Cuộc xung đột Nga-Ukraine có thể xem như một cuộc đua chiến lược giữa Mỹ với phương Tây và Nga, đồng thời là cuộc cạnh tranh về nhiều loại vũ khí. Mặc dù cuộc xung đột bề ngoài có vẻ là xung đột cục bộ, nhưng về bản chất nó đã phát triển thành một cuộc xung đột phức tạp và toàn diện.Trên chiến trường Ukraine, một cuộc cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ với phương Tây và Nga; đồng thời, xung đột Nga-Ukraine cũng trở thành “sân khấu” cho các cuộc cạnh tranh về vũ khí khác nhau.Cả vũ khí của Nga, Mỹ và phương Tây đều đã được thử nghiệm chiến đấu thực tế trên chiến trường tổng lực; có thể nói rằng, chiến trường Ukraine thực sự trở thành tiêu chuẩn tồn tại cho nhiều loại vũ khí. Các nhà lãnh đạo Ukraine đã thẳng thừng kêu gọi phương Tây chuyển vũ khí tiên tiến tới chiến trường Ukraine làm nơi thử nghiệm vũ khí tối tân của họ.Mỹ và các nước phương Tây đã sử dụng Ukraine làm nơi thử nghiệm vũ khí và bắt đầu cung cấp cho Kiev nhiều loại vũ khí tiên tiến. Tương tự, Nga cũng sử dụng Ukraine làm nơi thử nghiệm các loại vũ khí và nhiều loại vũ khí tiên tiến khác nhau của Nga đã được đưa vào chiến đấu thực tế.Việc xe tăng chiến đấu chủ lực Challenger 2 của Anh bị UAV tự sát Lancet của Nga đã phá hủy trong một trận đánh ở hướng Zaporozhye. Đánh giá từ video được phía Nga công bố, chiếc Challenger 2 cháy “rất to”. Có thể khẳng định chiếc xe tăng át chủ bài này của Anh đã bị UAV tự sát của Nga trực tiếp tiêu diệt trên chiến trường Ukraine. Tân Bộ trưởng Quốc phòng Anh Grant Shapps xác nhận, lực lượng vũ trang Ukraine đã mất một xe tăng chiến đấu chủ lực Challenger 2 do Anh hỗ trợ trên chiến trường. Rõ ràng là người Anh đã phải thừa nhận việc Nga tiêu diệt thành công chiếc xe tăng bất bại một thời này.Như vậy huyền thoại 30 năm về xe tăng Challenger 2 của Anh đã tan vỡ, sự “bất khả chiến bại” của chúng cuối cùng đã tan vỡ trước vũ khí của người Nga, thông qua hành động chiến đấu thực tế.Truyền thông phương Tây cho rằng, xe tăng chiến đấu chủ lực Challenger 2 luôn là niềm tự hào của Vương quốc Anh. Kể từ khi được triển khai vào năm 1994, nó chưa bao giờ bị kẻ thù tiêu diệt trên chiến trường. Nhưng Nga đã đập tan huyền thoại về xe tăng Challenger-2 chỉ bằng một chiếc UAV tự sát giá rẻ và xóa sạch mọi vinh quang của loại xe tăng này.Đồng thời người Nga đã khiến cả thế giới phải đồng ý rằng, UAV tự sát hiện đóng vai trò quan trọng nhất, chứ không phải chiếc xe tăng “nặng nhất, đắt nhất và hiện đại nhất”. Việc phá hủy xe tăng Challenger 2 chỉ là một ví dụ của cuộc đối đầu giữa vũ khí hiện đại của phương Tây với vũ khí Nga. Rõ ràng khi xe tăng Challenger-2 đối đầu vũ khí Nga trên chiến trường, sự “bất khả chiến bại” của chúng đã bị phá vỡ và huyền thoại 30 năm chưa từng bị tiêu diệt đã tan chảy. Việc phá hủy xe tăng Challenger 2, không phải là khởi đầu cho sự tan vỡ huyền thoại về vũ khí phương Tây, mà là hình ảnh thu nhỏ của cuộc đối đầu giữa vũ khí phương Tây với vũ khí Nga. Có thể nói, trên chiến trường Ukraine, vũ khí trang bị của phương Tây mang đến cho người ta cảm giác thất bại. Ví dụ, hệ thống tên lửa cơ động cao HIMARS của Mỹ dần bị lãng quên, loại “vũ khí ma thuật” được quảng cáo rầm rộ này cũng dần bị bỏ quên trên chiến trường Ukraine. Mỹ đặt nhiều kỳ vọng vào việc đưa tên lửa HIMARS vào chiến trường Ukraine; khi Ukraine nhận được vũ khí này cũng hào hứng tuyên bố sẽ “lật ngược tình thế” cuộc chiến. Không thể phủ nhận rằng, khi tên lửa HIMARS khi mới vào Ukraine, đã phát huy vai trò tương ứng và gây ra một số rắc rối cho Nga.Tuy nhiên, thời gian trôi qua, Nga nhanh chóng phát hiện ra điểm yếu của hệ thống tên lửa HIMARS và tiến hành tấn công có chủ đích. Chẳng bao lâu HIMARS bị đánh bại trên chiến trường và dần rơi vào quên lãng như UAV TB-2 của Thổ Nhĩ Kỳ trong giai đoạn đầu của cuộc chiến.Tên lửa hành trình Storm Shadow của Anh, pháo tự hành bánh hơi CAESAR tiên tiến của Pháp và xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 2 của Đức, đều lần lượt thất bại trước vũ khí Nga trên chiến trường Ukraine.Anh là quốc gia tích cực nhất trong việc cung cấp vũ khí tiên tiến cho Ukraine, đồng thời cũng là một trong những quốc gia cung cấp số lượng vũ khí tối tân lớn nhất. Ngoài việc hỗ trợ Ukraine bằng xe tăng Challenger-2, Anh còn hỗ trợ Ukraine các loại vũ khí tối tân như tên lửa hành trình Storm Shadow.Tuy nhiên, trong chiến đấu thực tế, người Nga đã nhanh chóng tìm ra cách đối phó với Storm Shadow, khiến tên lửa Storm Shadow mất hẳn vẻ hào nhoáng. Hầu hết vũ khí, trang bị của NATO do Mỹ dẫn đầu trên chiến trường Ukraine đều có tuổi thọ ngắn và khó phát huy được sức mạnh trong thời gian dài.Pháo binh chủ lực CAESAR của Pháp tuy xuất hiện trên chiến trường Ukraine, nhưng chưa bao giờ để lại quá nhiều thành tích chiến đấu; bởi vì về cơ bản, loại pháo “hiện đại nhất thế giới” này, không có cơ hội thể hiện sự tồn tại của mình trước hỏa lực “màn đạn” của Nga.Xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 2 của Đức được đánh giá cao trước khi bước vào chiến trường Ukraine; từng được ca ngợi là xe tăng có thể giúp Ukraine lật ngược tình thế trên chiến trường. Nhưng thực tế trên chiến trường, xe tăng Leopard 2 đã bị hỏa lực tổng hợp của Nga đánh bại hoàn toàn.Kể từ khi xe tăng Leopard 2 tiến vào Ukraine, ngoại trừ việc bị quân đội Nga tiêu diệt, về cơ bản nó không có cơ hội “lộ mặt” để thể hiện khả năng kỹ chiến thuật “bắn xa, bắn chính xác”. Xung đột giữa Nga và Ukraine không phải là nơi vũ khí phương Tây thể hiện; dẫn đến huyền thoại về vũ khí của phương Tây tan vỡ. Rõ ràng, vũ khí, trang bị của NATO do Mỹ dẫn đầu chưa phát huy được sức mạnh tương ứng trên chiến trường Ukraine. Mặc dù vũ khí và trang bị của NATO được tuyên bố là có hiệu suất vượt trội và huyền thoại về sự bất khả chiến bại, nhưng chúng thường bị Nga “hóa giải” trong thực chiến. Thực tế hiệu suất của vũ khí trang bị NATO phụ thuộc nhiều vào sự hỗ trợ của hệ thống tổng thể từ trinh sát, tình báo và đặc biệt là việc phải chiếm được ưu thế hoàn toàn trên không. Một khi hệ thống tiên tiến và mạnh mẽ bị mất đi, huyền thoại về thiết bị của NATO sẽ hoàn toàn tan vỡ.UAV tự sát Lancet của Nga tấn công xe tăng Ukraine tại mặt trận Zaporozhye. Nguồn Topwar
Cuộc xung đột Nga-Ukraine có thể xem như một cuộc đua chiến lược giữa Mỹ với phương Tây và Nga, đồng thời là cuộc cạnh tranh về nhiều loại vũ khí. Mặc dù cuộc xung đột bề ngoài có vẻ là xung đột cục bộ, nhưng về bản chất nó đã phát triển thành một cuộc xung đột phức tạp và toàn diện.
Trên chiến trường Ukraine, một cuộc cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ với phương Tây và Nga; đồng thời, xung đột Nga-Ukraine cũng trở thành “sân khấu” cho các cuộc cạnh tranh về vũ khí khác nhau.
Cả vũ khí của Nga, Mỹ và phương Tây đều đã được thử nghiệm chiến đấu thực tế trên chiến trường tổng lực; có thể nói rằng, chiến trường Ukraine thực sự trở thành tiêu chuẩn tồn tại cho nhiều loại vũ khí. Các nhà lãnh đạo Ukraine đã thẳng thừng kêu gọi phương Tây chuyển vũ khí tiên tiến tới chiến trường Ukraine làm nơi thử nghiệm vũ khí tối tân của họ.
Mỹ và các nước phương Tây đã sử dụng Ukraine làm nơi thử nghiệm vũ khí và bắt đầu cung cấp cho Kiev nhiều loại vũ khí tiên tiến. Tương tự, Nga cũng sử dụng Ukraine làm nơi thử nghiệm các loại vũ khí và nhiều loại vũ khí tiên tiến khác nhau của Nga đã được đưa vào chiến đấu thực tế.
Việc xe tăng chiến đấu chủ lực Challenger 2 của Anh bị UAV tự sát Lancet của Nga đã phá hủy trong một trận đánh ở hướng Zaporozhye. Đánh giá từ video được phía Nga công bố, chiếc Challenger 2 cháy “rất to”. Có thể khẳng định chiếc xe tăng át chủ bài này của Anh đã bị UAV tự sát của Nga trực tiếp tiêu diệt trên chiến trường Ukraine.
Tân Bộ trưởng Quốc phòng Anh Grant Shapps xác nhận, lực lượng vũ trang Ukraine đã mất một xe tăng chiến đấu chủ lực Challenger 2 do Anh hỗ trợ trên chiến trường. Rõ ràng là người Anh đã phải thừa nhận việc Nga tiêu diệt thành công chiếc xe tăng bất bại một thời này.
Như vậy huyền thoại 30 năm về xe tăng Challenger 2 của Anh đã tan vỡ, sự “bất khả chiến bại” của chúng cuối cùng đã tan vỡ trước vũ khí của người Nga, thông qua hành động chiến đấu thực tế.
Truyền thông phương Tây cho rằng, xe tăng chiến đấu chủ lực Challenger 2 luôn là niềm tự hào của Vương quốc Anh. Kể từ khi được triển khai vào năm 1994, nó chưa bao giờ bị kẻ thù tiêu diệt trên chiến trường. Nhưng Nga đã đập tan huyền thoại về xe tăng Challenger-2 chỉ bằng một chiếc UAV tự sát giá rẻ và xóa sạch mọi vinh quang của loại xe tăng này.
Đồng thời người Nga đã khiến cả thế giới phải đồng ý rằng, UAV tự sát hiện đóng vai trò quan trọng nhất, chứ không phải chiếc xe tăng “nặng nhất, đắt nhất và hiện đại nhất”. Việc phá hủy xe tăng Challenger 2 chỉ là một ví dụ của cuộc đối đầu giữa vũ khí hiện đại của phương Tây với vũ khí Nga.
Rõ ràng khi xe tăng Challenger-2 đối đầu vũ khí Nga trên chiến trường, sự “bất khả chiến bại” của chúng đã bị phá vỡ và huyền thoại 30 năm chưa từng bị tiêu diệt đã tan chảy. Việc phá hủy xe tăng Challenger 2, không phải là khởi đầu cho sự tan vỡ huyền thoại về vũ khí phương Tây, mà là hình ảnh thu nhỏ của cuộc đối đầu giữa vũ khí phương Tây với vũ khí Nga.
Có thể nói, trên chiến trường Ukraine, vũ khí trang bị của phương Tây mang đến cho người ta cảm giác thất bại. Ví dụ, hệ thống tên lửa cơ động cao HIMARS của Mỹ dần bị lãng quên, loại “vũ khí ma thuật” được quảng cáo rầm rộ này cũng dần bị bỏ quên trên chiến trường Ukraine.
Mỹ đặt nhiều kỳ vọng vào việc đưa tên lửa HIMARS vào chiến trường Ukraine; khi Ukraine nhận được vũ khí này cũng hào hứng tuyên bố sẽ “lật ngược tình thế” cuộc chiến. Không thể phủ nhận rằng, khi tên lửa HIMARS khi mới vào Ukraine, đã phát huy vai trò tương ứng và gây ra một số rắc rối cho Nga.
Tuy nhiên, thời gian trôi qua, Nga nhanh chóng phát hiện ra điểm yếu của hệ thống tên lửa HIMARS và tiến hành tấn công có chủ đích. Chẳng bao lâu HIMARS bị đánh bại trên chiến trường và dần rơi vào quên lãng như UAV TB-2 của Thổ Nhĩ Kỳ trong giai đoạn đầu của cuộc chiến.
Tên lửa hành trình Storm Shadow của Anh, pháo tự hành bánh hơi CAESAR tiên tiến của Pháp và xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 2 của Đức, đều lần lượt thất bại trước vũ khí Nga trên chiến trường Ukraine.
Anh là quốc gia tích cực nhất trong việc cung cấp vũ khí tiên tiến cho Ukraine, đồng thời cũng là một trong những quốc gia cung cấp số lượng vũ khí tối tân lớn nhất. Ngoài việc hỗ trợ Ukraine bằng xe tăng Challenger-2, Anh còn hỗ trợ Ukraine các loại vũ khí tối tân như tên lửa hành trình Storm Shadow.
Tuy nhiên, trong chiến đấu thực tế, người Nga đã nhanh chóng tìm ra cách đối phó với Storm Shadow, khiến tên lửa Storm Shadow mất hẳn vẻ hào nhoáng. Hầu hết vũ khí, trang bị của NATO do Mỹ dẫn đầu trên chiến trường Ukraine đều có tuổi thọ ngắn và khó phát huy được sức mạnh trong thời gian dài.
Pháo binh chủ lực CAESAR của Pháp tuy xuất hiện trên chiến trường Ukraine, nhưng chưa bao giờ để lại quá nhiều thành tích chiến đấu; bởi vì về cơ bản, loại pháo “hiện đại nhất thế giới” này, không có cơ hội thể hiện sự tồn tại của mình trước hỏa lực “màn đạn” của Nga.
Xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 2 của Đức được đánh giá cao trước khi bước vào chiến trường Ukraine; từng được ca ngợi là xe tăng có thể giúp Ukraine lật ngược tình thế trên chiến trường. Nhưng thực tế trên chiến trường, xe tăng Leopard 2 đã bị hỏa lực tổng hợp của Nga đánh bại hoàn toàn.
Kể từ khi xe tăng Leopard 2 tiến vào Ukraine, ngoại trừ việc bị quân đội Nga tiêu diệt, về cơ bản nó không có cơ hội “lộ mặt” để thể hiện khả năng kỹ chiến thuật “bắn xa, bắn chính xác”. Xung đột giữa Nga và Ukraine không phải là nơi vũ khí phương Tây thể hiện; dẫn đến huyền thoại về vũ khí của phương Tây tan vỡ.
Rõ ràng, vũ khí, trang bị của NATO do Mỹ dẫn đầu chưa phát huy được sức mạnh tương ứng trên chiến trường Ukraine. Mặc dù vũ khí và trang bị của NATO được tuyên bố là có hiệu suất vượt trội và huyền thoại về sự bất khả chiến bại, nhưng chúng thường bị Nga “hóa giải” trong thực chiến.
Thực tế hiệu suất của vũ khí trang bị NATO phụ thuộc nhiều vào sự hỗ trợ của hệ thống tổng thể từ trinh sát, tình báo và đặc biệt là việc phải chiếm được ưu thế hoàn toàn trên không. Một khi hệ thống tiên tiến và mạnh mẽ bị mất đi, huyền thoại về thiết bị của NATO sẽ hoàn toàn tan vỡ.
UAV tự sát Lancet của Nga tấn công xe tăng Ukraine tại mặt trận Zaporozhye. Nguồn Topwar