Thảm kịch chìm tàu ngầm KRI Nanggala-402 của Indonesia, khiến toàn bộ thủy thủ đoàn và sĩ quan chỉ huy, thực chất hoàn toàn có thể tránh khỏi, nếu lực lượng hải quân nước này chú ý hơn tới các tiêu chuẩn an toàn khi vận hành tàu.Là một tàu ngầm 40 năm tuổi, KRI Nanggala-402 của Indonesia rất có thể đã gặp vấn đề liên quan tới bảo dưỡng không đúng cách. Tuy nhiên, nhiều khả năng con tàu này sẽ không được trục vớt, và nguyên nhân của vụ việc sẽ mãi mãi không được làm sáng tỏ.Trong quá khứ, cũng đã có rất nhiều thảm kịch tàu ngầm tương tự từng xảy ra, tuy nhiên nguyên nhân của các vụ việc này, thường là ẩn số do bị liệt vào hàng bí mật quốc gia, hoặc đơn giản là do tàu ngầm đã vỡ vụn, không thể xác định được đích xác nguyên nhân.Năm 2017, tàu ngầm ARA San Juan của Hải quân Argentine đã chìm trong một chuyến tuần tra ngoài khơi vùng biển nước này.Con tàu đắm cùng với toàn bộ 44 thủy thủ đoàn trên tàu, và mọi nỗ lực tìm kiếm ban đầu đều đã thất bại. Phải tới tận một năm sau, tàu San Juan mới được tìm thấy trên vùng biển Nam Đại Tây Dương.Nguyên nhân tàu đắm đơn giản chỉ được mô tả là do "lỗi kỹ thuật", quá trình tìm kiếm quá lâu cùng với việc tàu nằm ở độ sâu lên tới 900 mét, đã khiến con tàu bị phá hủy hoàn toàn.Trước đó vào năm 2003, Trung Quốc cũng đã gặp phải một thảm kịch tương tự, khi tàu ngầm điện - diesel của nước này mang số hiệu 361, chìm cùng 70 thành viên thủy thủ đoàn.Nguyên nhân của vụ việc không được báo chí Trung Quốc tiết lộ nhiều, một vài nguồn tin cho biết tàu ngầm vận hành tốt, lỗi ở hệ thống thông gió, đã làm cho toàn bộ thủy thủ đoàn chết ngạt.Do thủy thủ đoàn mất năng lực điều khiển, tàu ngầm 361 cùng toàn bộ thuyền viên và các sĩ quan chỉ huy, đã đâm thẳng xuống đáy biển.Mặc dù vậy, nguyên nhân chính thức của vụ việc chưa bao giờ được Trung Quốc công bố rộng rãi.Thảm kịch tàu ngầm kinh hoàng nhất lịch sử, và được làm rõ nhất, chính là thảm họa của tàu ngầm hạt nhân Kursk, xảy ra vào tháng 8/2000.Tàu ngầm hạt nhân Kursk đã chìm ngoài khơi vùng biển Barent, cướp đi sinh mạng của 118 thủy thủ đoàn cùng sĩ quan chỉ huy. Nga sau đó đã trục vớt tàu ngầm này lên bờ, để tìm hiểu đích xác nguyên nhân vụ việc.Dựa vào những bằng chứng Nga tìm thấy sau khi tàu ngầm Kursk được trục vớt, người ta đã xác định có 23 thủy thủ Nga vẫn còn sống trong khoang thoát hiểm sau khi vụ nổ ở mũi tàu xảy ra. Tuy nhiên phía Nga, một phần không có năng lực cứu hộ, một phần lại chủ quan, cho rằng không có ai sống sót, nên đã quyết định không tổ chức cứu hộ người, mà chỉ tìm cách trục vớt con tàu ngay từ đầu.Nhiều ý kiến cũng cho rằng, tàu ngầm Kursk có rất nhiều bí mật quân sự, nên phía Nga không muốn nhờ tới phương Tây tham gia quá trình cứu hộ người còn mắc kẹt trong tàu. Bản thân Nga, dù có biết rằng bên trong tàu vẫn còn người sống sót, cũng không có đủ thiết bị để tiếp cận mà chỉ có cách duy nhất, đó là nhờ phương Tây hỗ trợ.Một thảm kịch khác liên quan tới tàu ngầm được đóng từ thời Liên Xô, xảy ra vào năm 1989, đó là tàu K-278 Komsomolets. Tàu ngầm hạt nhân của Liên Xô đã chìm ngoài khơi vùng biển Na Uy, tới nay vẫn phát ra phóng xạ cực kỳ nguy hiểm.Khác với những thảm kịch nói trên, tàu ngầm K-278 gặp sự cố được do là vì thủy thủ đoàn vận hành tàu kém, tàu đã bị cháy và kịp nổi lên mặt nước để di tản, trước khi chìm hẳn xuống lòng biển.Tuy nhiên vẫn có tới 42/69 thủy thủ đoàn thiệt mạng, trong đó phần lớn thiệt mạng do bị mất thân nhiệt sau nhiều giờ ngâm mình dưới làn nước biển lạnh cóng, một số khác thiệt mạng do chìm cùng tàu trong nỗ lực cứu sống con tàu đang chìm dần.Một vụ tai nạn tàu ngầm kinh hoàng khác cũng liên quan tới Liên Xô, đó là thảm kịch tàu ngầm K-8 xảy ra vào 8/4/1970. Tàu ngầm K-8 đã gặp sự cố cùng 52 thủy thủ đoàn trên tàu, tất cả đều thiệt mạng.Ban đầu, tàu K-8 sau khi gặp sự cố đã nổi được lên mặt biển, toàn bộ thủy thủ đoàn thoát ra ngoài an toàn. Sau đó tàu kéo của Hải quân Liên Xô xuất hiện, tìm cách kéo tàu ngầm quay trở về cảng. Trong quá trình kéo tàu, toàn bộ 52 thủy thủ đoàn quay lại tàu ngầm, vào vị trí vận hành.Trên đường được kéo quay trở về cảng, tàu ngầm K-8 đã chìm cùng toàn bộ các thành viên thủy thủ đoàn, cướp đi sinh mạng của 52 con người. Vụ việc xảy ra ở vùng biển Biscay. Nguồn ảnh: BI. Tàu ngầm Komsomolets của Hải quân Liên Xô tới nay vẫn phát ra phóng xạ ở dưới lòng biển ngoài khơi Na Uy. Nguồn: RT.
Thảm kịch chìm tàu ngầm KRI Nanggala-402 của Indonesia, khiến toàn bộ thủy thủ đoàn và sĩ quan chỉ huy, thực chất hoàn toàn có thể tránh khỏi, nếu lực lượng hải quân nước này chú ý hơn tới các tiêu chuẩn an toàn khi vận hành tàu.
Là một tàu ngầm 40 năm tuổi, KRI Nanggala-402 của Indonesia rất có thể đã gặp vấn đề liên quan tới bảo dưỡng không đúng cách. Tuy nhiên, nhiều khả năng con tàu này sẽ không được trục vớt, và nguyên nhân của vụ việc sẽ mãi mãi không được làm sáng tỏ.
Trong quá khứ, cũng đã có rất nhiều thảm kịch tàu ngầm tương tự từng xảy ra, tuy nhiên nguyên nhân của các vụ việc này, thường là ẩn số do bị liệt vào hàng bí mật quốc gia, hoặc đơn giản là do tàu ngầm đã vỡ vụn, không thể xác định được đích xác nguyên nhân.
Năm 2017, tàu ngầm ARA San Juan của Hải quân Argentine đã chìm trong một chuyến tuần tra ngoài khơi vùng biển nước này.
Con tàu đắm cùng với toàn bộ 44 thủy thủ đoàn trên tàu, và mọi nỗ lực tìm kiếm ban đầu đều đã thất bại. Phải tới tận một năm sau, tàu San Juan mới được tìm thấy trên vùng biển Nam Đại Tây Dương.
Nguyên nhân tàu đắm đơn giản chỉ được mô tả là do "lỗi kỹ thuật", quá trình tìm kiếm quá lâu cùng với việc tàu nằm ở độ sâu lên tới 900 mét, đã khiến con tàu bị phá hủy hoàn toàn.
Trước đó vào năm 2003, Trung Quốc cũng đã gặp phải một thảm kịch tương tự, khi tàu ngầm điện - diesel của nước này mang số hiệu 361, chìm cùng 70 thành viên thủy thủ đoàn.
Nguyên nhân của vụ việc không được báo chí Trung Quốc tiết lộ nhiều, một vài nguồn tin cho biết tàu ngầm vận hành tốt, lỗi ở hệ thống thông gió, đã làm cho toàn bộ thủy thủ đoàn chết ngạt.
Do thủy thủ đoàn mất năng lực điều khiển, tàu ngầm 361 cùng toàn bộ thuyền viên và các sĩ quan chỉ huy, đã đâm thẳng xuống đáy biển.
Mặc dù vậy, nguyên nhân chính thức của vụ việc chưa bao giờ được Trung Quốc công bố rộng rãi.
Thảm kịch tàu ngầm kinh hoàng nhất lịch sử, và được làm rõ nhất, chính là thảm họa của tàu ngầm hạt nhân Kursk, xảy ra vào tháng 8/2000.
Tàu ngầm hạt nhân Kursk đã chìm ngoài khơi vùng biển Barent, cướp đi sinh mạng của 118 thủy thủ đoàn cùng sĩ quan chỉ huy. Nga sau đó đã trục vớt tàu ngầm này lên bờ, để tìm hiểu đích xác nguyên nhân vụ việc.
Dựa vào những bằng chứng Nga tìm thấy sau khi tàu ngầm Kursk được trục vớt, người ta đã xác định có 23 thủy thủ Nga vẫn còn sống trong khoang thoát hiểm sau khi vụ nổ ở mũi tàu xảy ra. Tuy nhiên phía Nga, một phần không có năng lực cứu hộ, một phần lại chủ quan, cho rằng không có ai sống sót, nên đã quyết định không tổ chức cứu hộ người, mà chỉ tìm cách trục vớt con tàu ngay từ đầu.
Nhiều ý kiến cũng cho rằng, tàu ngầm Kursk có rất nhiều bí mật quân sự, nên phía Nga không muốn nhờ tới phương Tây tham gia quá trình cứu hộ người còn mắc kẹt trong tàu. Bản thân Nga, dù có biết rằng bên trong tàu vẫn còn người sống sót, cũng không có đủ thiết bị để tiếp cận mà chỉ có cách duy nhất, đó là nhờ phương Tây hỗ trợ.
Một thảm kịch khác liên quan tới tàu ngầm được đóng từ thời Liên Xô, xảy ra vào năm 1989, đó là tàu K-278 Komsomolets. Tàu ngầm hạt nhân của Liên Xô đã chìm ngoài khơi vùng biển Na Uy, tới nay vẫn phát ra phóng xạ cực kỳ nguy hiểm.
Khác với những thảm kịch nói trên, tàu ngầm K-278 gặp sự cố được do là vì thủy thủ đoàn vận hành tàu kém, tàu đã bị cháy và kịp nổi lên mặt nước để di tản, trước khi chìm hẳn xuống lòng biển.
Tuy nhiên vẫn có tới 42/69 thủy thủ đoàn thiệt mạng, trong đó phần lớn thiệt mạng do bị mất thân nhiệt sau nhiều giờ ngâm mình dưới làn nước biển lạnh cóng, một số khác thiệt mạng do chìm cùng tàu trong nỗ lực cứu sống con tàu đang chìm dần.
Một vụ tai nạn tàu ngầm kinh hoàng khác cũng liên quan tới Liên Xô, đó là thảm kịch tàu ngầm K-8 xảy ra vào 8/4/1970. Tàu ngầm K-8 đã gặp sự cố cùng 52 thủy thủ đoàn trên tàu, tất cả đều thiệt mạng.
Ban đầu, tàu K-8 sau khi gặp sự cố đã nổi được lên mặt biển, toàn bộ thủy thủ đoàn thoát ra ngoài an toàn. Sau đó tàu kéo của Hải quân Liên Xô xuất hiện, tìm cách kéo tàu ngầm quay trở về cảng. Trong quá trình kéo tàu, toàn bộ 52 thủy thủ đoàn quay lại tàu ngầm, vào vị trí vận hành.
Trên đường được kéo quay trở về cảng, tàu ngầm K-8 đã chìm cùng toàn bộ các thành viên thủy thủ đoàn, cướp đi sinh mạng của 52 con người. Vụ việc xảy ra ở vùng biển Biscay. Nguồn ảnh: BI.
Tàu ngầm Komsomolets của Hải quân Liên Xô tới nay vẫn phát ra phóng xạ ở dưới lòng biển ngoài khơi Na Uy. Nguồn: RT.