Bản báo cáo được viết bởi Hans Kristensen, giám đốc dự án Thông tin Hạt nhân tại liên đoàn các nhà khoa học Mỹ và Matt Korda, một cộng sự của ông, đã đưa ra con số bằng cách tính cả đầu đạn đang hoạt động và những vũ khí hạt nhân mới đang được phát triển của Trung Quốc.Những vũ khí này bao gồm tên lửa siêu thanh, tên lửa đạn đạo xuyên lục địa di động và tên lửa phóng từ tàu ngầm, nâng tổng số đầu đạn hạt nhân lên nhiều hơn mức mà Lầu Năm Góc ước tính trong báo cáo trước đó về quân đội Trung Quốc .Bản báo cáo cho biết ước tính có 272 trong số 350 đầu đạn hạt nhân của Trung Quốc đang hoạt động. Ước tính, bao gồm 204 đầu đạn tên lửa đất đối đất, 48 đầu đạn phóng từ tàu ngầm và 20 quả bom trọng lực sử dụng trên máy bay ném bom chiến lược.Trung Quốc đang tích cực phát triển các mẫu tên lửa đạn đạo phóng từ trên không, có khả năng mang đầu đạn hạt nhân. Một máy bay ném bom Tây An H-6 của Trung Quốc, gần đây được phát hiện mang theo tên lửa, được cho là mô phỏng của tên lửa siêu thanh.350 đầu đạn hạt nhân của Trung Quốc vẫn chưa bao gồm tên lửa đạn đạo, tên lửa siêu thanh được phóng từ trên không, cũng như chưa bao gồm nhiều đầu đạn độc lập được trang bị trên xe ICBM DF-5C và chưa kể đến các hệ thống vũ khí hạt nhân cũ hơn.Tuy nhiên quy mô kho dự trữ hạt nhân của Trung Quốc vẫn ít hơn rất nhiều so với Nga và Mỹ, những quốc gia có hàng nghìn vũ khí hạt nhân trong kho dự trữ, và là hai cường quốc hạt nhân hàng đầu của thế giới. Trung Quốc đang mở rộng và hiện đại hóa vũ khí hạt nhân và sẽ trở thành mối đe dọa đối với lực lượng quân sự Mỹ ở Tây Thái Bình Dương trong 10 năm tới. Trung Quốc sẽ nhanh chóng mở rộng và hiện đại hóa lực lượng hạt nhân, tạo ra ưu thế về lựa chọn chính sách đối ngoại và quân sự với Mỹ và các nước khác.Trung Quốc đang phát triển các tên lửa đạn đạo dẫn đường di động, tàu ngầm tên lửa đạn đạo hạt nhân, mỗi chiếc có thể chở 12 tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM), và các ICBM này được trang bị nhiều đầu đạn dẫn hướng độc lập (MIRV), khi khai hỏa, tên lửa mẹ sẽ phóng ra nhiều đầu đạn con.Trung Quốc hiện đang sở hữu khoảng 70 đến 100 tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, số lượng ICBM của Trung Quốc có thể nhiều hơn của Mỹ. Báo cáo cũng cho biết Trung Quốc đang che giấu sự thật về quy mô kho dự trữ hạt nhân của mình.Trung Quốc bắt đầu xây dựng căn cứ phòng thủ hạt nhân trên biển từ năm 2007. Các tàu ngầm tên lửa đạn đạo lớp Jin (SSBN) đang được vận hành và dự kiến Trung Quốc sẽ đưa thêm nhiều chiếc SSBN nữa ra hoạt động thời gian tới.SSBN Jin-2 có khả năng mang tên lửa đạn đạo JL-2, tầm xa 7.400 km, Trung Quốc có khả năng tấn công Alaska và Hawaii nếu phóng từ vùng biển phía nam Nhật Bản; tấn công toàn bộ 50 tiểu bang của Mỹ nếu được phóng từ vùng biển phía đông Hawaii.Ngoài tàu ngầm, số lượng tên lửa đạn đạo hạt nhân có khả năng dẫn đường di động của Trung Quốc như DF-31, đang gia tăng nhanh chóng. Hệ thống dẫn đường di động cho phép rút ngắn thời gian phóng và gây khó khăn cho việc xác định vị trí và tấn công. DF-31A có tầm bắn tối đa ít nhất 11.199 km, cho phép nó nhắm vào hầu hết các mục tiêu ở lục địa Mỹ.Số lượng vũ khí hạt nhân của Trung Quốc đã bằng, hoặc nhiều hơn so với mức trung bình các nước sở hữu vũ khí hạt nhân như Anh và Pháp. Trong 10 năm nữa, Trung Quốc có thể triển khai ít nhất 600 đầu đạn hạt nhân. Nếu như lúc trước, vị thế vũ khí hạt nhân của Trung Quốc và các quốc gia như Anh và Pháp là ngang nhau, thì trong tương lai, nước này sẽ vượt qua, bắt kịp Nga và Mỹ.Nếu xảy ra xung đột quân sự với Trung Quốc, Mỹ rất có thể không chỉ mất đi vài thành phố, mà còn phải đối mặt với nguy cơ diệt vong hoàn toàn. Mặc dù từ trước tới nay, Trung Quốc chưa bao giờ khẳng định sẽ chạy đua vị trí cường quốc hạt nhân với Mỹ, chỉ lặng lẽ thực hiện một chiến lược răn đe phù hợp, đảm bảo phản công nếu chiến tranh hạt nhân xảy ra.Tuy nhiên, tên lửa đạn đạo hạt nhân của Trung Quốc nguy hiểm nhất là DF-31A, loại tên lửa duy nhất có thể chống lại cuộc tấn công hạt nhân của Mỹ và tiêu diệt những thành phố ven biển Thái Bình Dương của Mỹ. Nhưng số lượng tên lửa này của Trung Quốc không nhiều, trong khi Mỹ có gần 2.000 tên lửa như vậy. Nguồn ảnh: Sina. Cận cảnh pha thử nghiệm tên lửa DF-31 có khả năng mang đầu đạn hạt nhân của Trung Quốc.
Bản báo cáo được viết bởi Hans Kristensen, giám đốc dự án Thông tin Hạt nhân tại liên đoàn các nhà khoa học Mỹ và Matt Korda, một cộng sự của ông, đã đưa ra con số bằng cách tính cả đầu đạn đang hoạt động và những vũ khí hạt nhân mới đang được phát triển của Trung Quốc.
Những vũ khí này bao gồm tên lửa siêu thanh, tên lửa đạn đạo xuyên lục địa di động và tên lửa phóng từ tàu ngầm, nâng tổng số đầu đạn hạt nhân lên nhiều hơn mức mà Lầu Năm Góc ước tính trong báo cáo trước đó về quân đội Trung Quốc .
Bản báo cáo cho biết ước tính có 272 trong số 350 đầu đạn hạt nhân của Trung Quốc đang hoạt động. Ước tính, bao gồm 204 đầu đạn tên lửa đất đối đất, 48 đầu đạn phóng từ tàu ngầm và 20 quả bom trọng lực sử dụng trên máy bay ném bom chiến lược.
Trung Quốc đang tích cực phát triển các mẫu tên lửa đạn đạo phóng từ trên không, có khả năng mang đầu đạn hạt nhân. Một máy bay ném bom Tây An H-6 của Trung Quốc, gần đây được phát hiện mang theo tên lửa, được cho là mô phỏng của tên lửa siêu thanh.
350 đầu đạn hạt nhân của Trung Quốc vẫn chưa bao gồm tên lửa đạn đạo, tên lửa siêu thanh được phóng từ trên không, cũng như chưa bao gồm nhiều đầu đạn độc lập được trang bị trên xe ICBM DF-5C và chưa kể đến các hệ thống vũ khí hạt nhân cũ hơn.
Tuy nhiên quy mô kho dự trữ hạt nhân của Trung Quốc vẫn ít hơn rất nhiều so với Nga và Mỹ, những quốc gia có hàng nghìn vũ khí hạt nhân trong kho dự trữ, và là hai cường quốc hạt nhân hàng đầu của thế giới.
Trung Quốc đang mở rộng và hiện đại hóa vũ khí hạt nhân và sẽ trở thành mối đe dọa đối với lực lượng quân sự Mỹ ở Tây Thái Bình Dương trong 10 năm tới. Trung Quốc sẽ nhanh chóng mở rộng và hiện đại hóa lực lượng hạt nhân, tạo ra ưu thế về lựa chọn chính sách đối ngoại và quân sự với Mỹ và các nước khác.
Trung Quốc đang phát triển các tên lửa đạn đạo dẫn đường di động, tàu ngầm tên lửa đạn đạo hạt nhân, mỗi chiếc có thể chở 12 tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM), và các ICBM này được trang bị nhiều đầu đạn dẫn hướng độc lập (MIRV), khi khai hỏa, tên lửa mẹ sẽ phóng ra nhiều đầu đạn con.
Trung Quốc hiện đang sở hữu khoảng 70 đến 100 tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, số lượng ICBM của Trung Quốc có thể nhiều hơn của Mỹ. Báo cáo cũng cho biết Trung Quốc đang che giấu sự thật về quy mô kho dự trữ hạt nhân của mình.
Trung Quốc bắt đầu xây dựng căn cứ phòng thủ hạt nhân trên biển từ năm 2007. Các tàu ngầm tên lửa đạn đạo lớp Jin (SSBN) đang được vận hành và dự kiến Trung Quốc sẽ đưa thêm nhiều chiếc SSBN nữa ra hoạt động thời gian tới.
SSBN Jin-2 có khả năng mang tên lửa đạn đạo JL-2, tầm xa 7.400 km, Trung Quốc có khả năng tấn công Alaska và Hawaii nếu phóng từ vùng biển phía nam Nhật Bản; tấn công toàn bộ 50 tiểu bang của Mỹ nếu được phóng từ vùng biển phía đông Hawaii.
Ngoài tàu ngầm, số lượng tên lửa đạn đạo hạt nhân có khả năng dẫn đường di động của Trung Quốc như DF-31, đang gia tăng nhanh chóng. Hệ thống dẫn đường di động cho phép rút ngắn thời gian phóng và gây khó khăn cho việc xác định vị trí và tấn công. DF-31A có tầm bắn tối đa ít nhất 11.199 km, cho phép nó nhắm vào hầu hết các mục tiêu ở lục địa Mỹ.
Số lượng vũ khí hạt nhân của Trung Quốc đã bằng, hoặc nhiều hơn so với mức trung bình các nước sở hữu vũ khí hạt nhân như Anh và Pháp. Trong 10 năm nữa, Trung Quốc có thể triển khai ít nhất 600 đầu đạn hạt nhân. Nếu như lúc trước, vị thế vũ khí hạt nhân của Trung Quốc và các quốc gia như Anh và Pháp là ngang nhau, thì trong tương lai, nước này sẽ vượt qua, bắt kịp Nga và Mỹ.
Nếu xảy ra xung đột quân sự với Trung Quốc, Mỹ rất có thể không chỉ mất đi vài thành phố, mà còn phải đối mặt với nguy cơ diệt vong hoàn toàn. Mặc dù từ trước tới nay, Trung Quốc chưa bao giờ khẳng định sẽ chạy đua vị trí cường quốc hạt nhân với Mỹ, chỉ lặng lẽ thực hiện một chiến lược răn đe phù hợp, đảm bảo phản công nếu chiến tranh hạt nhân xảy ra.
Tuy nhiên, tên lửa đạn đạo hạt nhân của Trung Quốc nguy hiểm nhất là DF-31A, loại tên lửa duy nhất có thể chống lại cuộc tấn công hạt nhân của Mỹ và tiêu diệt những thành phố ven biển Thái Bình Dương của Mỹ. Nhưng số lượng tên lửa này của Trung Quốc không nhiều, trong khi Mỹ có gần 2.000 tên lửa như vậy. Nguồn ảnh: Sina.
Cận cảnh pha thử nghiệm tên lửa DF-31 có khả năng mang đầu đạn hạt nhân của Trung Quốc.