Trong một cuộc tập trận gần đây tại Kuwait, hai hệ thống pháo phản lực mạnh nhất nhì thế giới hiện nay là M142 HIMARS và BM-30 Smerch đã có dịp chạm trán nhau trên chiến trường. Càng đặc biệt hơn khi hai tổ hợp vũ khí này lại là đại diện cho hai cường quốc quân sự hàng đầu thế giới Nga và Mỹ. Nguồn ảnh: QQ.Trong đó BM-30 Smerch là tổ hợp pháo phản lực phóng loạt do Liên Xô thiết kế và bắt đầu được phục vụ từ năm 1989 tới nay. Tổ hợp BM-30 sử dụng đạn có cỡ 300mm và được trang bị tới 12 nòng phóng. Nguồn ảnh: QQ.Tới tận năm 2014, các tổ hợp BM-30 Smerch mới bắt đầu được mang ra thực chiến lần đầu tiên trong cuộc Chiến tranh Syria. Tổ hợp này cũng xuất hiện trong cuộc chiến ở Ukraine trong kho vũ khí của các lực lượng thân Nga. Nguồn ảnh: QQ.Về tầm bắn, Smerch có tầm bắn chỉ 90 km. Hai loại đạn phổ biến nhất được sử dụng là 9M55 và 9M528. Trong đó, 9M55 có trọng lượng 243kg và có tầm bắn tối đa 50 km trong khi đó để đạt tầm bắn 90km, cần phải sử dụng đạn nổ mạnh 9M528 trọng lượng 815 kg. Nguồn ảnh: QQ.Trong khi đó, tổ hợp pháo phản lực HIMARS của Mỹ lại "sinh sau, đẻ muộn" hơn và được giới thiệu chính thức từ năm 2004. Tổ hợp này kém hơn BM-30 ở chỗ nó chỉ có 6 ống phóng và sử dụng đầu đạn có cỡ nòng 227 mm. Nguồn ảnh: QQ.Tuy nhiên, HIMARS của Mỹ lại vượt trội hơn "Cơn Lốc" của Nga ở chỗ nó có tầm bắn xa gấp... hơn ba lần. Cụ thể, pháo phản lực HIMARS có tầm bắn tối đa lên tới 300km - một tầm bắn không tưởng với một tổ hợp pháo phản lực phóng loạt. Nguồn ảnh: QQ.Trong khi tầm bắn tối thiểu của BM-30 cũng lên tới 20 km thì HIMARS cũng có tầm bắn tối thiểu ngắn hơn nhiều, chỉ 2 km. Điều này cho phép HIMARS có thể tác chiến được ở ngay cả trên tiền tuyến thay vì phải kéo ra tận tuyến sau như BM-30. Nguồn ảnh: QQ.Mặc dù vậy xét về mặt giá thành, với giá lên tới hơn 5 triệu USD mỗi tổ hợp, khẩu pháo phản lực phóng loạt HIMARS được xem là có giá quá đắt đỏ và không phù hợp với việc trang bị số lượng lớn. Nguồn ảnh: QQ.Tựu chung lại, có thể thấy rằng các tổ hợp của Nga loại BM-30 dù có hiệu quả chiến đấu kém hơn nhưng hoàn toàn có thể cung cấp hoả lực vượt trội khi được trang bị số lượng lớn. Bù lại, phía Mỹ lại nghiêng về chất lượng nhiều hơn với việc sử dụng các loại đầu đạn đắt tiền, tầm bắn cực xa và độ chính xác cao như tên lửa. Nguồn ảnh: QQ. Mời độc giả xem Video: Mỹ dội bão lửa với HIMARS ở Iraq.
Trong một cuộc tập trận gần đây tại Kuwait, hai hệ thống pháo phản lực mạnh nhất nhì thế giới hiện nay là M142 HIMARS và BM-30 Smerch đã có dịp chạm trán nhau trên chiến trường. Càng đặc biệt hơn khi hai tổ hợp vũ khí này lại là đại diện cho hai cường quốc quân sự hàng đầu thế giới Nga và Mỹ. Nguồn ảnh: QQ.
Trong đó BM-30 Smerch là tổ hợp pháo phản lực phóng loạt do Liên Xô thiết kế và bắt đầu được phục vụ từ năm 1989 tới nay. Tổ hợp BM-30 sử dụng đạn có cỡ 300mm và được trang bị tới 12 nòng phóng. Nguồn ảnh: QQ.
Tới tận năm 2014, các tổ hợp BM-30 Smerch mới bắt đầu được mang ra thực chiến lần đầu tiên trong cuộc Chiến tranh Syria. Tổ hợp này cũng xuất hiện trong cuộc chiến ở Ukraine trong kho vũ khí của các lực lượng thân Nga. Nguồn ảnh: QQ.
Về tầm bắn, Smerch có tầm bắn chỉ 90 km. Hai loại đạn phổ biến nhất được sử dụng là 9M55 và 9M528. Trong đó, 9M55 có trọng lượng 243kg và có tầm bắn tối đa 50 km trong khi đó để đạt tầm bắn 90km, cần phải sử dụng đạn nổ mạnh 9M528 trọng lượng 815 kg. Nguồn ảnh: QQ.
Trong khi đó, tổ hợp pháo phản lực HIMARS của Mỹ lại "sinh sau, đẻ muộn" hơn và được giới thiệu chính thức từ năm 2004. Tổ hợp này kém hơn BM-30 ở chỗ nó chỉ có 6 ống phóng và sử dụng đầu đạn có cỡ nòng 227 mm. Nguồn ảnh: QQ.
Tuy nhiên, HIMARS của Mỹ lại vượt trội hơn "Cơn Lốc" của Nga ở chỗ nó có tầm bắn xa gấp... hơn ba lần. Cụ thể, pháo phản lực HIMARS có tầm bắn tối đa lên tới 300km - một tầm bắn không tưởng với một tổ hợp pháo phản lực phóng loạt. Nguồn ảnh: QQ.
Trong khi tầm bắn tối thiểu của BM-30 cũng lên tới 20 km thì HIMARS cũng có tầm bắn tối thiểu ngắn hơn nhiều, chỉ 2 km. Điều này cho phép HIMARS có thể tác chiến được ở ngay cả trên tiền tuyến thay vì phải kéo ra tận tuyến sau như BM-30. Nguồn ảnh: QQ.
Mặc dù vậy xét về mặt giá thành, với giá lên tới hơn 5 triệu USD mỗi tổ hợp, khẩu pháo phản lực phóng loạt HIMARS được xem là có giá quá đắt đỏ và không phù hợp với việc trang bị số lượng lớn. Nguồn ảnh: QQ.
Tựu chung lại, có thể thấy rằng các tổ hợp của Nga loại BM-30 dù có hiệu quả chiến đấu kém hơn nhưng hoàn toàn có thể cung cấp hoả lực vượt trội khi được trang bị số lượng lớn. Bù lại, phía Mỹ lại nghiêng về chất lượng nhiều hơn với việc sử dụng các loại đầu đạn đắt tiền, tầm bắn cực xa và độ chính xác cao như tên lửa. Nguồn ảnh: QQ.
Mời độc giả xem Video: Mỹ dội bão lửa với HIMARS ở Iraq.