độc giả xem Video: Trực thăng CH-47 của Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam.