Mặc dù chính phủ Nga đã thông báo rằng, họ đang rút một số đơn vị ra khỏi khu vực gần biên giới Ukraine; nhưng cả chính phủ Ukraine và phương Tây đều thận trọng về điều này và sẽ chỉ tin điều đó, sau khi có xác nhận rằng quân Nga thực sự đang rút, chứ không phải dừng lại ở những lời “tuyên bố”.Hiện nay, toàn bộ lực lượng Quân đội Ukraine nói chung và đặc biệt là Lực lượng vũ trang Ukraine tại Miền Đông nước này, sẽ vẫn trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu cao; tiếp tục củng cố và tăng cường thêm nhiều vũ khí sát thương hơn.Tính đến thời điểm hiện tại, những vũ khí sát thương “hiện đại” nhất, mà quân đội Ukraine có được từ NATO không có gì hơn là tên lửa chống tăng Javelin và NLAW; về vũ khí phòng không có tổ hợp tên lửa phòng không di động vác vai Stinger.Bên cạnh đó, một số nước thành viên NATO như Cộng hòa Séc, Ba Lan cũng đã cung cấp cho Ukraine một số vũ khí, đạn dược kiểu Liên Xô. Những vũ khí này đã góp phần bổ sung vào kho vũ khí đang bị thiếu hụt trầm trọng của Quân đội Ukraine.Nhưng không phải quốc gia nào cũng hành động như vậy, Đức và Israel đã từ chối yêu cầu của các nước Baltic, về việc cung cấp vũ khí do Đức hoặc Israel sản xuất cho Ukraine. Thậm chí những vũ khí có chứa công nghệ và linh kiện từ hai quốc gia này, cũng không được cung cấp cho Ukraine.Giờ đây, Israel đã một lần nữa từ chối yêu cầu của Ukraine về hệ thống tên lửa phòng không “Vòm Sắt (Iron Dome)”, để tránh nguy cơ đối đầu với Nga. Vào cuối năm ngoái, Ukraine đã tiếp tục bày tỏ mong muốn có được hệ thống “Vòm sắt” một lần nữa.Một khi hệ thống “Vòm sắt” được Israel cung cấp cho Ukraine, mặc dù đây chỉ là vũ khí phòng thủ cổ điển, nhưng nó sẽ mang lại sự thay đổi rất lớn trong mối quan hệ giữa Israel và Nga. Nếu Israel cung cấp “Vòm sắt” cho Ukraine, ngay lập tức điều này sẽ ảnh hưởng đến an ninh và lợi ích của Israel, đặc biệt là tác động của các cuộc tấn công của Israel chống lại các lực lượng thân Iran tại Syria.Nên nhớ rằng, tại chiến trường Syria, từ lâu Nga “làm ngơ” cho các cuộc không kích của Israel, vào các mục tiêu như kho vũ khí và các sở chỉ huy của Iran ở Syria. Đây là mối quan hệ “có đi, có lại” giữa Nga và Israel trong suốt thời gian dài qua.Hiện nay hầu hết các hệ thống phòng không mà quân đội Ukraine trang bị, đều được chế tạo từ thời Liên Xô và thiếu nâng cấp, hiện đại hóa, nên khó có thể phát huy vai trò hiệu quả, khi đối mặt với Không quân Nga; nhất là ở độ cao trung bình và cao.Trước cẳng thẳng với Nga, Ukraine hy vọng NATO sẽ cung cấp một số hệ thống phòng không tiên tiến, bao gồm hệ thống phòng không tầm trung-xa Patriot của Mỹ và tầm thấp “Vòm sắt” của Israel, nhưng đã bị từ chối.Có thể NATO lo ngại rằng, việc cung cấp cho Ukraine một hệ thống phòng không như “Patriot” sẽ khiến Kremlin tức giận và ảnh hưởng tới tình hình an ninh ở châu Âu. Đặc biệt để trả đũa, Nga có thể bố trí hệ thống phòng không S-500 ở vùng lãnh thổ Kaliningrad, sẽ khống chế phần lớn không phận của châu Âu.Do vậy Mỹ và NATO chỉ có thể cung cấp cho Ukraine những vũ khí có tính năng hạn chế; tuy nhiên dù có là Javelin hay Stinge, thì những tên lửa di động này không thể làm thay đổi cục diện chiến trường. Mặc dù số vũ khí mà NATO cung cấp cho Quân đội Ukraine như Javelin, NLAW và Stinge có thể gây ra một số tổn thất cho Quân đội Nga và lực lượng dân quân ly khai, nếu xung đột bùng phát; nhưng chúng không thể gây ảnh hưởng lớn đến tổng thể cuộc chiến.Theo quan điểm này, sự trợ giúp quân sự của NATO thực sự rất hạn chế, và họ chỉ có thể ngồi nhìn Ukraine bị Nga “thôn tính”, nếu Điện Kremlin thực sự muốn làm như vậy. Nguồn ảnh: Foxt.
Mặc dù chính phủ Nga đã thông báo rằng, họ đang rút một số đơn vị ra khỏi khu vực gần biên giới Ukraine; nhưng cả chính phủ Ukraine và phương Tây đều thận trọng về điều này và sẽ chỉ tin điều đó, sau khi có xác nhận rằng quân Nga thực sự đang rút, chứ không phải dừng lại ở những lời “tuyên bố”.
Hiện nay, toàn bộ lực lượng Quân đội Ukraine nói chung và đặc biệt là Lực lượng vũ trang Ukraine tại Miền Đông nước này, sẽ vẫn trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu cao; tiếp tục củng cố và tăng cường thêm nhiều vũ khí sát thương hơn.
Tính đến thời điểm hiện tại, những vũ khí sát thương “hiện đại” nhất, mà quân đội Ukraine có được từ NATO không có gì hơn là tên lửa chống tăng Javelin và NLAW; về vũ khí phòng không có tổ hợp tên lửa phòng không di động vác vai Stinger.
Bên cạnh đó, một số nước thành viên NATO như Cộng hòa Séc, Ba Lan cũng đã cung cấp cho Ukraine một số vũ khí, đạn dược kiểu Liên Xô. Những vũ khí này đã góp phần bổ sung vào kho vũ khí đang bị thiếu hụt trầm trọng của Quân đội Ukraine.
Nhưng không phải quốc gia nào cũng hành động như vậy, Đức và Israel đã từ chối yêu cầu của các nước Baltic, về việc cung cấp vũ khí do Đức hoặc Israel sản xuất cho Ukraine. Thậm chí những vũ khí có chứa công nghệ và linh kiện từ hai quốc gia này, cũng không được cung cấp cho Ukraine.
Giờ đây, Israel đã một lần nữa từ chối yêu cầu của Ukraine về hệ thống tên lửa phòng không “Vòm Sắt (Iron Dome)”, để tránh nguy cơ đối đầu với Nga. Vào cuối năm ngoái, Ukraine đã tiếp tục bày tỏ mong muốn có được hệ thống “Vòm sắt” một lần nữa.
Một khi hệ thống “Vòm sắt” được Israel cung cấp cho Ukraine, mặc dù đây chỉ là vũ khí phòng thủ cổ điển, nhưng nó sẽ mang lại sự thay đổi rất lớn trong mối quan hệ giữa Israel và Nga.
Nếu Israel cung cấp “Vòm sắt” cho Ukraine, ngay lập tức điều này sẽ ảnh hưởng đến an ninh và lợi ích của Israel, đặc biệt là tác động của các cuộc tấn công của Israel chống lại các lực lượng thân Iran tại Syria.
Nên nhớ rằng, tại chiến trường Syria, từ lâu Nga “làm ngơ” cho các cuộc không kích của Israel, vào các mục tiêu như kho vũ khí và các sở chỉ huy của Iran ở Syria. Đây là mối quan hệ “có đi, có lại” giữa Nga và Israel trong suốt thời gian dài qua.
Hiện nay hầu hết các hệ thống phòng không mà quân đội Ukraine trang bị, đều được chế tạo từ thời Liên Xô và thiếu nâng cấp, hiện đại hóa, nên khó có thể phát huy vai trò hiệu quả, khi đối mặt với Không quân Nga; nhất là ở độ cao trung bình và cao.
Trước cẳng thẳng với Nga, Ukraine hy vọng NATO sẽ cung cấp một số hệ thống phòng không tiên tiến, bao gồm hệ thống phòng không tầm trung-xa Patriot của Mỹ và tầm thấp “Vòm sắt” của Israel, nhưng đã bị từ chối.
Có thể NATO lo ngại rằng, việc cung cấp cho Ukraine một hệ thống phòng không như “Patriot” sẽ khiến Kremlin tức giận và ảnh hưởng tới tình hình an ninh ở châu Âu. Đặc biệt để trả đũa, Nga có thể bố trí hệ thống phòng không S-500 ở vùng lãnh thổ Kaliningrad, sẽ khống chế phần lớn không phận của châu Âu.
Do vậy Mỹ và NATO chỉ có thể cung cấp cho Ukraine những vũ khí có tính năng hạn chế; tuy nhiên dù có là Javelin hay Stinge, thì những tên lửa di động này không thể làm thay đổi cục diện chiến trường.
Mặc dù số vũ khí mà NATO cung cấp cho Quân đội Ukraine như Javelin, NLAW và Stinge có thể gây ra một số tổn thất cho Quân đội Nga và lực lượng dân quân ly khai, nếu xung đột bùng phát; nhưng chúng không thể gây ảnh hưởng lớn đến tổng thể cuộc chiến.
Theo quan điểm này, sự trợ giúp quân sự của NATO thực sự rất hạn chế, và họ chỉ có thể ngồi nhìn Ukraine bị Nga “thôn tính”, nếu Điện Kremlin thực sự muốn làm như vậy. Nguồn ảnh: Foxt.