Xung đột Nga-Ukraine đang diễn ra, được bắt đầu vào ngày 24/2 đến nay cho thấy, pháo binh được sử dụng rộng rãi ở cả hai phía tham chiến, đóng một vai trò ngày càng tăng, trong việc xác định cán cân sức mạnh trên mặt đất.Với việc Ukraine sẽ nhận được số lượng ngày càng tăng các loại pháo xe kéo và pháo tự hành do các nước thành viên NATO viện trợ, để tăng cường hỏa lực cho lực lượng lục quân.Trong khi một số quốc gia bao gồm Trung Quốc, Hàn Quốc và Triều Tiên đã đầu tư rất nhiều vào việc trang bị các hệ thống pháo hiện đại, thì lĩnh vực này từ lâu đã bị nhiều cường quốc lớn, đặc biệt là ở phương Tây bỏ qua dựa trên những giả định rằng, sức mạnh không quân sẽ mang tính quyết định hơn nhiều; đặc biệt là qua kết quả của các cuộc xung đột đầu thế kỷ 21.Trong khi Nga đầu tư phát triển thế hệ pháo tự hành mới là pháo tầm xa 152mm 2S35 Koalitsiya-SV, những pháo này chỉ được đưa vào trang bị với số lượng hạn chế; trong khi kế hoạch nâng cao đáng kể tầm bắn của các loại pháo cũ, hiện có trong trang bị của họ vẫn chưa thành hiện thực.Trong phiên điều trần trước Ủy ban quân lực Hạ viện Mỹ vào ngày 12/5, Tư lệnh Lục quân Mỹ Christine Wormuth và Tham mưu trưởng Lục quân James McConville đều khẳng định khi được hỏi “vũ khí nào sẽ giúp giành chiến thắng, giống như cuộc chiến đang diễn ra ở Ukraine?”; câu trả lời rằng, pháo binh chính xác tầm xa và tên lửa chiến thuật sẽ rất cần thiết.Các hệ thống vũ khí pháo binh này là những ưu tiên hàng đầu, trong quá trình hiện đại hóa Quân đội Mỹ trong những năm tới, để bổ sung cho hỏa lực chiến đấu mặt đất, vốn đã rất mỏng và phụ thuộc nhiều vào lực lượng Không quân của Lục quân Mỹ hiện nay.Với việc Washington rút khỏi Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) vào năm 2018, cũng mở đường cho việc Quân đội nước này, mua các tên lửa đất đối đất có tầm bắn trên 500km, để bổ sung cho lực lượng pháo binh tầm xa của họ. Lực lượng tên lửa chiến thuật của riêng Nga, đặc biệt là tên lửa đạn đạo Iskander và tên lửa hành trình Kalibr, được coi là một trong những hệ thống vũ khí thành công nhất, được sử dụng trong chiến đấu ở Ukraine, mang lại lợi thế to lớn so với Quân đội Ukraine; mà Quân đội Ukraine hiện không có loại vũ khí nào tương tự.Liệu Mỹ có thể thu hẹp khoảng cách hiệu suất pháo binh với các đối thủ như Nga, Trung Quốc hay Iran hoặc Triều Tiên về hỏa lực pháo binh và tên lửa chiến thuật hay không, hiện vẫn chưa chắc chắn.Nhưng với cuộc xung đột đang diễn ra tại Ukraine, với cả hai lĩnh vực có khả năng nhận được nhiều sự quan tâm và tài trợ hơn, rất có thể trong thời gian tới, Lục quân Mỹ sẽ nhận được những hệ thống pháo binh và tên lửa mới, đáp ứng yêu cầu của cuộc chiến tranh hiện đại.
Xung đột Nga-Ukraine đang diễn ra, được bắt đầu vào ngày 24/2 đến nay cho thấy, pháo binh được sử dụng rộng rãi ở cả hai phía tham chiến, đóng một vai trò ngày càng tăng, trong việc xác định cán cân sức mạnh trên mặt đất.
Với việc Ukraine sẽ nhận được số lượng ngày càng tăng các loại pháo xe kéo và pháo tự hành do các nước thành viên NATO viện trợ, để tăng cường hỏa lực cho lực lượng lục quân.
Trong khi một số quốc gia bao gồm Trung Quốc, Hàn Quốc và Triều Tiên đã đầu tư rất nhiều vào việc trang bị các hệ thống pháo hiện đại, thì lĩnh vực này từ lâu đã bị nhiều cường quốc lớn, đặc biệt là ở phương Tây bỏ qua dựa trên những giả định rằng, sức mạnh không quân sẽ mang tính quyết định hơn nhiều; đặc biệt là qua kết quả của các cuộc xung đột đầu thế kỷ 21.
Trong khi Nga đầu tư phát triển thế hệ pháo tự hành mới là pháo tầm xa 152mm 2S35 Koalitsiya-SV, những pháo này chỉ được đưa vào trang bị với số lượng hạn chế; trong khi kế hoạch nâng cao đáng kể tầm bắn của các loại pháo cũ, hiện có trong trang bị của họ vẫn chưa thành hiện thực.
Trong phiên điều trần trước Ủy ban quân lực Hạ viện Mỹ vào ngày 12/5, Tư lệnh Lục quân Mỹ Christine Wormuth và Tham mưu trưởng Lục quân James McConville đều khẳng định khi được hỏi “vũ khí nào sẽ giúp giành chiến thắng, giống như cuộc chiến đang diễn ra ở Ukraine?”; câu trả lời rằng, pháo binh chính xác tầm xa và tên lửa chiến thuật sẽ rất cần thiết.
Các hệ thống vũ khí pháo binh này là những ưu tiên hàng đầu, trong quá trình hiện đại hóa Quân đội Mỹ trong những năm tới, để bổ sung cho hỏa lực chiến đấu mặt đất, vốn đã rất mỏng và phụ thuộc nhiều vào lực lượng Không quân của Lục quân Mỹ hiện nay.
Với việc Washington rút khỏi Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) vào năm 2018, cũng mở đường cho việc Quân đội nước này, mua các tên lửa đất đối đất có tầm bắn trên 500km, để bổ sung cho lực lượng pháo binh tầm xa của họ.
Lực lượng tên lửa chiến thuật của riêng Nga, đặc biệt là tên lửa đạn đạo Iskander và tên lửa hành trình Kalibr, được coi là một trong những hệ thống vũ khí thành công nhất, được sử dụng trong chiến đấu ở Ukraine, mang lại lợi thế to lớn so với Quân đội Ukraine; mà Quân đội Ukraine hiện không có loại vũ khí nào tương tự.
Liệu Mỹ có thể thu hẹp khoảng cách hiệu suất pháo binh với các đối thủ như Nga, Trung Quốc hay Iran hoặc Triều Tiên về hỏa lực pháo binh và tên lửa chiến thuật hay không, hiện vẫn chưa chắc chắn.
Nhưng với cuộc xung đột đang diễn ra tại Ukraine, với cả hai lĩnh vực có khả năng nhận được nhiều sự quan tâm và tài trợ hơn, rất có thể trong thời gian tới, Lục quân Mỹ sẽ nhận được những hệ thống pháo binh và tên lửa mới, đáp ứng yêu cầu của cuộc chiến tranh hiện đại.