Theo thông tin vừa được Bộ quốc phòng Ba Lan công bố, quân đội Mỹ đóng tại quốc gia này, đã bắt đầu cuộc tập trận gần biên giới Ba Lan - Ukraine từ hôm chủ nhật vừa rồi.Trên thông báo của Bộ quốc phòng Ba Lan có ghi rõ, lực lượng tham gia cuộc tập trận chung Ba Lan - Mỹ bao gồm sư đoàn cơ giới số 18 thuộc quân đội Ba Lan, cùng sư đoàn dù 82 trứ danh của quân đội Mỹ.Đây được xem như nỗ lực "ăn miếng trả miếng" mà Mỹ dành cho Nga, sau khi Moscow tiến hành tập trận chung tại Belarus, giữa lúc tình hình Ukraine đang căng thẳng tột độ.Phía Nga, trước đó đã tuyên bố sẽ kéo dài thời gian diễn ra cuộc tập trận chung ở Belarus, khiến phương Tây lo ngại việc căng thẳng ở khu vực này sẽ kéo dài thêm.Đây là lần đầu tiên kể từ sau Chiến tranh Lạnh, Nga tiến hành tập trận ở Belarus - quốc gia rất nhạy cảm khi từ lâu đã trở thành ranh giới giữa Moscow với các nước phương Tây thuộc NATO.Trong thời gian vừa qua, Nga cũng liên tục đưa nhiều quân và trang khí tài hiện đại tới áp sát biên giới với Ukraine, nhiều pha pháo kích cũng đã xuất hiện, các bên liên tục tố cáo đối phương khai hỏa trước.Trước tình hình căng thẳng leo thang, Nga đã đưa thêm lính tới Ba Lan và Romania - hai quốc gia láng giềng với Ukraine. Trong nhiều tuần gần đây, Mỹ, Anh, Canada, Ba Lan cùng nhiều quốc gia Baltic, cũng tích cực tiếp tế vũ khí hiện đại cho Ukraine.Truyền thông phương Tây cho rằng, Nga sẽ sớm có một cuộc tấn công tổng lực vào Ukraine. Bản thân người dân Ukraine cũng đang trong tình trạng căng thẳng tột độ, các phương tiện cơ giới xuất hiện nhiều ở thủ đô Kiev.Đổi lại, phía Nga luôn một mực khẳng định, sẽ không có lý do gì để Moscow mở một cuộc tấn công tổng lực nhắm vào Kiev, truyền thông Nga cũng lên án việc phương Tây làm căng thẳng ở khu vực leo thăng, bằng các thông tin bịa đặt trên báo chí.Theo thông tin được tờ Military Times đăng tải, trong khi Nga đưa thêm 7000 quân tới khu vực biên giới với Ukraine, Mỹ cũng đưa 4700 lính dù tới Ba Lan để hỗ trợ cho quốc gia đồng minh ở Đông Âu.Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho biết, quan điểm của chính quyền Biden là sẽ không đưa quân vào lãnh thổ Ukraine, nếu quân đội Nga rút lui khỏi khu vực biên giới giữa Nga - Ukraine.Đáp trả lại, phía Nga khẳng định rằng việc di chuyển quân đội Nga bên trong lãnh thổ nước này là việc riêng của Moscow, nước ngoài không có quyền can thiệp hoặc suy diễn về các động thái điều quân bên trong lãnh thổ Nga. Nguồn ảnh: Ydex.
Theo thông tin vừa được Bộ quốc phòng Ba Lan công bố, quân đội Mỹ đóng tại quốc gia này, đã bắt đầu cuộc tập trận gần biên giới Ba Lan - Ukraine từ hôm chủ nhật vừa rồi.
Trên thông báo của Bộ quốc phòng Ba Lan có ghi rõ, lực lượng tham gia cuộc tập trận chung Ba Lan - Mỹ bao gồm sư đoàn cơ giới số 18 thuộc quân đội Ba Lan, cùng sư đoàn dù 82 trứ danh của quân đội Mỹ.
Đây được xem như nỗ lực "ăn miếng trả miếng" mà Mỹ dành cho Nga, sau khi Moscow tiến hành tập trận chung tại Belarus, giữa lúc tình hình Ukraine đang căng thẳng tột độ.
Phía Nga, trước đó đã tuyên bố sẽ kéo dài thời gian diễn ra cuộc tập trận chung ở Belarus, khiến phương Tây lo ngại việc căng thẳng ở khu vực này sẽ kéo dài thêm.
Đây là lần đầu tiên kể từ sau Chiến tranh Lạnh, Nga tiến hành tập trận ở Belarus - quốc gia rất nhạy cảm khi từ lâu đã trở thành ranh giới giữa Moscow với các nước phương Tây thuộc NATO.
Trong thời gian vừa qua, Nga cũng liên tục đưa nhiều quân và trang khí tài hiện đại tới áp sát biên giới với Ukraine, nhiều pha pháo kích cũng đã xuất hiện, các bên liên tục tố cáo đối phương khai hỏa trước.
Trước tình hình căng thẳng leo thang, Nga đã đưa thêm lính tới Ba Lan và Romania - hai quốc gia láng giềng với Ukraine. Trong nhiều tuần gần đây, Mỹ, Anh, Canada, Ba Lan cùng nhiều quốc gia Baltic, cũng tích cực tiếp tế vũ khí hiện đại cho Ukraine.
Truyền thông phương Tây cho rằng, Nga sẽ sớm có một cuộc tấn công tổng lực vào Ukraine. Bản thân người dân Ukraine cũng đang trong tình trạng căng thẳng tột độ, các phương tiện cơ giới xuất hiện nhiều ở thủ đô Kiev.
Đổi lại, phía Nga luôn một mực khẳng định, sẽ không có lý do gì để Moscow mở một cuộc tấn công tổng lực nhắm vào Kiev, truyền thông Nga cũng lên án việc phương Tây làm căng thẳng ở khu vực leo thăng, bằng các thông tin bịa đặt trên báo chí.
Theo thông tin được tờ Military Times đăng tải, trong khi Nga đưa thêm 7000 quân tới khu vực biên giới với Ukraine, Mỹ cũng đưa 4700 lính dù tới Ba Lan để hỗ trợ cho quốc gia đồng minh ở Đông Âu.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho biết, quan điểm của chính quyền Biden là sẽ không đưa quân vào lãnh thổ Ukraine, nếu quân đội Nga rút lui khỏi khu vực biên giới giữa Nga - Ukraine.
Đáp trả lại, phía Nga khẳng định rằng việc di chuyển quân đội Nga bên trong lãnh thổ nước này là việc riêng của Moscow, nước ngoài không có quyền can thiệp hoặc suy diễn về các động thái điều quân bên trong lãnh thổ Nga. Nguồn ảnh: Ydex.