Đầu tiên là súng trường. Súng trường tiêu chuẩn của lính đặc nhiệm Mỹ là khẩu M4A1 với bản nâng cấp SOPMOD II, bổ sung nhiều phụ kiện như tia laser, ống ngắm....Báng súng linh hoạt giúp người sử dụng có thể tự do tùy chỉnh cho phù hợp.Biến thể MK18 cũng thường thấy trong các binh chủng hoạt động đặc biệt. Phiên bản ngắn hơn của M4 này được thiết kế để chiến đấu tầm gần và cực kỳ đáng tin cậy.Ngoài ra, HK416 cũng là súng tự động ưa thích của Lực lượng Delta và SEAL. Loại vũ khí này được thiết kế dựa trên nền tảng khẩu AR-15 nhưng có một số thay đổi đáng kể. Nó là một trong những vũ khí được lực lượng SEAL mang theo trong chiến dịch tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden.Các loại súng máy được lựa chọn cho các đơn vị đặc nhiệm Mỹ là MK46 và MK48. Cả hai loại vũ khí này đều đáng tin cậy và phổ biến ở cả các đơn vị thông thường vì tính hiệu quả.Trong khi khẩu MK46 sử dụng đạn cỡ 5,56 mm, nhẹ hơn và di động hơn thì MK48 bắn đạn 7,62 mm, mạnh mẽ hơn.Với quân số ít, lính biệt kích Mỹ thường chủ yếu dựa vào hỏa lực để vượt qua địch thủ thường vượt trội về số lượng. Với họ, hỏa lực không tương xứng sẽ khiến tình huống đối đầu trở nên cực kỳ nguy hiểmVí dụ, một trung đội hải quân SEAL gồm 16 người có thể mang tới 6 khẩu súng máy tùy thuộc vào nhiệm vụ.Trong khi so sánh, một trung đội thủy quân lục chiến gồm 48 lính thủy đánh bộ cũng chỉ có 6 súng máy và sự khác biệt về hỏa lực là rõ ràng.Thời kỳ đầu Mỹ phát động chiến dịch chống khủng bố toàn cầu, gần như mỗi lực lượng lại đặt ra một nền tảng vũ khí khác nhau cho mỗi nhiệm vụ. Ví dụ, các đội SEAL đã sử dụng khẩu MP5 khi dọn dẹp các căn phòng nhưng lại dùng khẩu CAR-15 và M4 cho các hành động trực tiếp trong các môi trường khác.Ngoài súng trường và súng máy, trong khi thực hiện nhiệm vụ, lính biệt kích Mỹ sẽ mang theo nhiều loại thiết bị khácĐó là kính ngắm ban đêm, tên lửa chống tăng, súng phóng lựu, áo khoác, bộ sơ cứu, dao, đồng hồ, thiết bị GPS, mũ bảo hiểm, thắt lưng, cáp treo…Có thể hình dung, một đội 5 người của Lực lượng Delta khi tham gia chiến đấu trực tiếp có thể mang theo cả "kho" vũ khí nhỏ: súng trường HK416 với tổng cộng 1.500 viên đạn, súng lục Glock 17 hoặc 21 hoặc M1911 với 425-500 viên đạn, một khẩu súng máy MK46 hoặc 48 với 800-1.000 viên đạn, lựu đạn nổ phân mảnh, và thậm chí có thể cả súng phóng lựu.Họ mang theo nhiều hay ít thiết bị tùy thuộc vào mục tiêu và khả năng phòng thủ tiềm năng của nó, từ những vật liệu đơn giản để nổ tung cánh cửa cho đến súng ngắn, cưa máy hay đèn hàn.Vào những năm 1990, khi Lực lượng Delta được giao nhiệm vụ chống phổ biến vũ khí hạt nhân, lực lượng này đã thành lập một đơn vị hạng nặng với các thành viên được đào tạo và trang bị để giải quyết các boongke và hầm cứng có thể chứa vũ khí hạt nhân.Một yếu tố khác không thể nhắc tới là kỹ năng cận chiến. Đây vừa là một nghệ thuật vừa là một khoa học đòi hỏi phải luyện tập nhiều năm mới thuần thục. Chính các kỹ năng cận chiến đỉnh cao giúp phân biệt Lực lượng Delta và Đội SEAL 6 với các lực lượng đặc nhiệm còn lại của Mỹ.
Đầu tiên là súng trường. Súng trường tiêu chuẩn của lính đặc nhiệm Mỹ là khẩu M4A1 với bản nâng cấp SOPMOD II, bổ sung nhiều phụ kiện như tia laser, ống ngắm....Báng súng linh hoạt giúp người sử dụng có thể tự do tùy chỉnh cho phù hợp.
Biến thể MK18 cũng thường thấy trong các binh chủng hoạt động đặc biệt. Phiên bản ngắn hơn của M4 này được thiết kế để chiến đấu tầm gần và cực kỳ đáng tin cậy.
Ngoài ra, HK416 cũng là súng tự động ưa thích của Lực lượng Delta và SEAL. Loại vũ khí này được thiết kế dựa trên nền tảng khẩu AR-15 nhưng có một số thay đổi đáng kể. Nó là một trong những vũ khí được lực lượng SEAL mang theo trong chiến dịch tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden.
Các loại súng máy được lựa chọn cho các đơn vị đặc nhiệm Mỹ là MK46 và MK48. Cả hai loại vũ khí này đều đáng tin cậy và phổ biến ở cả các đơn vị thông thường vì tính hiệu quả.
Trong khi khẩu MK46 sử dụng đạn cỡ 5,56 mm, nhẹ hơn và di động hơn thì MK48 bắn đạn 7,62 mm, mạnh mẽ hơn.
Với quân số ít, lính biệt kích Mỹ thường chủ yếu dựa vào hỏa lực để vượt qua địch thủ thường vượt trội về số lượng. Với họ, hỏa lực không tương xứng sẽ khiến tình huống đối đầu trở nên cực kỳ nguy hiểm
Ví dụ, một trung đội hải quân SEAL gồm 16 người có thể mang tới 6 khẩu súng máy tùy thuộc vào nhiệm vụ.
Trong khi so sánh, một trung đội thủy quân lục chiến gồm 48 lính thủy đánh bộ cũng chỉ có 6 súng máy và sự khác biệt về hỏa lực là rõ ràng.
Thời kỳ đầu Mỹ phát động chiến dịch chống khủng bố toàn cầu, gần như mỗi lực lượng lại đặt ra một nền tảng vũ khí khác nhau cho mỗi nhiệm vụ. Ví dụ, các đội SEAL đã sử dụng khẩu MP5 khi dọn dẹp các căn phòng nhưng lại dùng khẩu CAR-15 và M4 cho các hành động trực tiếp trong các môi trường khác.
Ngoài súng trường và súng máy, trong khi thực hiện nhiệm vụ, lính biệt kích Mỹ sẽ mang theo nhiều loại thiết bị khác
Đó là kính ngắm ban đêm, tên lửa chống tăng, súng phóng lựu, áo khoác, bộ sơ cứu, dao, đồng hồ, thiết bị GPS, mũ bảo hiểm, thắt lưng, cáp treo…
Có thể hình dung, một đội 5 người của Lực lượng Delta khi tham gia chiến đấu trực tiếp có thể mang theo cả "kho" vũ khí nhỏ: súng trường HK416 với tổng cộng 1.500 viên đạn, súng lục Glock 17 hoặc 21 hoặc M1911 với 425-500 viên đạn, một khẩu súng máy MK46 hoặc 48 với 800-1.000 viên đạn, lựu đạn nổ phân mảnh, và thậm chí có thể cả súng phóng lựu.
Họ mang theo nhiều hay ít thiết bị tùy thuộc vào mục tiêu và khả năng phòng thủ tiềm năng của nó, từ những vật liệu đơn giản để nổ tung cánh cửa cho đến súng ngắn, cưa máy hay đèn hàn.
Vào những năm 1990, khi Lực lượng Delta được giao nhiệm vụ chống phổ biến vũ khí hạt nhân, lực lượng này đã thành lập một đơn vị hạng nặng với các thành viên được đào tạo và trang bị để giải quyết các boongke và hầm cứng có thể chứa vũ khí hạt nhân.
Một yếu tố khác không thể nhắc tới là kỹ năng cận chiến. Đây vừa là một nghệ thuật vừa là một khoa học đòi hỏi phải luyện tập nhiều năm mới thuần thục. Chính các kỹ năng cận chiến đỉnh cao giúp phân biệt Lực lượng Delta và Đội SEAL 6 với các lực lượng đặc nhiệm còn lại của Mỹ.