Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Sébastien Lecornu tiết lộ, nước ông đã “hoàn trả” 300 triệu euro tiền lãi từ các tài sản bị đóng băng của Nga để mua thiết bị quân sự cho Ukraine vào cuối năm 2024, bao gồm 12 khẩu pháo Caesar mới, tên lửa Aster, bom dẫn đường AASM và hệ thống phòng thủ Mistral. Ảnh: mil.in.ua.Nguồn cung cấp này nhằm hỗ trợ Quân đội Ukraine trong cuộc xung đột đang diễn ra với Nga, trong bối cảnh cuộc xung đột này đang tiến gần đến mùa đông thứ ba kể từ tháng 2/2022. Ảnh: Army Recognition.Kể từ khi xung đột bắt đầu, Pháp đã tích cực đóng góp vào viện trợ quân sự của Ukraine. Với đợt chuyển giao mới này, tổng cộng Pháp đã chuyển giao 80 khẩu pháo cho Ukraine, thể hiện cam kết của Pháp trong việc hỗ trợ bất chấp những khó khăn trên chiến trường đang diễn ra. Ảnh: Army Recognition.Pháo tự hành Caesar 155mm đã nhanh chóng trở thành một trong những vũ khí hiệu quả nhất của Ukraine. Caesar có thể nhanh chóng di chuyển sau khi bắn, khiến lực lượng Nga khó có thể phản công. Tính cơ động này cho phép lực lượng Ukraine sử dụng chiến thuật "bắn và chạy", tăng khả năng sống sót và hiệu quả chiến đấu. Ảnh: RBC- Ukraine.Caesar cũng được biết đến với tốc độ bắn cao, nó có khả năng bắn 6 viên đạn mỗi phút, cung cấp hỏa lực đáng kể trong các cuộc giao tranh. Một trong những tính năng chính của nó là khả năng triển khai và di chuyển nhanh chóng. Nó có thể bắn và di chuyển ra ngoài vị trí khác chỉ trong vòng 2 phút. Ảnh: Le Monde.Hệ thống pháo binh này có khả năng hỗ trợ tầm xa rất chính xác, với tầm bắn lên đến 40 km, được trang bị pháo 155mm/52-caliber và hệ thống kiểm soát hỏa lực tiên tiến. Pháo có thể được vận chuyển bằng đường hàng không và khả năng triển khai nhanh chóng giúp nó trở thành một tài sản phù hợp cho các đội quân đòi hỏi phản ứng cao trên chiến trường.Caesar có thể hoạt động trên nhiều địa hình và trong điều kiện khắc nghiệt, từ sa mạc đến vùng núi cao. Pháo còn được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực và dẫn đường quán tính tiên tiến, cùng với khả năng bảo vệ hạt nhân, sinh học và hóa học giúp nó có thể hoạt động độc lập trên chiến trường.Hơn nữa, Caesar cung cấp hỏa lực đáng kể mà vẫn tiết kiếm chi phí hơn so với các hệ thống tiên tiến khác, chẳng hạn như pháo lựu xích, khiến nó trở thành lựa chọn thiết thực để duy trì năng lực pháo binh của Ukraine trong điều kiện tài chính eo hẹp.Bất chấp những báo cáo về tổn thất, nhưng Caesar vẫn tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phòng thủ của Ukraine. Các lực lượng Ukraine đã sử dụng thành công các hệ thống này trong nhiều trận chiến quan trọng, nơi tính cơ động và độ chính xác của chúng đóng vai trò quan trọng.Gói viện trợ này nhấn mạnh cam kết mạnh mẽ của Pháp trong việc hỗ trợ Ukraine phòng thủ chống lại đà tiến công của Quân đội Nga. Cùng với các nước NATO khác, Pháp vẫn là đối tác chính trong việc cung cấp viện trợ quân sự cho Kiev.Thành công của Caesar trong cuộc xung đột này đã củng cố danh tiếng của nó như một tài sản quan trọng trong chiến lược pháo binh của Ukraine. Mặc dù tổn thất là điều không thể tránh khỏi trong chiến tranh, nhưng hệ thống này đã mang lại cho Ukraine lợi thế đáng kể, cho phép nước này duy trì khả năng phục hồi trước cuộc xung đột kéo dài và khốc liệt với Nga.Sự ủng hộ của phương Tây, đặc biệt là từ Pháp, phù hợp với tình hình chiến lược hiện tại. Nó không chỉ giúp Ukraine chống lại cuộc xung đột với Nga, mà còn xây dựng một Quân đội Ukraine mạnh mẽ, có khả năng ngăn chặn các mối đe dọa trong tương lai.
Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Sébastien Lecornu tiết lộ, nước ông đã “hoàn trả” 300 triệu euro tiền lãi từ các tài sản bị đóng băng của Nga để mua thiết bị quân sự cho Ukraine vào cuối năm 2024, bao gồm 12 khẩu pháo Caesar mới, tên lửa Aster, bom dẫn đường AASM và hệ thống phòng thủ Mistral. Ảnh: mil.in.ua.
Nguồn cung cấp này nhằm hỗ trợ Quân đội Ukraine trong cuộc xung đột đang diễn ra với Nga, trong bối cảnh cuộc xung đột này đang tiến gần đến mùa đông thứ ba kể từ tháng 2/2022. Ảnh: Army Recognition.
Kể từ khi xung đột bắt đầu, Pháp đã tích cực đóng góp vào viện trợ quân sự của Ukraine. Với đợt chuyển giao mới này, tổng cộng Pháp đã chuyển giao 80 khẩu pháo cho Ukraine, thể hiện cam kết của Pháp trong việc hỗ trợ bất chấp những khó khăn trên chiến trường đang diễn ra. Ảnh: Army Recognition.
Pháo tự hành Caesar 155mm đã nhanh chóng trở thành một trong những vũ khí hiệu quả nhất của Ukraine. Caesar có thể nhanh chóng di chuyển sau khi bắn, khiến lực lượng Nga khó có thể phản công. Tính cơ động này cho phép lực lượng Ukraine sử dụng chiến thuật "bắn và chạy", tăng khả năng sống sót và hiệu quả chiến đấu. Ảnh: RBC- Ukraine.
Caesar cũng được biết đến với tốc độ bắn cao, nó có khả năng bắn 6 viên đạn mỗi phút, cung cấp hỏa lực đáng kể trong các cuộc giao tranh. Một trong những tính năng chính của nó là khả năng triển khai và di chuyển nhanh chóng. Nó có thể bắn và di chuyển ra ngoài vị trí khác chỉ trong vòng 2 phút. Ảnh: Le Monde.
Hệ thống pháo binh này có khả năng hỗ trợ tầm xa rất chính xác, với tầm bắn lên đến 40 km, được trang bị pháo 155mm/52-caliber và hệ thống kiểm soát hỏa lực tiên tiến. Pháo có thể được vận chuyển bằng đường hàng không và khả năng triển khai nhanh chóng giúp nó trở thành một tài sản phù hợp cho các đội quân đòi hỏi phản ứng cao trên chiến trường.
Caesar có thể hoạt động trên nhiều địa hình và trong điều kiện khắc nghiệt, từ sa mạc đến vùng núi cao. Pháo còn được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực và dẫn đường quán tính tiên tiến, cùng với khả năng bảo vệ hạt nhân, sinh học và hóa học giúp nó có thể hoạt động độc lập trên chiến trường.
Hơn nữa, Caesar cung cấp hỏa lực đáng kể mà vẫn tiết kiếm chi phí hơn so với các hệ thống tiên tiến khác, chẳng hạn như pháo lựu xích, khiến nó trở thành lựa chọn thiết thực để duy trì năng lực pháo binh của Ukraine trong điều kiện tài chính eo hẹp.
Bất chấp những báo cáo về tổn thất, nhưng Caesar vẫn tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phòng thủ của Ukraine. Các lực lượng Ukraine đã sử dụng thành công các hệ thống này trong nhiều trận chiến quan trọng, nơi tính cơ động và độ chính xác của chúng đóng vai trò quan trọng.
Gói viện trợ này nhấn mạnh cam kết mạnh mẽ của Pháp trong việc hỗ trợ Ukraine phòng thủ chống lại đà tiến công của Quân đội Nga. Cùng với các nước NATO khác, Pháp vẫn là đối tác chính trong việc cung cấp viện trợ quân sự cho Kiev.
Thành công của Caesar trong cuộc xung đột này đã củng cố danh tiếng của nó như một tài sản quan trọng trong chiến lược pháo binh của Ukraine. Mặc dù tổn thất là điều không thể tránh khỏi trong chiến tranh, nhưng hệ thống này đã mang lại cho Ukraine lợi thế đáng kể, cho phép nước này duy trì khả năng phục hồi trước cuộc xung đột kéo dài và khốc liệt với Nga.
Sự ủng hộ của phương Tây, đặc biệt là từ Pháp, phù hợp với tình hình chiến lược hiện tại. Nó không chỉ giúp Ukraine chống lại cuộc xung đột với Nga, mà còn xây dựng một Quân đội Ukraine mạnh mẽ, có khả năng ngăn chặn các mối đe dọa trong tương lai.