Mặc dù ra đời đã lâu nhưng pháo tự hành M109 Paladin luôn được Mỹ nâng cấp để đáp ứng yêu cầu chiến tranh công nghệ cao và M109A7 là biến thể mạnh nhất hiện nay, chúng có thể dùng đạn thông minh để phá hủy mục tiêu tấn công đường không.M109A7 sử dụng một số công nghệ phát triển cho chương trình lựu pháo tự hành XM2001 Crusader và XM1203 NLOS-C đã bị hủy bỏ. Điểm mới của M109A7 là tích hợp hệ thống nạp đạn tự động cho phép giảm kíp vận hành xuống còn 4 người so với 6 lính trên phiên bản cũ.M109A7 trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực tiên tiến lấy từ chương trình XM1203 NLOS-C cho phép nâng cao hiệu suất tác chiến. Pháo chính M258 155 mm có tầm bắn tối đa 24 km với đạn thông thường, 30 km với đạn tăng tầm.Đặc biệt M109A7 có thể bắn đạn có điều khiển XM982 Excalibur S với tầm bắn 40 km. Excalibur S là loại đạn do tập đoàn Raytheon và BAE Systems hợp tác phát triển, được dẫn đường bằng GPS với bán kính lệch mục tiêu (CEP) chỉ khoảng 5m.Các thử nghiệm tại chiến trường Afghanistan cho thấy khoảng 92% đạn pháo đã bắn có chỉ số CEP vào khoảng 4 m. Về mặt lý thuyết, M109A7 bắn đạn Excalibur S cho nổ trên không có thể sử dụng vào nhiệm vụ phòng không.Về bản chất, đạn pháo có điều khiển như Excalibur S tương tự một quả tên lửa có điều khiển, điểm khác biệt là đầu đạn được đẩy đi bằng liều phóng thay vì động cơ.Trong tháng 6/2013, tập đoàn Raytheon đã công bố phiên bản Excalibur S dẫn hướng bằng laser bán chủ động, cho phép tấn công các mục tiêu di chuyển với tốc độ caoTới tháng 9/2015, Raytheon tiếp tục ra mắt phiên bản Excalibur N5 với cảm biến radar bước sóng milimet. Như vậy, 2 phiên bản S và N5 có cơ chế hoạt động như một quả tên lửa phòng không.Nếu kết hợp với hệ thống radar điều khiển hỏa lực, M109A7 có thể hoạt động như một pháo phòng không có độ chính xác cao, đây là điểm độc đáo mà hiện này chưa có loại pháo tự hành nào khác làm được.Trang Breaking Defense vừa cho biết, vào ngày 3/9, quân đội nước này đã tiến hành cuộc tập trận binh chủng hợp thành có bắn đạn thật tại thao trường White Sands ở bang New Mexico và thu được kết quả đáng kinh ngạc.Trong nội dung thực hành tác chiến, hoạt động của hệ thống chiến đấu ABMS cải tiến với trí thông minh nhân tạo (AI) đã chứng minh được hiệu quả vượt trội.Cụ thể, tổ hợp này đã cho phép lựu pháo tự hành bánh xích M109A7 Paladin có thể bắn trúng mục tiêu bia bay đường không BQM-167 Skeeter mô phỏng tên lửa hành trình Nga.Giám đốc chương trình mua sắm của không quân Mỹ - ông Will Roper tỏ ra đặc biệt vui mừng bởi khả năng bắn hạ một tên lửa tiềm năng của đối phương bằng đường đạn tốc độ cao có thể đạt vận tốc lên tới Mach 5 từ pháo tự hành M109A7.Việc M109A7 Paladin bắn hạ được mục tiêu tấn công đường không với kích thước nhỏ như bia bay BQM-167 Skeeter cho thấy nó là phương tiện tác chiến độc nhất vô nhị hiện nay, xóa tan mọi nghi ngờ trước đó.Tính năng kỹ chiến thuật của pháo tự hành M109A7 rõ ràng cho thấy nó vượt xa hệ thống 2S35 Koalitsiya mới nhất của Nga, động thái này chắc chắn sẽ khiến Moskva phải "lạnh gáy" và tìm cách gấp rút cải thiện vũ khí của mình.
Mặc dù ra đời đã lâu nhưng pháo tự hành M109 Paladin luôn được Mỹ nâng cấp để đáp ứng yêu cầu chiến tranh công nghệ cao và M109A7 là biến thể mạnh nhất hiện nay, chúng có thể dùng đạn thông minh để phá hủy mục tiêu tấn công đường không.
M109A7 sử dụng một số công nghệ phát triển cho chương trình lựu pháo tự hành XM2001 Crusader và XM1203 NLOS-C đã bị hủy bỏ. Điểm mới của M109A7 là tích hợp hệ thống nạp đạn tự động cho phép giảm kíp vận hành xuống còn 4 người so với 6 lính trên phiên bản cũ.
M109A7 trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực tiên tiến lấy từ chương trình XM1203 NLOS-C cho phép nâng cao hiệu suất tác chiến. Pháo chính M258 155 mm có tầm bắn tối đa 24 km với đạn thông thường, 30 km với đạn tăng tầm.
Đặc biệt M109A7 có thể bắn đạn có điều khiển XM982 Excalibur S với tầm bắn 40 km. Excalibur S là loại đạn do tập đoàn Raytheon và BAE Systems hợp tác phát triển, được dẫn đường bằng GPS với bán kính lệch mục tiêu (CEP) chỉ khoảng 5m.
Các thử nghiệm tại chiến trường Afghanistan cho thấy khoảng 92% đạn pháo đã bắn có chỉ số CEP vào khoảng 4 m. Về mặt lý thuyết, M109A7 bắn đạn Excalibur S cho nổ trên không có thể sử dụng vào nhiệm vụ phòng không.
Về bản chất, đạn pháo có điều khiển như Excalibur S tương tự một quả tên lửa có điều khiển, điểm khác biệt là đầu đạn được đẩy đi bằng liều phóng thay vì động cơ.
Trong tháng 6/2013, tập đoàn Raytheon đã công bố phiên bản Excalibur S dẫn hướng bằng laser bán chủ động, cho phép tấn công các mục tiêu di chuyển với tốc độ cao
Tới tháng 9/2015, Raytheon tiếp tục ra mắt phiên bản Excalibur N5 với cảm biến radar bước sóng milimet. Như vậy, 2 phiên bản S và N5 có cơ chế hoạt động như một quả tên lửa phòng không.
Nếu kết hợp với hệ thống radar điều khiển hỏa lực, M109A7 có thể hoạt động như một pháo phòng không có độ chính xác cao, đây là điểm độc đáo mà hiện này chưa có loại pháo tự hành nào khác làm được.
Trang Breaking Defense vừa cho biết, vào ngày 3/9, quân đội nước này đã tiến hành cuộc tập trận binh chủng hợp thành có bắn đạn thật tại thao trường White Sands ở bang New Mexico và thu được kết quả đáng kinh ngạc.
Trong nội dung thực hành tác chiến, hoạt động của hệ thống chiến đấu ABMS cải tiến với trí thông minh nhân tạo (AI) đã chứng minh được hiệu quả vượt trội.
Cụ thể, tổ hợp này đã cho phép lựu pháo tự hành bánh xích M109A7 Paladin có thể bắn trúng mục tiêu bia bay đường không BQM-167 Skeeter mô phỏng tên lửa hành trình Nga.
Giám đốc chương trình mua sắm của không quân Mỹ - ông Will Roper tỏ ra đặc biệt vui mừng bởi khả năng bắn hạ một tên lửa tiềm năng của đối phương bằng đường đạn tốc độ cao có thể đạt vận tốc lên tới Mach 5 từ pháo tự hành M109A7.
Việc M109A7 Paladin bắn hạ được mục tiêu tấn công đường không với kích thước nhỏ như bia bay BQM-167 Skeeter cho thấy nó là phương tiện tác chiến độc nhất vô nhị hiện nay, xóa tan mọi nghi ngờ trước đó.
Tính năng kỹ chiến thuật của pháo tự hành M109A7 rõ ràng cho thấy nó vượt xa hệ thống 2S35 Koalitsiya mới nhất của Nga, động thái này chắc chắn sẽ khiến Moskva phải "lạnh gáy" và tìm cách gấp rút cải thiện vũ khí của mình.